Cốt truyện trong tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 28)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2 Cốt truyện trong tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng

Cốt truyện tiểu thuyết trong quan niệm truyền thống là “bộ xƣơng sống” tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Thông thƣờng, cốt truyện đƣợc triển khai theo ba phần cơ bản: thắt nút, đẩy câu chuyện lên đến cao trào và mở nút, giải quyết mâu thuẫn. Nó là sợi dây liên kết mối quan hệ giữa các nhân vật, sự việc, qua đó thể hiện chủ đề, tƣ tƣởng tác phẩm.

Cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn đƣợc bố cục theo sự xuất hiện của các nhân vật. Theo đó, có hai tuyến truyện cơ bản bám sát vào mạch chính của chủ đề tƣ tƣởng. Tuyến truyện thứ nhất xoay quanh câu chuyện gia đình với những xung đột thế hệ, những bi kịch mang nhiều sắc thái khác nhau trong đại gia đình ông cán bộ cao cấp Lê Hòe. Tuyến truyện thứ hai là câu

31

chuyện về các cán bộ, Đảng viên đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình cải cách, chuyển đổi xã hội sang cơ chế đổi mới năng động thời hiện đại. Nguyễn Bắc Sơn đã cố gắng tạo nên nhiều tình huống có sức tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành động của các nhân vật.

Cuộc thăm viếng bất ngờ của Tổng Bí thƣ tới Thanh Hoa là một tình huống có giá trị thúc đẩy câu chuyện tiến triển nhanh hơn. Đây cũng là điểm thắt mở đầu cho cuộc đấu tranh quyết liệt giữa lực lƣợng cải cách tiến bộ và lực lƣợng phản tiến bộ, đồng thời làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Thông tin vừa bung ra, hàng loạt các quan chức to nhỏ ngay lập tức bộc lộ rõ sự lo lắng, bất an của mình. Thƣờng vụ Chánh Văn phòng Thành ủy Thanh Hoa mới chỉ cầm cái công văn văn phòng Trung ƣơng gửi về, tay đã run run, sống lƣng đã lạnh toát vì “linh cảm chính trị mách bảo ông, có cái gì đó nghiêm trọng [50; 95]. Rồi Bí thƣ Thành ủy (cũ) họp ngay với mấy ngƣời tâm phúc trƣớc khi mở rộng họp ban thƣờng vụ bàn cách đối phó. Cùng sự tấn công hữu hiệu của báo chí, công luận, những bí mật “hậu trƣờng” chính trị dần dần đƣợc khui ra, lộ rõ những bất cập trong cơ chế quản lí bộ máy hành chính Nhà nƣớc, tập trung ở Lâm Du - một quận mới nổi lên của Thanh Hoa. Hàng loạt tít bài độc đáo chạy trên khắp các mặt báo bàn về vụ Thủy cung Thần tiên, về phần đất đƣợc thành phố cho chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi xây dựng nhà văn hóa; đánh mạnh vào tâm lí giới quan chức từ cấp quận đến thành phố. Tờ Thời luận giật tít to tƣớng ngay giữa trang “Đâu là khu đất đẹp nhất thành phố?” [51; 101], sau đó là “Ngƣời ta sẽ làm gì với mấy chục hecta ấy?” [51; 103], “Kẻ ất ơ và Công ty cổ phần Thiên Thai có đƣợc giấy phép chủ đầu tƣ mấy chục hecta đẹp nhất Thanh Hoa?” [51; 104], “Sự thật về vốn pháp định công ty cổ phần Thiên Thai” [51; 104]; và đỉnh điểm của cơn bão chính trị là lúc báo An ninh đƣa tin: “Lệnh khởi tố vụ án Thủy cung Thần tiên” [51; 105]. Từ một tình huống bất thƣờng, Bắc Sơn đã dẫn dắt độc giả đi vào tuyến truyện thứ hai.

