Ngôn ngữ trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 54)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1 Ngôn ngữ trong tiểu thuyết

M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tƣợng của cuộc sống - nó là chất liệu của văn học”.

Còn Lã Nguyên nhận định: “Sự phát ngôn thể hiện nhãn quan giá trị của những nhóm xã hội khác nhau với tƣ cách là những chủ thể giao tiếp thẩm mĩ”. Trong thực tiễn văn học thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ thuật. Trong những năm đổi mới, sự thay đổi hệ hình tƣ duy nghệ thuật trong văn học dẫn tới sự thay đổi trong cách diễn ngôn của văn học thời kỳ này, nổi bật ở thể loại tiểu thuyết.

M.Bakhtin nhận định: “Đặc trƣng của ngôn ngữ tiểu thuyết vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng đƣợc đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”.

Trong thi pháp tiểu thuyết, ngôn ngữ là một phƣơng diện rất quan trọng. Ngoài tƣ cách là công cụ để chuyển tải tƣ duy - một kiểu tƣ duy khác hẳn các thể loại văn học khác, ngôn ngữ tiểu thuyết còn mang những nét đặc trƣng khu biệt. Trong giai đoạn giao thời văn học Việt Nam, những đổi thay trên phƣơng diện ngôn ngữ là một thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học theo hƣớng hiện đại. Nhƣng trên hết, chúng là những hiện hữu sống

57

động về quá trình hiện đại hóa của thể loại có vị trí quan trọng số một này trong nền văn học.

Nguyễn Bích Thu trong bài viết “Một vài cảm nhận về ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại” đã khẳng định: Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng với tác giả. Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoại thông thƣờng mà là đối thoại về tƣ tƣởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm trong chính phát ngôn của họ. Bakhtin đã viết: “Chính sự định hƣớng đối thoại của lời nói con ngƣời giữa những lời nói của ngƣời khác (với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết”.

Trƣớc đây (1945-1975), nếu nhƣ ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thƣờng mang đậm tính văn chƣơng thì trong tiểu thuyết đƣơng đại, ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ thông tục tràn vào, không màu mè, làm dáng mà đậm tính đời thƣờng.

Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phƣơng thức biểu hiện, và còn là thành tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra đƣợc xem xét dƣới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thƣờng gây ra đƣợc những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống khúc xạ qua lăng kính nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật đƣợc nhà văn quan niệm nhƣ một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)