6. Kết cấu luận văn
3.2.2.1. Giọng “nhại”
M.Bakhtin trong Lí luận và thi pháp tiểu thuyết xem giọng “nhại” là lời nói bằng giọng kẻ khác, nhƣng đƣa vào lời nói đó một khuynh hƣớng đối lập hẳn với khuynh hƣớng của lời ngƣời đó. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời ngƣời khác thì xung đột thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục dích đối lập của mình. Lời nói trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng”. [2, 136]. Nói cách khác, lời văn nhại có khuynh hƣớng hai chiều: vừa hƣớng tới đối tƣợng của lời nói nhƣ một lời thông thƣờng, vừa hƣớng tới lời nói của ngƣời khác và dẫn dắt ngƣời đọc cảm nhận theo một hƣớng khác. Sử dụng giọng “nhại”, nhà văn làm lộn ngƣợc nhiều sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời vốn xuất hiện dƣới cái vỏ bề ngoài sặc sỡ, đẹp đẽ, hào nhoáng, bóng bẩy. Từ đó, những gì xấu xa đƣợc che giấu kín đáo lộ ra ngoài, bật lên tiếng cƣời châm biếm, đả kích chứng đựng ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc.
Luật đời và cha con cùng Lửa đắng xoáy sâu vào hàng loạt những bất
cập, yếu kém còn tồn đọng, ngăn cản quá trình phát triển, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy, giọng “nhại” đƣợc sử dụng nhƣ một thủ pháp nghệ thuật để nói lên nhiều vấn đề gai góc, nóng bỏng mà không sa vào khô khan, chứng nhắc, giáo điều. Nó dễ khiến ngƣời đọc cảm thấy “quá đá”, coi thƣờng mọi chuẩn mực văn chƣơng của các tác giả.
Giọng “nhại” đƣợc tác giả đặt vào phát ngôn của những nhân vật không giữ địa vị cao sang trong xã hội, thậm chí đấy là những kẻ bị xã hội khinh rẻ. Phát ngôn ấy nói ra nhiều khi giống nhƣ một sự bâng quơ, tiện miệng song thực chất nằm trong ý độ nghệ thuật của nhà văn. Bởi vậy, khi Nguyễn Bắc Sơn để cho Thủy - đứa con gái quen ăn sƣơng nằm gió - đề cập đến những vấn đề chính trị lớn lao thì đó không hẳn là sự tình cờ ngẫu nhiên.
79
“… Đột nhiên, cô gái đẩy Bắc ra cƣời khinh khích.
- Em cƣời gì thế?
- Không ạ, tự nhiên em buồn cƣời thôi!
- Phải có lí do chứ. Em không nói thì anh cho cƣời luôn thể.
Vừa nói, tay Bắc vừa thọc vào sƣờn làm cô nhún ngƣời vặn vẹo…” [51, 351].
Và sau đó là lời khai có vẻ mang tính chất phát hiện của cô ả về cái gọi là “Dự án thoát nƣớc Thanh Hoa, tất cả đều thoát, trừ nƣớc mà báo chí tổng kết. Nghe qua tƣởng chỉ nhƣ một câu chuyện làm quà giữa cuộc hoan lạc của đôi trai gái, mà đằng sau đó là bao nhiêu vấn đề làm day dứt suy nghĩ ngƣời đọc. Nhất là khi Bắc - ông Giám đốc ngành Giao thông Công chính Thành phố thản nhiên lên giọng giải thích thêm cho Thủy bớt tinh quái vì phát hiện của ả. Hắn xem đó không có gì là chuyện đang quan tâm. Tác giả để nhân vật pha trò vui bằng mấy câu văn vần láy đi láy lại “Làm sao cũng chằng làm sao. Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi. Làm chi cũng chẳng làm chi. Dẫu có cái gì cũng chẳng làm sao”. [51, 352]. Cứ nhƣ thế, theo đà chơi chơi, đùa đùa của Thủy và Bắc, câu chuyện về những bất cập của chế độ trách nhiệm lộ ra dần dần: “Cái khoái nhất của nƣớc ta chính là chỗ này: “Quyết định tập thể thì vinh quang cũng tập thể mà trách nhiệm cũng lại tập thể nốt. Sợ đếch gì”. [51, 352]. Kẽ hở ấy để lọt lƣới bao công trình ăn gian làm dối mà chủ công trình vấn hƣởng lời nhƣ thƣờng.Vấn đề đƣợc lật ra một cách nhẹ nhàng và thâm thúy bằng giọng “nhại”. Không chỉ có chuyện bất cập của chế độ trách nhiệm mà câu chuyện cợt nhả của hai nhân vật còn vạch trần sự xuống cấp của sự học trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. Quan chức càng leo cao càng cần đảm bảo địa vị đó với bằng cấp tƣơng xứng. Sinh ra trò học giả ăn thật, nhiều “tiến sĩ giấy” ra đời. Những cái tên luận án đƣợc nhấc đến khiến ngay cả nhân vật trong cuộc cũng phải phì cƣời kiểu nhƣ “Nghiên cứu cách đánh số nhà ở Thanh Hoa”, “Cây bóng mát và cắt tỉa cây bóng mát đƣờng phố Thanh Hoa”… Vấn đề nay, báo chí lấp lửng:
80
“Chúng tôi không có ý nghi ngờ học vị mới của ông Phó Giám đốc nhƣng xã hội thì có cơ sở để cho rằng, một tỉ lệ không nhò các bằng tiến sĩ làm rởm” [51, 410].
