Khái niệm và vai trò của giọng điệu

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 74)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1.Khái niệm và vai trò của giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng, đạo đức của nhà văn với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…. Giọng điệu là một yếu tố đặc trƣng của hình tƣợng tác giả trong tác phẩm. Nếu nhƣ trong đời sống, ta thƣờng chỉ nghe giọng nói nhận ra con ngƣời thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Ngƣời đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tƣ tƣởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng nhƣ sở trƣờng ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu.

Trần Đình Sử trong “Đọc văn - học văn” khẳng định: “Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách, là phƣơng tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể”. Hình tƣợng tác giả biểu hiện rõ nét trong giọng điệu - “yếu tố động” (Hoàng Ngọc Hiến) thể hiện thần thái của ngƣời nghệ sĩ, tạo nên cái riêng không trộn lẫn giữa nhà văn này với nhà văn kia.

Từ xƣa, các nhà lí luận phƣơng Đông đã nhắc nhiều tới “khí văn”, “hơi văn”, “tình văn”… Tào Phi trong Điển luận viết: “Khí là khí của ngƣời tạo ra văn, còn thể thì thƣờng để nói về tác phẩm văn học. Những câu thơ đƣợc sáng tạo trong các xung động của cảm hứng sáng tác qua hàng trăm cái giọng của ngƣời nói”. [22, 15]. Nhƣ vậy, khái niệm giọng điệu xuất hiện từ khá sớm. Song phải đến M.Bakhtin, nó mới đƣợc xác định nhƣ một đối tƣợng khoa học chuyên biệt trong nghiên cứu văn học.

77

Giọng điệu không chỉ là một yếu tố vật lí nhƣ “giọng”, hay là những phản ứng tâm lí nhƣ “ngữ điệu” mà nó gắn liền với các cảm xúc thẩm mỹ tinh tế ở con ngƣời, nhìn từ góc độ tâm lí. Nó biểu hiện thái độ của nhà văn đối với đối tƣợng miêu tả. Nhạc điệu, ngữ điệu, nhịp điệu mặc dù có liên quan chặt chẽ tới giọng điệu song nhìn chung, chúng đều là những thành tố góp phần tạo nên âm hƣởng và giọng điệu văn chƣơng.

M.B.Khrapchenko trong Cá tính và sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

của văn học đã để cập đến ba vấn đề chính liên quan đến giọng điệu. Thứ nhất,

giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, góp phần tăng giảm hiệu suất của tác phẩm văn chƣơng. Thứ hai, trong một tác phẩm có sự xuất hiện của giọng điệu chủ yếu và các sắc điệu bên trong với tƣ cách bè đệm. Thứ ba, giọng điệu thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau nhƣ từ ngữ, cách thức tạo nhịp, kết cấu, gieo vần, sử dụng mô típ và xây dựng hình tƣợng.

Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại (kể cả truyện ngắn mà giới nghiên cứu gọi là đoản thiên tiểu thuyết) có một số giọng điệu nhƣ: giọng điệu trữ tình sâu lắng của Nguyễn Huy Thiệp (Chảy đi sông ơi), Nguyễn Ngọc Tƣ (Cánh đồng

bất tận); giọng điệu suy ngẫm, triết lý với cảm quan nhìn nhận lại hiện thực của

Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dƣơng Hƣớng (Bến không chồng), Nguyễn Khải(Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người…) Ma Văn Kháng (Ngược dòng

nước lũ); giọng điệu hài hƣớc, giọng điệu diễu nhại trong văn chƣơng của Phạm

Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp; lại có giọng điệu dung tục đời thƣờng trong tiểu thuyết của Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng)…. Nói chung tiểu thuyết là đa thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu. Tạo đƣợc giọng điệu đa dạng, phong phú là đánh dấu một bƣớc trƣởng thành trong tƣ duy nghệ thuật.

Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn nhập vào dòng chảy cuẩ tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại cũng là một nốt nhạc trong bản hợp xƣớng thời đại và sự đa dạng, linh hoạt trong giọng điệu.

78

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 74)