32

Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn đã sử dụng nhiều chi tiết đặc sắc để tạo “bộ xƣơng” cốt truyện, bi có hài có. Những chi tiết này tƣởng nhƣ đang diễn ra ở ngoài đời thực. Với sáng tạo nhƣ vậy, nhà văn đã dẫn dắt ngƣời đọc trở lại bầu không khí của những năm khó khăn thời bao cấp, nhìn nhận lại hiện thực một thời, nhiều câu chuyện khiến chúng ta phải cƣời ra nƣớc mắt từ chuyện tố điêu địa chủ thời cải cách ruộng đất đến chuyện tem phiếu thời “văn hóa” xếp hàng, từ những chai mỡ đƣợc nâng niu từ trong Nam ra đến món “chân giò” bà Phụng biếu thầy giáo thay cho tiền dạy thêm mấy đứa nhỏ... Tất cả đều hiện lên chân thực và sống động nhờ giọng văn sắc sảo của Nguyễn Bắc Sơn. Hay khi đề cập đến câu chuyện nhất thể hóa hai vai trò trong một cƣơng vị, nhà văn đã phải giấu kín nó trong những câu chuyện, những chi tiết nhƣ thật, nhân vật nhƣ thật và số phận nhƣ thật đến nỗi độc giả không hề hay biết mình đang đồng hành với tác giả can dự vào một vấn đề chính trị phức tạp, nhạy cảm, thuộc tầm quốc gia.

Cách kết thúc hai cuốn tiểu thuyết cũng là một vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Đấy trƣớc hết là một kiểu kết thúc truyền thống, cổ điển vì nó mang đậm tính chất có hậu. Ngƣời đọc thấy đƣợc điều đó thông qua khát vọng muốn hoàn lƣơng từ vũng bùn nhơ nhớp của Loan số chín, qua sự thay đổi quan niệm sống của Lê Cƣờng, qua những kết quả tốt đẹp của Trần Kiên làm đƣợc trong bƣớc đầu thực hiện đề án cải tổ của mình... Nó gợi lên ở độc giả những tia sáng lạc quan, tin tƣởng về cuộc đời, con ngƣời, về sự nghiệp cải cách của Đảng và Nhà nƣớc. Mặt khác, bởi Luật đời và cha con cùng Lửa đắng mới chỉ là những phấn đấu của cả bộ tiểu thuyết lớn mà Nguyễn Bắc Sơn ấp ủ nên điểm dừng của các tác phẩm đều “để ngỏ”, gợi nhiều suy tƣởng ở độc giả về những phần tiếp ìtheo. Nó cho thấy tính chất không hoàn tất của câu chuyện cuộc đời và con ngƣời, đáp ứng yêu cầu thể loại với cái nhìn mới về bức tranh hiện thực ngổn ngang ngày hôm nay. Cái kết mở của Luật đời và cha con: “Để xem con xoay vần đến đâu” [50; 533] dẫn độc giả đến với sự nới giãn biên độ khung truyện ở

33

2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết “Luật đời và cha con”, “Lửa đắng”

2.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết

Trong cuốn Lí luận văn học tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên): nói đến nhân vật văn học là nói đến “con ngƣời đƣợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Nhà văn xây dựng nhân vật để khái quát những quy luật đời sống con ngƣời và thể hiện quan niệm của mình về con ngƣời. Nhân vật văn học cũng có thể là những con ngƣời giống nhƣ thật hoặc có nguyên mẫu ở ngoài đời. Nói cách khác, “nhân vật là phƣơng tiện khái quát có tính cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng” (Trần Đình Sử)

M.Bakhtin trong Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cƣ dịch) cho rằng: Nhân vật đƣợc xem nhƣ một quan điểm đặc thù về thế giới và về bản thân mình, nhƣ một lập trƣờng của con ngƣời nhận thức và đánh giá bản thân mình và hiện thực xung quanh mình.

Về vai trò của nhân vật, GS. Hà Minh Đức lƣu ý: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một số cá nhân nào đó, về một loại ngƣời nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.

Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân vật đƣợc khắc họa đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng. Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn, nó có thể đƣợc hƣ cấu hoàn toàn, có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài đời, nhƣng nó đều là những “nhân vật sống”, nó không chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ, hành động mà còn có đời sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật luôn có sự phát triển nội tại. Điều dễ nhận thấy: “điểm khác biệt giữa nhân vật tiểu thuyết với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ, nhân vật tiểu thuyết là “con ngƣời nếm trải” [54, 292], chịu

34

khổ đau, dằn vặt của cuộc đời. Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ, tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành động, ý nghĩa, tƣ tƣởng, giọng điệu. Nhân vật tiểu thuyết đƣợc khám phá chủ yếu ở chiều sâu tâm hồn.