Giọng “nhại” nhiều khi do chính ngƣời kể chuyện buông ra, ẩn chứa sau đó nhiều ý vị sâu sa: “Thật, không gì vô tổ chức bằng công tác tổ chức của cơ quan này” [50, 246]. Nó bóc trần một sự thật mà bấy lâu ai cũng biết song không ai dám nói ra rõ ràng - sự thật về việc chạy chức, chạy quyền của một bộ phận cán bộ nằm trong quy hoạch làm lãnh đạo. Để leo lên những cái ghế có thứ bậc cao hơn, chuyện quan trọng nhất không nằm ở khả năng làm việc mà nằm ở cuộc chạy đua vì những “tiếng nói ngoài lá phiếu”. Lời giải thích cuối cùng chỉ mang tính chất hình thức nhƣ một trò hề: “Cả chị Ngân và anh Sán đều có khả năng làm trƣởng phòng, thậm chí anh Sán có điểm mạnh hơn, vì là nam giới nên khả năng xốc vác cao hơn. Nhƣng … đây còn là là… chính sách cán bộ nữ” [50, 246]. Những dấu ba chấm liên tục xuất hiện là dấu hiệu cho thấy đằng sau đó là những bí mật không thể “bật mí” công khai. Ván bài tƣởng đã xong nhƣng bằng một cách tinh vi nào đó, người lơ lớ vẫn sắp xếp lại tất cả để cái ghế trƣởng phòng ấy tuột khỏi tay chị Nhân và chuyển sang cho anh Vũ Sán. Còn hơn thế, Sán đang nhằm vào chức Phó Giám đốc. Cái ngày trịnh trọng đó đƣợc Bắc Sơn giới thiệu đầy sắc thái mỉa mai:
“Ban chấp hành mới ra mắt Hoan hô!
Hoan hô! Hoan hô!
Vỗ tay! Ngƣời điều khiển chƣơng trình vỗ tay mồi. Cả hội trƣởng vỗ theo.
81
Ngƣời đầu tiên bƣớc lên sân khấu: Tiến sĩ Vũ Sán
Hội trƣờng chỉ còn già nửa số ngƣời đợi đƣợc đến lúc này” [51, 152]. Giọng “nhại” có thể lật tẩy bản chất nhân vật với sự giả tạo bề ngoài của nó. Nhiều ngƣời sử dụng kiểu nhại tính cách. Chẳng hạn nhƣ Bắc Sơn đã không ngần ngại châm chọc sự đạo mạo giả tạo của mấy ông cán bộ ngoài Bắc thời bao cấp. Trong trƣờng hợp này, nhà văn đã cố tình xoáy vào sự đối lập giữa cái bề ngoài và những suy ngẫm thầm kín bên trong mà nhân vật muốn giấu kín bên trong mà nhân vật muốn giấu kín chôn chặt: “Bụng bảo dạ, tay lái xe mà không nói ra, thì chả thế nào có những chai mỡ kia. Ai cũng thấy nó là cái thứ ăn dần thiết thực nhất cho bữa ăn hàng ngày của vợ con ở nhà. Vậy mà không ai nghĩ ra. Mà có nghĩ ra cũng chẳng ai dám nói. Ai cũng sợ cái vặt vãnh, tầm thƣờng này, hạ thấp thanh danh anh cán bộ miền Bắc xã hội chủ nghĩa” [50, 32].
