Y tế, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân Y tế, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân

Một phần của tài liệu những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 35)

1. Thành tựu

Phát triển dịch vụ y tế chăm lo sức khoẻ cho từng thành viên trong xã hội là một trong những nét ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà điển hình là ở nước ta. Từ khi thực hiện chương trình đổi mới đất nước từ đại hội lần thứ VI của Đảng, kinh tế đất nước có sự phát triển nhất định, do đó công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân cũng có nhiều tiến bộ.

Trước cách mạnh thngs Tám ở nước ta hàng triệu dân mới có một bác sĩ (kể cả khu vực Đông Dương năm 1945 mới chỉ có 4 bác sĩ). Nhờ công tác chăm sóc sức khoẻ mà tỷ suất tử vong của trẻ em dưới một tuổi giảm mạnh (từ 7,9% năm 1970 xuống còn 4,4% như hiện nay). Tuổi thị trung bình của nhân dân ta khá cao, hiện nay tuổi thọ trung bình của nam là 65 tuổi còn ở nữ là 70 tuổi; nhiều bệnh truyền nhiễm và dịch hiểm nghèo đã được đẩy lùi và thanh toán về căn bản, mạng lưới dịch vụ y tế phát triển rộng khắp, từ tuyến y tế trung ương đến tỉnh, huyện và y tế cơ sở (cụm xã phường và y tế ở cá cơ quan trường học…. Nếu như năm 1960 cả nước mới chỉ có 3673 cơ sở y tế thì đến năm 1996 đã có 115408 bệnh viện và phòng khám bệnh khu vực, 13285 viện điều dưỡng, 63622 trạm y tế phường và cơ quan xí nghiệp. 31933 bác sĩ, 46564 y sĩ, 45849 y tá và 12567 nữ hộ sinh, 9167 dược tá. Chế độ bảo hiểm y tế đang được tiến hành có hiểu quả và đang tiến tới phổ biến trong toàn dân.

Hệ thống cơ sở y tế hiện nay bao gồm các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, viện điều dưỡng, các phòng khám tư nhân hiệu thuốc… đã ngày càng được trang bị thêm các loại máy móc tiên tiến hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân với mục đích phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Việc khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân được chú trọng với các chương trình trọng điểm của quốc gia như: chương trình phòng chống sốt rét, thanh toán bệnh phong, phòng chống lao, phòng chống lây nhiễm HIV- AIDS, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng… nước ta đã thành công trong việc thanh toán một số bệnh phổ biến trước đây, khống chế thành công căn bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS).

Nhà nước còn chủ trương đưa ra những chương trình và có những chính sách hành động cụ thể để hỗ trợ cho các gia đình chính sách, gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo, gia đình thương bin liệt sĩ, bà con dân tộc ít người… trong việc khám chữa bệnh, điển hình là chính sách phát thẻ khám chữa bệnh cho bà con các dân tộc thiểu số đã đem lại những kết quả thiết thực. Nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước mà hiện tượng chữa bệnh bằng các tập tục cổ hủ lạc hậu, các hiện tượng mê tín dị đoan đã và đang từng bước được loai bỏ.

Từ lâu nền y tế củ nước ta đã có truyền thống kết hợp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, hơn nũa còn đẩy các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, cải thiện vệ sinh môi trường…

Trong những năm gần đây nhiều chương trình y tế đã dêm lại kết quả đáng kể, tỉ suất tử vong ở trẻ em sơ sinh giảm từ 5,48% đối với thế hệ sinh 1978- 1983 xuống còn 4,42% đối với thế hệ sinh 1989-1993.

Theo tổng kết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X trong văn kiện Đảng có nêu rõ: tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 71,3 tuổi năm 2005. Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm 2002). Năm 2004, với chỉ số 0,691, nước ta xếp thứ 112 trên tổng số 177 nước được điều tra. Năm 2005, Việt Nam được lên 4 bậc, xếp thứ 108 trong tổng số 177 nước được điều tra. Điều đáng chú ý là, nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì thứ bậc xếp hạng HDI của Việt Nam luôn cao hơn. Chẳng hạn, năm 2002 vượt lên 19 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 128 trên tổng số 173 nước được thống kê, còn HDI xếp thứ 109/173. Điều dó chứng tỏ sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội tốt hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn nước ta.