Nhân vật tiểu thuyết đƣợc đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và đƣợc “miêu tả nhƣ một con ngƣời đang trƣởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo [54, 300], nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh, nhiều mối quan hệ, nhân vật vó sự phát triển tính cách tạo nên những tính cách đa dạng, sống động, lôi cuốn ngƣời đọc, nhân vật tiểu thuyết là những con ngƣời ngƣời có ý thức về sự sống của mình, có thể tích cực, củ động cũng có thể thụ động, trì trệ. Do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tƣ cho nên nhân vật tiểu thuyết thƣờng là những con ngƣời cá nhân, đó là những con ngƣời tự do trong suy nghĩ, cử chỉ và hành động. Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Nhân vật là vấn đề trung tâm của mọi cuốn tiểu thuyết. Ngƣời viết tiểu thuyết suy nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn từ sự việc”.

Tô Hoài khẳng định: “Nhân vật là nơi tƣ duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Ma Văn Kháng coi nhân vật là tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm: “Nhân vật là sức nổ, sức sống của thiểu thuyết. Tiểu thuyết hôm nay yếu về nhân vật nên làm sao hay đƣợc”.

Các nhân vật trong một tác phẩm tạo thành một thế giới nhân vật. Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật đƣợc tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật đƣợc quy định bởi cách tổ chức theo ý đồ nghệ thuật, sáng tạo của nhà văn làm cho các nhân vật trong tiểu thuyết có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

35

Thế giới nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất. Các nhân vật có mối quan hệ chặt chẽ và sinh động nhƣ ngoài đời thực. Chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm thƣờng đƣợc biểu hiện qua hệ thống nhân

2.2.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyếtLuật đời và cha con”, “Lửa đắng”

Trong Luật đời và cha con, Nguyễn Bắc Sơn xây dựng khoảng 10 nhân vật đến Lửa đắng thì có thêm 50 nhân vật nữa. Cả hai cuốn đều cùng một chủ đề: gia đình xã hội và cơ chế điều hành bộ máy. Nhƣng Luật đời và cha con tập trung phản ánh vấn đề gia đình xã hội sâu hơn, phức tạp hơn. Đến Lửa đắng thì vấn đề cơ chế là chủ đạo, phát triển đến cao trào.

Cốt truyện đƣợc bố cục theo sự xuất hiện của các nhân vật. Có hai trục cơ bản: nhân vật tích cực và nhân vật tiêu cực. Phía nhân vật tích cực có: Trần Kiên, Đoàn Hùng, Thanh Diệu, Thảo Tần, Lê Đại, Bội Trân, các nhà báo nhƣ Phạm Năng Triển… và bên kia, đối ứng lại là Vũ Sán, là Bắc - Giám đốc ngành Giao thông Công chính, là cả ê kíp trong giới quan chức quận Lâm Du, rộng ra là giới quan chức Thanh Hoa.

2.2.2.1. Nhân vật tích cực

Trong văn học cách mạng, nhân vật tích cực là nhân vật mang phẩm chất cách mạng, con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, có lập trƣờng chính trị vững vàng, có nhiệt tình cống hiện. Ở thời bình, khi đất nƣớc đang trên đà đổi mới, hội nhập và phát triển, nhân vật tích cực là những con ngƣời vừa có ý thức con ngƣời vừa có ý thức công dân cao cả, vừa kết hợp đƣợc với tài năng, trí tuệ. Nguyễn Bắc Sơn đã rất dày công xây dựng tuyến nhân vật tích cực với những nét điển hình của những con ngƣời ấy.

36

Ông Lê Hòe sinh ra và lớn lên ở quê, tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp. Sau đó đƣợc chuyển về làm cán bộ tuyên huấn thành phố. Vợ mất. Ông Hòe lấy vợ mới. Gia đình ông nhìn bề ngoài là một gia đình mẫu mực, trƣởng thành trong cách mạng và thành công trong thời kì đổi mới. Bản thân ông rất say sƣa với công tác tuyên huấn, tâm huyết với nhiệm vụ của Đảng đề ra. Dƣới mắt vợ, ông Hoè chỉ là một “ông nghị quyết”, chẳng biết đến chuyện gì khac còn với các con, Lê Hòe là chỗ dựa tinh thần. Ông không chỉ là một ngƣời cha mà còn là một ngƣời bạn, một cố vấn, một đồng minh thân thiết có thể trở thành tri ân, tri kỉ.