Nhƣ vậy, tiếng cƣời bật ra cùng với giọng văn “nhại” thực sự là vũ khi thanh trừ tất cả những cái cũ kĩ, lạc hậu, cái xấu, cái ác, từ cảnh tƣợng xếp hàng, lấy gạch đá thay ngƣời thời bao cấp đến sự chen chân mua bán chức quyền, học vị, mua bán lòng ngƣời thời hiện tại đang chuyển mình, đang vận động đến tƣơng lai. Theo Mai Hải Oanh trong bài viết “Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới” thì giọng giễu nhại, trào lộng là giọng phổ biến của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, sự xuất hiện của bút pháp trào lộng, giễu nhại xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, có ý nghĩa cân bằng sinh thái văn học sau một thời gian dài ăn học nƣớc ta quá nghiêm trang; thứ hai, là một nhu cầu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại; thứ ba, quan trọng hơn, thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học”. Đào sâu vào bản chất giễu nhại và trào lộng là hình thức tiếp cận các giá trị đời sống một cách “đa nguyên”, “phi quy phạm”. Nhà văn dùng tiếng cƣời giễu nhại, châm biếm nhƣ liều thuốc hữu dụng lột lấy gƣơng mặt thật của nhiều sự việc, nhiều mối quan hệ đang đƣợc che đậy dƣới muôn mặt trong thế giới sinh động của con ngƣời. Đây
82
là biểu hiện sự lên ngôi của quan niệm với về hiện thực, quan niệm về thế giới phân mảnh với sự sụp đổ của những “đại tự sự” và sự lên ngôi của những “tiểu vô sự”. Với Nguyễn Bắc Sơn, cái ý vị hài hƣớc, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, có khi thêm chút châm biếm, giễu cợt chính là ƣu điểm lớn nhất trong giọng kể của nhà văn. Nó làm cho câu chuyện khô khan, căng thẳng thành ra thú vị.
3.2.2.1. Giọng văn suồng sã, gần gũi với đời sống hiện thực
Không sử dụng kiểu ngôn ngữ hoàn mĩ “tuyệt đối” nhƣ trong sử thi, giọng điệu tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ngày càng xích gần với đới sống thƣờng nhật, trở nên suồng sã. Giọng điệu thành thực muốn diên đạt chân thật cái đời sống hỗn tạp - nơi con ngƣời là những cá nhân riêng biệt với tất cả những biến cố của kiếp ngƣời, nơi ánh sáng và bóng tối luôn tranh chấp với nhau, nơi mỗi chúng ta có khi “lớn lao hơn về số phận mình”, có khi lại “bé nhỏ hơn thân phận mình” (Nguyễn Minh Châu). Chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết một đời sống đa dạng, đầy đủ các sắc điệu thẩm mỹ, từ cuộc đời thô kệch, góc cạnh đến những tƣ tƣởng thâm thúy, sâu xa; từ những lí tƣởng, tình cảm cao đẹp đến những dục vọng ích kỷ, thấp hèn. Xóa bỏ khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và nội dung trần thuật, tiểu thuyết cho phép ngƣời kể chuyện có những cái thân mật, gần gũi với nhân vật trong câu chuyện đang kể. Không phải ngẫu nhiên, ngay từ khi đang ở dạng mầm mống, tiểu thuyết đã đƣợc đánh giá là một thể loại dân chủ nhất.
Nhìn lại lịch trình của truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam từ chặng đƣờng đầu của quá trình hiện đại hóa, các nhà nghiên cứu đã phần thống nhất với nhận xét lối nói, lối kể chuyện theo đúng lời ăn tiếng nói tự nhiên hàng ngày bao giờ cũng giữ đƣợc sự “tƣơi mới” lâu bền so với những lời văn nặng âm hƣởng du dƣơng, réo rắt. Lời văn của Tự lực văn đoàn do đó chóng cũ hơn lời văn của Nam Cao, Nguyên Hồng và Tô Hoài trƣớc 1945. Ngôn ngữ đời thƣờng, giọng điệu suồng sã chính là kết quả của việc “tiếp xúc trực tiếp với hiện thực”,
83
giải phóng tác phẩm khỏi những “ƣớc lệ” khô cứng (M.Bakhtin). Nhất là với thể loại tiểu thuyết, thể loại gắn với “thì hiện tại chƣa hoàn thành”, giải phóng tác phẩm khỏi những “ƣớc lệ, khô cứng” (M.Bakhtin), sự ngự trị của giọng văn này ngày càng có sức sống mãnh liệt. Bởi lẽ, tiểu thuyết luôn đặt mọi vật lên mặt bằn ngày hôm nay, mà ngày hôm sau thì bao giờ cũng dang dở, chƣa xong, chƣa thể kết luận, vậy nên ngôn ngữ đời sống theo đó cũng ở dạng biến đổi liên tục, không bị đóng khung vào bát kì một giới hạn nào cả. Tuy nhiên, với tiểu thuyết đơn thanh 1945-1975, sự xuất hiện của giọng điệu phi sử thi, suồng sã, bỗ bã thực chất không nhiều. Giai đoạn này có hai kênh giọng chính là giọng điệu hào hùng, sảng khoái và giọng trữ tình ngọt ngào. Sự có mặt của giọng điệu suồng sã trong Xung đột (Nguyễn Khải), Ở xã Trung Nghĩa (Nguyễn Thi) hay Mười nă (Tô Hoài)… mới chỉ là một yếu tố quan trọng giúp cho hệ thống lời văn và giọng điệu tiểu thuyết thời kỳ này vấn gắn liền với tƣ duy nghệ thuật hiện đại.