2. Hạn chế:

Tuy vậy, công tác y tế là chưa được xã hội hoá rộng rãi; vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực trái với y đức. Mục tiêu tiến tới bảo hiểm sức khoẻ toàn dân vào năm

2010 chưa rõ lộ trình và giải pháp thực hiện; chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển và quản lý ngành dược, năm qua giá thuốc tăng quá cao. Đây là vấn đề bức xúc mà toàn xã hội quan tâm, cần phải được tập trung chỉ đạo khắc phục một cách cơ bản, cả về trước mắt và lâu dài.

Vấn đề sức khoẻ, bệnh tật của trẻ em Việt Nam vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Hiện nay tỷ suất trẻ em sinh ra cân nặng dưới 2500g vẫn còn chiếm tới 20% số trẻ em được sinh ra hàng năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 1 đến 5 vẫn còn chiếm trên 35%, tỷ lệ trẻ em mắc phải các loại bệnh còn cao.

Hàng năm có khoảng 80000 trẻ em bị khô mắt do thiếu vitaminA mà hậu quả cuối cùng của nó sẽ đưa đến sự mù loà.

Theo kết quả điều tra trong hai năm 1992- 1993 cho thấy chiều cao trung bình của người lao động là từ 1,55m đến 1,56m với trọng lượng trung bình là 48kg. thể lực của học sinh 15 tuổi ở nước ta còn thua kém khá nhiều so với học sinh cùng tuổi của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chiều cao trung bình của học sinh 15 tuổi ở nước ta là 147cm trong khi đó ở Thái Lan là 149cm, Philippin là 153cm, Nhật Bản là 164cm; về cân nặng học sinh Việt Nam nặng 34,4 kg, Ấn Độ 49,5kg, Nhật Bản 53,3kg.

hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt vấn đề đạo đức nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Chẳng hạn như: yêu cầu bệnh nhân tiến hành những bước xét nghiệm không cần thiết, móc ngoặc với các nhà thuốc tư nhân bán thuốc đắt tiền cho bệnh nhân…Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các bác sĩ hoạt động trong ngành y tế tư nhân cũng chưa được quan tâm, chú ý tới.

Hiện nay vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ y bác sĩ đã được đặt ra một cách bức thiết, nhiều cán bộ, bác sĩ trong ngành đã không giữ được sự trong sạch của một người thầy thuốc mà móc ngoặc, ăn hối lộ, thu thêm chi phí khám chữa bệnh của các bệnh nhân. Gần đây trên địa bàn phía Nam đã nổi lên những vụ tai tiếng trong ngành y tế như vụ. Bệnh viện Chợ Rẫy Cần Thơ (thành phố Cần Thơ) và bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố. Hồ Chí Minh mà báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực để đề cập tới. Sự móc ngoặc trong những khâu phân phôi, tiêu thụ các loại thiết bị, dược phẩm phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân…

Bên cạnh đó con nổi cộm lên nhiều vấn đề khác như: tinh trạng ngộ độc thức phẩm do có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản thực phẩm đặc biệt là là ở trẻ em, một số tờ báo gần đây đã đăng những tin bài trong đó có một số vụ như: 23/4/2007 có tới 19 học sinh lớp 4 trường tiểu học An Bình I, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ bị ngộ độc, phải nhập viện khẩn cấp sau khi uống nước trong bình lọc của nhà trường, ngày 17/9 gần 100 em học sinh các lớp mẫu giáo, trường mần non bán công xã Vĩnh Lại (Lâm Thao- Phú Thọ) bị ngộ độc do ăn phải

bánh dầy nhiễm khuẩn tụ cầu, và hàng trăm các vụ ngộ độc khác mà trong phạm vi bài viết này chúng tôi không tiện nói ra.

VI.

Một phần của tài liệu những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)