hội
hội
1. Thành tựu.
Hơn 20 năm qua công tác phòng chống các tệ nạn xã hội đã đạt được những thành quả đáng mừng. “ Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã và đang có tác dụng tích cực trong công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm; đến nay cả nước đã có 5371/ 10.650 xã, phường đăng ký không có tệ nạn xã hội” (Đảng cộng sản Việt Nam)
xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm là hoạt động đã được thống nhất về chủ trương, đồng bộ về các giải pháp thực hiện, bước đầu đã trở thành một phong trào xã hội, từng bước khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở. Công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo kiên quyết; hầu hết các xã, phường đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm
Theo kết quả thống kê của Bộ Văn hoá- Thông tin, cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đến nay đã có 10.955.387/16.924.410 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá (đạt 65%); có 24.551/82.429 làng, bản, ấp được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hoá (đạt 30%) và 21.274/26.982 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá (chiếm 79%). Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, phân loại xã phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm, theo thống kê của 48 tỉnh, thành phố (đến 10/2004) trong cả nước có 3622 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma tuý, mại dâm (chiếm 46,25%).
Tại buổi toạ đàm về phòng chống mại dâm và cai nghiện, diễn ra ngày 22/10/2005, tại Hà Nội Ông Nguyễn Văn Minh, Cục phó Cục phòng chống tệ nạn xã hội phát biểu:
Dự án thí điểm cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay được đại đa số nhân dân ủng hộ và góp phần ổn định an ninh, giảm tội phạm hình sự. Năm 2003, số tội phạm hình sự giảm 8% so với năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2004 giảm gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành phố đã thí điểm thực hiện nhiều chính sách ưu tiên thu hút người làm công tác cai nghiện, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, khám chữa bệnh và đảm bảo môi trường phòng dịch bệnh tốt tại các trung tâm cai nghiện, thu hút các nhà đầu tư, sản xuất tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Tính đến hết tháng 8/2004, thành phố có gần 31.400 người đang cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện, tạo việc làm cho 15.850 người cai nghiện và sau cai nghiện, dạy nghề cho gần 21.700 người cai nghiện .
Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều loại hình cai nghiện, trong đó việc cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm cai nghiện đối với những người đã cai nghiện nhiều lần không thành công ở cộng đồng.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh phòng chống mại dâm đã được các địa phương triển khai một cách tích cực. Số gái mại dâm và số các cơ sở tổ chức chứa chấp mại dâm cũng như quy mô tổ chức mại dâm có chiều hướng giảm.
Hiện nay ở nhiều thành phố cũng như xã địa phương đã và đang tiếp tục triển khai lực lượng tình nguyện viên phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Lực lượng này trước khi tiếp nhận địa bàn, được tạo điều kiện làm quen với các gia đình và đối tượng trong diện quản lý để nắm tình hình, trực tiếp tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ họ. Từ việc theo dõi, bám sát địa bàn, họ đã cung cấp cho các cơ quan chức năng những thông tin có giá trị liên quan đến tình hình tội phạm và tệ nạn tại cơ sở.
Hệ thống thông tin truyền thanh ở cơ sở đã phát hàng nghìn tin, bài về đề tài chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV-AIDS.
Công tác phòng chống ma túy đã được tổ chức, triển khai ngày càng chuyên sâu, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn. Một số kết quả điển hình, như: nhiều đường dây, vụ án lớn về buôn bán ma túy bị xử lý trước pháp luật; hàng nghìn điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy được xoá bỏ triệt để.
Đến nay, đã có 55/64 tỉnh. thành phố trong cả nước có trung tâm cai nghiện tập trung (hiện có khoảng trên 80 trung tâm). Đó là chưa kể các trung tâm tư nhân và trung tâm thuộc các ngành y tế, công an, giao thông, bộ đội trong 3 năm qua đã cai nghiện được hơn 70% người nghiện... Bên cạnh đó, các hình thức cai nghiện được đa dạng hóa như: hình thức cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại trung tâm, cai tại các cơ sở tư nhân, cai tại cộng đồng hoặc tại gia đình. Các hình thức cai nghiện được thực hiện với các mô hình khác nhau phù hợp và từng địa phương, hoàn cảnh của từng đối tượng; chất lượng cai nghiện không ngừng được nâng cao; hệ thống pháp luật liên quan đến công tác phòng chống ma túy ngày càng được hoàn thiện, tạo ra một hành lang pháp lý giúp công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ngày càng
hiệu quả...
Trên bình điện phạm vi cả nước, tốc độ về gia tăng tệ nạn mại dâm đã cơ bản được kiềm chế, mức độ hoạt động công khai, những ''điểm nóng”, phức tạp về mại dâm
giảm. Trong các năm từ 2O01 - 2003, lực lượng công an đã truy quét triệt phá hơn 3.600 vụ tổ chức hoạt động mại dâm, bắt giữ khoảng 14.297 đối tượng có liên quan. Công tác chữa trị, giáo dục, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm được đẩy mạnh với 12.512 đối tượng được tham gia trong 3 năm 2001 – 2003 (tăng 9,3% so với giai đoạn 1998 - 2000)...
