0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Xây dựng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VỀ VĂN HOÁ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (Trang 26 -26 )

IV. về giáo dục về giáo dục

Xây dựng đội ngũ giáo viên

Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ giáo viên theo định kì 3 năm một lần. Các sở giáo dục và đào tạo, các địa phương và các trường trên toàn quốc đã tích cực thực hiện chủ trương này và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Đến đầu 1994-1995, số lượng giáo viên đã tăng lên một cách rõ rệt và vững chắc. Các trường sư phạm sau một thời gian củng cố đã bắt đầu nâmg cao chất lượng đào tạo, cải tiến phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đào tạo về nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Đến nay, số giáo viên trung học đã tăng lên đến gần 20 vạn người. Cả nước có trên 20 vạn giáo viên đại học và cao đẳng, hơn 1 vạn giáo viên dạy nghề. Đây chính là lực lượng nòng cốt quyết định cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển giáo dục một cách toàn diện.

Đến 1995, cả nước có 72 cơ sở đào tạo hệ cao học. Nhiều trường Đại học đã đạt và vượt chỉ tiêu do bộ giáo dục và đào tạo đề ra, đó là trên 20% cán bộ giảng dạy trong trường có trình độ cao học. Việc sắp xếp cán bộ giảng dạy Đại học theo chức danh giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giáo viên trợ giảng

Việc sắp xếp cán bộ giảng dạy Đại học theo chức danh giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên trợ giảng đã có tác dụng nâmg cao trình độ của đội ngũ giảng viên đề cập kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trau dồi kiến thức… nhiều cán bộ trẻ nhanh chóng trưởng thành đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đội ngũ giáo viên nói riêng và toàn ngành nói chung, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn thử thách đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành

Một phần của tài liệu NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VỀ VĂN HOÁ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (Trang 26 -26 )

×