Quy mô phát triển và chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 29)

IV. về giáo dục về giáo dục

a. Quy mô phát triển và chất lượng giáo dục

Giáo dục mầm non (GDMN)

Hiện nay cả nước có 10.000 cơ sở giáo dục mần non. Năm 2003-2004 có 2.6 triệu trẻ em đi học, trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo là 90%, có 35.66% nhà trẻ và 40.56% trường mẫu giáo thuộc loại hình công lập.

Trở ngại: đội ngũ giáo viên chưa đủ, chưa đạt chuẩn, thiết bị dạy học còn thiếu nhiều. Có tỉ lệ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Chất lượng giáo dục: đánh giá qua chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và tổ chức các hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ. Tỉ lệ tẻ suy dinh dưỡng giảm từ 2-3%.

Giáo dục phổ thông

Hiện nay ca nước có 14346 trường tiểu học, tăng 9.8% so với năm 1998- 1999, 9873 trường THCS tăng 15%, 2140 trường THPT tăng 30.7%. trường ngoài công lập: 77 trường tiểu học, 89 trường THCS, 600 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú thuộc trung ương, 44 trường thuộc tỉnh, 295 trường thuộc huyện và khoảng 500 trường bán trú dân nuôi ở 25 tỉnh.

Sách cho thư viện và thiết bị dạy học trong trường phổ thông được bổ sung đáng kể. Tuy vậy nhiều trường chưa co quản thiết bị, phòng thực hành, phòng thí nghiệm.

Sách giáo khoa được triển khai đại trà ở khối lớp 1,2,3,6,7,8 trên toàn quốc đúng mục tiêu và tiến độ đề ra. Số lượng giáo viên và tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng đáng kể. Số lượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở tăng đều trong 5 năm qua (3.7%/năm) trung học phổ thông (11.6%/năm)

Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi đều tăng ở các cấp học (95%). Tỉ lệ học sinh là dân tộc thiểu số: tiểu học 17.7%, THCS 13%, THPT 8.6%. số trẻ em khuyết tật tăng 70,000 em (7.5%)

Chất lượng giáo dục đào tạo

Về mặt đạo đức học sinh tiểu học và THCS thực hiện tốt nội quy nhà trường trong nhận thức và hành vi. Ơû THPT, một số nhỏ học sinh có biểu hiện của lối sống thực dụng, dẫn đến tình trạng đối phó, thiếu trung thực, tham gia tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Về kiến thức kĩ năng, bậc THPT tiếp thu kiến thức nhiều hơn trước về khoa học tự nhiên, tin học và ngoại ngữ. Số lượng học sinh tham gia các kỳ thi trong nước và quốc tế ngày càng nhiều.

Về thể chất, tính trong vòng 10 năm học sinh nam cao 3-4 cm, nặng hơn 3 kg; học sinh nữ cao 2-3 cm, nặng thêm 2 kg. tỉ lệ cận thị gia tăng: tiểu học 9.6%, THCS 36.5%, trung học phổ thông 24%. Tỉ lệ cong vẹo cột sống 16-27% qua các kì.

Giáo dục nghề nghiệp

Dạy nghề được phục hồi sau nhiều năm suy giảm, số trường dạy nghề tăng: 226 trường (199 trường công lập va 27 trường ngoài công lập) tăng 1.75 lần so với 1998. một số trường ĐH, CĐ có tổ chức dạy nghề lên 391 cơ sở. Cả nước có 320 trung tâm dạy nghề, 150 trung tâm dịch vụ việc làm và trên 300 trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp- hướng nghiệp.

Cơ sở mạng lưới không đều: Đồng bằng Sông Hồng 69 trường, Đông Nam Bộ 52 trường, Đông Bắc 37 trường chiếm 70% tổng số trường dạy nghề của cả nước, số học viên 360400, tăng 66.1% so với năm 1998-1999

Quy mô đào tạo tuy tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đội ngũ giáo viên tăng chậm

Chất lượng nghề nghiệp: kiến thức và kĩ nămg của sinh viên được đánh giá tốt. Tỉ lệ học sinh có đạo đức tốt là 60%, khoảng 96% học sinh tốt nghiệp loại khá trở lên 32.2%, trung học chuyên nghiệp 40% tốt, 3% yếu kém, tốt nghiệp các khoá 83% (80% có việc làm)

Cán bộ trình độ chuyên cấp ở các cơ quan chiếm 48%, có trình độ chuyên môn tốt.

Giáo dục đại học và sau đại học

Cả nước có 127 trường cao đẳng và 87 trường đại học, học viện. Có 147 cơ sở đào tạo sau đại học, 95 cơ sở đào tạo tiến sỹ

Bằng nhiều nguồn vốn, các trường cố gắng nâng cấp thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, mua sắm thiết bị, nối mạng Internet phục vụ học tập

Số sinh viên tăng 6.4%/năm, học viên cao học là 51.9%/năm, nghiên cứu sinh là 61.1%/năm. Năm 2003-2004, cả nước có hơn 1 triệu sinh viên, 33,000 học viên cao học và nghiên cứu sinh. 38,500 lưu học sinh học tại hơn 30 quốc gia (70% thuộc diện du học tự túc)

Về cơ cấu ngành nghề đào tạo, khối khoa học cơ bản (53%), khoa học công nghệ (12%), sư phạm (10%) nông-lâm-ngư (5%), y-dược-thể thao (3%), văn hoá- nghệ thuật (1%)

Chất lượng giáo dục đại học và sau đại học:

Sinh viên có y thức chính trị tốt, tích cực tham gia các hoạt động của phong trào sinh viên: phòng chống AIDS, an toàn giao thông. Đội ngũ giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên quá trình học tập của sinh viên còn lỏng lẻo. chất lượng đào tạo còn phân biệt giữa hệ chính quy và không chính quy, giữa các trường công lập trọng điểm và dân lập, công lập địa phương. Trong đào tạo cao học chưa mở rộng chương trình và nội dung đào tạo, ít luận án tiến sĩ có chất lượng cao.

Giáo dục không chính quy

Có 57 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 499 trung tâm cấp quận, huyện, 83 trương bổ túc văn hoá, trên 3000 trung tâm học tập cộng đồng phường xã, 478 trung tâm tin học ngoại ngữ. Trung bình hàng năm 300000 người học bổ túc văn hoá, 700,000 người học tin học ngoại ngữ, giáo dục từ xa, có sinh viên các khoá đào tạo liên kết giữa các trường và địa phương. Năm 2003-2004 số người học bổ túc là 585400 người, THCS là 242100 người, bổ túc trung học phổ thông là 343300 người.

Công tác xoá mù chữ thực hiện tốt, phổ cập tiểu học với tỉ lệ người biết chữ(15-35 tuổi) là 94.5%.

Tuy nhiên khâu quản lí còn kém, gây nên tình trạng học giả bằng thật. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, thấp về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất nghèo nàn, điều kiện tổ chức hạn chế.

Một phần của tài liệu những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)