Ngay tại trung du và miền núi phia Bắc một điểm nong của các tệ nạn xã hội sau nhiều năm thực hiện NQLT số 01-TW, đã có 100% huyện, thị xã của 12 tỉnh miền núi phía Bắc đã thành lập ban chỉ đạo NQLT 01/TW và có nội dung và kế hoạch cụ thể. Hầu hết, các tỉnh đã triển khai Nghị quyết đến cấp xã, phường, thị trấn; 1 số xã đã triển khai đến chi hội, tổ phụ nữ, các khối dân phố. Một số tỉnh đã chủ động xây dựng các chương trình hoạt động nhằm đẩy mạnh thực hiện nghị quyết như: đề án "ba giảm" (giảm tội phạm, giảm tệ nạn ma túy, giảm tai nạn giao thông) của tỉnh Cao Bằng; tổ chức đoàn kiểm tra thực hiện Nghị quyết tại một số huyện của tỉnh Hòa Bình; khảo sát tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa phương để xây dựng kế hoạch phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại tỉnh Yên Bái; sơ kết mô hình điểm về phòng chống ma túy của tỉnh Sơn La; tổ chức cho nhân dân và gia đình hội viên tham gia cam kết xây dựng gia đình văn hóa không có người thân phạm tội và tệ nạn xã hội.
Xác định công tác tuyên truyền là rất quan trọng trong việc quản lý và giáo dục con em không phạm tội và tệ nạn xã hội. Hội phụ nữ và lực lượng công an các cấp tại các tỉnh đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; cấp phát tài liệu tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, xây dựng gia đình, chăm sóc nuôi dậy con cho cán bộ hội viên; truyền thông trực tiếp qua hoạt động của các cấp hội phụ nữ đến nay đã tổ chức được gần 3.000 cuộc truyền thông không chỉ cho cán bộ, hội viên phụ nữ mà còn thu hút cả học sinh, sinh viên, thanh niên và trẻ em; tuyên truyền thông qua các cuộc mít tinh, các hội thi, qua các buổi tọa đàm, giao lưu văn hóa văn nghệ...Ngoài ra, công tác phát hiện tố giác tội phạm, giúp đỡ người phạm tội, tệ nạn xã hội hoàn lương cũng đã được phát huy. Đến 2006, các cấp hội phụ nữ của các tỉnh đã tham gia vận động 1.159 đối tượng nghiện hút tự nguyện cai nghiện và gái mại dâm tự giác hoàn lương; quản lý 322 đối tượng cai nghiện; cảm hóa 76 trẻ em hư; giúp đỡ 327 đối tượng gia đình có người nghiện...
Ban giám hiệu các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở phối hợp cùng các lực lượng chức năng ở địa phương tiến hành rà soát, phát hiện những học sinh có hành vi nghiện ngập, buôn bán ma túy, vướng vào các tệ nạn xã hội để có biện pháp giáo dục. Đồng thời vận động tuyên truyền công tác phòng chống ma túy, thực hiện nếp sống lành mạnh trong học đường.
2. Hạn chế
Hiện nay ở nước ta thực trạng tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, sinh viên ngày càng tăng, nhất là tệ nạn ma túy, đua xe trái phép, cờ bạc, gây rối trật tự nơi công cộng...
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 3 năm qua, thì chương trình phòng, chống các tệ nạn ma túy, mại dâm cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại. Đó là, về ma túy có tốc độ gia tăng giảm, nhưng số lượng hàng năm vẫn tăng bình quân từ 13% - 20%; tỷ lệ tái nghiện còn cao ở hầu hết các địa phương; số người sau cai có việc làm còn chiếm một tỷ lệ quá thấp; nguồn ma túy từ nước ngoài đưa vào Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp, khó ngăn chặn.
Các tệ nạn ma túy, mại dâm diễn ra phức tạp, trên quy mô rộng, tầm hoạt động có cả trong nước và quốc tế nên phòng, chống rất khó khăn. Vì đồng tiền ''siêu lợi nhuận'' nên không ít người đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cho hoạt động ma túy, mại dâm tồn tại, phát triển. Công tác quản lý Nhà nước ở nhiều nơi còn buông lỏng, xem nhẹ hoặc thể hiện bất lực. Nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác phòng chống các tệ nạn ma túy, mại dâm còn quá mỏng, ít, và thiếu...
Sự phối hợp giữa công an, hội phụ nữ và các ban ngành khác ở một số ít địa phương chưa đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ; trình độ của cán bộ các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế nên việc lĩnh hội và truyền đạt còn gặp khó khăn; phần lớn các thôn bản ở xa, giao thông đi lại khó nên việc tổ chức quán triệt và tuyên truyền chưa được triển khai sâu rộng đến nhân dân...
Để công tác phòng, chống các tệ nạn ma túy, mại dâm thu được nhiều kết quả tích cực, trước hết phải tiếp tục đẩy mạnh làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể xã hội đối với vấn đề phòng, chống các tệ nạn xã hội.
VII.