Trần Kiên trƣởng thành từ phân xƣởng cơ khí động lực ở nhà máy Thắng Lợi, anh nổi lên vì cá tính và năng lực trong công việc điều hành sản xuất. Dƣới góc độ quản lí, anh chính là một cán bộ điển hình, là điểm then chốt kết nối các mắt xích khác nhau trong quá trình cải cách, thực thi đề án cải tổ bộ máy quản lí Nhà nƣớc với mô hình nhất thể hóa hai vai trò trong một cƣơng vị. Nếu chỉ dừng lại ở đây, Trần Kiên đơn giản chỉ là nhân vật đại diện cho ý đồ nghệ thuật của tác giả nhƣng cái hay và đặc sắc là ở chỗ: Nguyễn Bắc Sơn hƣớng ngƣời đọc khám phá Kiên trong nhiều mối quan hệ khác, trên cƣơng vị một ngƣời chồng, một ngƣời cha. Rõ ràng không thể phủ nhận trách nhiệm và tình yêu mà anh dành cho Thảo Tần và con gái. Với Thảo Tần, anh vừa là chồng, vừa là ngƣời yêu, lại vừa giống nhƣ ngƣời bạn tâm giao có thể sẻ chia mọi va vấp, khó khăn trong cuộc sống và công việc. Song ở phía sâu thăm thẳm trong tâm hồn Kiên dƣờng nhƣ vẫn có một góc khuất muốn tìm về hƣớng Thanh Diệu – nữ cán bộ xinh đẹp, duyên dáng, tài giỏi và tinh tế, có chung lí tƣởng với anh, luôn cổ vũ, khích lệ, giúp đỡ anh. Thậm chí, có những phút chênh chao, xao lòng “anh ngắm chị, nhìn sâu vào đôi mắt lá dăm đẹp mê hồn của chị… Phải thừa nhận đẹp hơn mắt Thảo Tần”. [50; 400], suýt chút nữa đã đẩy Kiên vào vòng tay Thanh Diệu: “Anh phải cố nén mình. Anh biết, chỉ cần đặt tay lên vai chị, là lập tức tấm thân thon thả này sẽ nép vào mình. Chỉ cần đỡ chị ngồi xuống, anh cũng

37

sẽ không kìm đƣợc lòng mình để ôm riết lấy chị [50, 400-401]. Cái đáng quý chính là ở chỗ Kiến tự đấu tranh để giữ mình thoát khỏi cám dỗ, để trở về bên mái ấm gia đình, bên tình yêu mà anh luôn cố gắng nâng niu, giữ gìn, vun đắp. Sự giữ mình của Kiên do vậy không đơn giản chỉ vì mục đích chính trị theo kiểu lo sợ “quan trên trông xuống, ngƣời ta trông vào”. Những phút xao lòng dĩ nhiên không làm Kiên đẹp hơn, song cũng không làm anh xấu hơn. Đó là nhân tố níu giữ Kiên ở lại cuộc đời xô bồ này với tƣ cách một nhân vật tiểu thuyết chân thực và sinh động. Diệu cũng thế, chị đã mấy lần định nổi loạn, định phó mặc tất cả song chị không dám. Những dòng tin nhắn không gửi, những lời yêu thƣơng không thể bứt ra khỏi miệng chị, chỉ dừng lại ở dòng độc thoại một mình mình biết: “… Chỉ hôn nhau một lần duy nhất này thôi anh nhé. Em dành nụ hôn thiêng liêng này cho anh, coi nhƣ đã trao tất cả cho anh rồi đấy, anh yêu ạ. Chứ không cho, không bao giờ cho chồng em nữa đâu, kể từ cái tát ấy” [50; 403]. Cứ nhƣ thế, cả hai ngƣời dù ở rất gần nhau nhƣng không ai dám vƣợt qua ranh giới mỏng manh vô hình đang giăng mắc. Đi trên ranh giới mỏng manh ấy, nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự phức tạp và bí ẩn của thế giới bên trong con ngƣời – cái thế giới luôn chịu sự chi phối của hai lực lƣợng vừa hòa đồng vừa đối lập, vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau bởi “con ngƣời không bao giờ trùng khít với chính nó” (M.Bakhtin).

Nguyễn Bắc Sơn đã xây dựng một nhân vật là nhà báo - một chiến sĩ xung kích của Đảng. Đó là Phạm Năng Triển - Tổng Biên tập báo Thời luận.

Anh là điển hình cho tính chân thật, cƣơng quyết, sáng tạo và khôn khéo. Tờ

Thời luận do anh làm chủ bút đã dũng cảm phanh phui những vấn đề nóng của

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 28)