Tình hình thực hiện một số chính sách, chủ trương.

Một phần của tài liệu những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 32)

IV. về giáo dục về giáo dục

c. Tình hình thực hiện một số chính sách, chủ trương.

Thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục.Đảng và nhà nước đã có chủ trương củng cố vững chắc kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện có

chất lượng ở THCS và bậc phổ thông. Mục tiêu là 70% số trẻ trong độ tuổi đến lớp ở các xã miền núi, khó khăn và 80% ở các xã, phường cùng đồng bằng, thành thị có trình độ phổ cập.

Kế hoạch và biện pháp nâng cao chống mù chữ vạch ra. Nâng tỉ lệ người biết chữ từ 15- 35 tuổi lên 96% (2005) và 98% (2012), giảm 50% số người mù chữ trong dân tộc thiểu số. đạt chuẩn giáo dục phổ cập.

Tuy được huy động trẻ đến lớp nhưng ở các tỉnh khó khăn tỉ lệ trẻ đi học đúng tuổi còn thấp.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình và sách giáo khoa mới ở tiểu học, THCS được tiến hành thí điểm từ 2 đến 5 năm ở 450 trường tiểu học và 158 trường THCS thuộc 12 tỉnh

Ơû bậc trung học phổ thông, thí điểm phân ban khoa học xã hội- khoa học tự nhiên từ năm 2003-2004 ở 48 trường trung học phổ thông thuộc 11 tỉnh, thành phố.

Số lượng thiết bị dạy học cho các trường được tăng cường khắc phục tình trạng dạy chay, đổi mới phương pháp

Phát huy được những ưu điểm của sách mới, khắc phục điểm không hay của chương trình cũ. Tuy nhiên vài bài chương trình còn nặng

Cải tiến công tác thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục

Đầu năm 2002, cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập theo nghị định số 58/NĐ-CP, quản lí giáo dục từ trung ương đến địa phương. Có 16/64 sở giáo dục đào tạo có phòng khảo thí và 4 sở có tổ khảo thí trực thuộc phòng trung học phổ thông.

Đối với các kì thi tốt nghiệp phổ thông

Bậc tiểu học tổ chức thí điểm phương án thi ở 6 tỉnh theo phương thức tổ chức gọn nhẹ, kết hợp kì kiểm tra cuối năm

Ơû bậc trung học quy chế thi cải tiến theo hướng cụ thể hoá, quy trình các khâu coi thi, chấm thi, xét duyệt kết quả thi đảm bảo khách quan, công bằng

Kì thi tuyển sinh đại học: theo phương án 3 chung (chung đề thi, đợt thi, sử dụng chung kết quả xét tuyển vào đại học)

Quy chế thi, công tác coi thi được cải tiến đi vào nề nếp, giảm các hiện tượng vi phạm.

Vẫn còn vài vấn đề về chế độ ưu tiên, phúc khảo bài thi, điểm sàn…

Việc xét tuyển, báo trúng tuyển và triệu tập nhập học tuy có nhiều cải tiến để đảm bảo chính xác, kịp thời nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Việc quy định điểm sàn theo từng khối thi, nguyện vọng 2, 3 cũng gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện

Phát triển giáo dục đối với dân tộc thiểu số Về mạng lưới trường lớp

Giáo dục mần non có bước phát triển, tỉ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo tăng, mạng lưới trường tiểu học phủ khắp xã. Hệ thống lớp ghép phát triển có tác dụng khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất. Hầu hết các xã đều có trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, ngoài ra còn có trường dân tộc nội trú.

Tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các tỉnh. Nhà nước đầu tư 876.2 tỉ đồng cho ngành giáo dục chuyển các trường dân tộc nội trú về trung tâm kinh tế, chính trị của địa phương, 230 trường có trang bị đầy đủ sách vở, thiết bị, phòng ốc…

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, trong nhiều năm gần đây có 9012 em trúng tuyển cao đẳng, đại học, 190 em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia.

Vấn đề học tiếng dân tộc trong nhà trường vùng dân tộc

Có 15 tỉnh triển khai dạy tiếng dân tộc ở tiểu học. Có 8 ngôn ngữ được dạy là Khơme, Chăm, Hoa, Êđê, Giarai, Bana, Thái, Mông. Ngoài ra còn có sách song ngữ để dạy tiếng dân tộc

Vấn đề cử tuyển vào các trường đại học cao đẳng

Chính phủ giao một số chỉ tiêu tuyển sinh thông qua thi tuyển cho các đối tượng này, đến nay chỉ tiêu này càng tăng.

Việc bố trí công tác cho sinh viên cử tuyển khi ra trường còn chưa hợp lí Thực hiện các dự án hỗ trợ giáo dục, các chương trình mục tiêu quốc gia

Các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục: trong gần 30 năm qua, tổng dự án viện trợ cho giáo dục là 114 dự án, có 29 dự án cho giáo dục phổ thông, 83 dự án cho đại học, 2 dự án nhằm cho nâng cao năng lực của cơ quan bộ.

Các dự án: ODA cho giáo dục phổ thông, dự án giáo dục tiểu học và dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở với tổng số vốn 120 triệu USD. Các dự án giáo dục đại học có khoảng hơn 100 dự án với quy mô khác nhau qua các hình thức tài trợ đa phương, song phương hoặc từ các tổ chức phi chính phủ.

Các chương trình mục tiêu quốc gia: thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới chương trình phổ thông, hỗ trợ giáo dục cùng dân tộc thiểu số, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho hệ thống trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và hướng nghiệp, các trường đại học và THCN trọng điểm, tăng cường năng lực đào tạo nghề, tăng cường đào tạo và áp dụng công nghệ thông tin vào trường học.

xã hội hoá giáo dục

Thể hiện qua các mô hình: trường công lập, trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề trong các doanh nghiệp, mô hình quỹ hỗ trợ giáo dục đào tạo

Vấn đề dạy thêm học thêm tràn lan: chủ yếu diễn ra ở các đô thị và vùng kinh tế phát triển, từ nhu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh hoặc có tình trạng buộc học sinh học thêm để thu lợi.

Bộ đã có nhiều biện pháp để khắc phục nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Vấn đề văn bằng chứng chỉ bất hợp pháp

Nhờ nhiều biện pháp phát hiện kịp thời số văn bằng chứng chỉ bất hợp pháp đã giảm.

Có hiện tượng học giả bằng thật, không chấp hành chế độ thi cử, trình độ không đạt vẫn được cấp bằng.

Như vậy sau 10 năm liên tục đổi mới và liên tục hoàn thiện, giáo dục Việt nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển. Đạt được điều này do sự lãnh đạo của đảng, nhà nước, sự điều hành của chính phủ và chính quyền các cấp, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về giáo dục đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lí cho những cải cách mang tính đột phá sau này. Truyền thống hiếu học của dân tộc, lòng yêu nghề của đội ngũ nhà giáo đã được phát huy cao độ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp trồng người, tiến tới một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến hiện đại và hội nhập quốc tế

V.

Một phần của tài liệu những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)