Nguyễn Bắc Sơn không phải có một giọng văn lạ lẫm trong cách chọn từ, đặt câu nhƣng đọc hết lại hai cuốn tiểu thuyết của tác giả, chúng ta vẫn bị cuốn hút bởi những lối nói in đậm vết của đời, của ngày hôm nay ngổn ngang và bề bộn, in đậm cả cái vốn sống ngồn ngộn đƣợc tích lũy qua bao biến thiên, thăm trầm của con ngƣời này. Ông đặc biệt hay mƣợn giọng hài hƣớc của dân gian, vận dung nó vào từng tình huống cụ thể rất sinh động. Chẳng hạn, trƣớc lời tố điệu của bà Mận - vợ Lê Hòe - khi tên địa chủ cố sức cãi, viên cốt cán ngồi sau màn đã nhanh trí ứng phó: “Á à! Mày còn chối à? Kim đâm vào thịt thịt đau. Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời. Mày còn chối nữa không?” [50, 50].
Không ít độc giả đã từng “dị ứng” khi Bắc Sơn đƣa vào trang văn xuôi của mình những lời nói thô tục, những lời mà nhiều khi bản thân tác giả cũng chỉ dám để nó sau dấu ba chám kiểu nhƣ ngôn ngữ giọng chửi của mấy bà quen thói chợ búa mắng mấy cô gái chƣa quen đi chợ: “Mày không mua đã có ngƣời khác mua. Con đĩ thối. Vừa sáng ra đã chê ỏng chê eo. Không mua thì biến”.
84
[51, 526]. Song nhìn từ phƣơng diện giọng điệu, hình thức chuyển tải nội dung tƣ tƣởng tác phẩm thì đấy chính là một biểu hiện quan trọng của sự gần gũi, xích sát lại phía đời sống đang hình thành và biến đổi không ngừng. Trong cái cuộc sống xô bồ ấy, ngƣời ta nói với nhau bằng đủ thứ giọng hỗn tạp. Hiện thực đã ảnh hƣởng và quy định cách nói năng, đối thoại của nhân vật tiểu thuyết. Nhiều từ ngữ mới bổ sung vào thực đơn giao tiếp của ngƣời trong văn chƣơng. Giọng điệu tiểu thuyết mang đậm hơi hƣớng biểu cảm của ngôn ngữ đời sống với sự xuất hiện của hàng loạt khẩu ngữ thông dụng trong đời sống. Điều này giúp độc giả rút ngắn tối đa khoảng cách giữa tiểu thuyết và cuộc đời hiện thực. Dƣờng nhƣ ngƣời đọc đƣợc trò chuyện trực tiếp với các nhân vật. Mỗi nhân vật có một giọng điệu khác nhau, tạo thành nhiều mảng màu sắc sinh động. Ngay cái đanh đá chua ngoa của mấy bà hàng chợ cũng không thuần nhất mà mỗi ngƣời một giọng. Cách miêu tả của Bắc Sơn đã cho ngƣời đọc cảm nhận rõ ràng những sắc thái khác nhau đó: “Bà hàng cá. Tuổi sồn sồn. Mặt sồn sồn. Giọng sồn sồn”, “Chị hàng đồ điện, đanh đã cỡ quốc tế, đứng phắt dậy, chồm chồm nhƣ con voi” [51, 527-528]. “Ngƣời mua kẻ bán là đàn bà. Việc các bà này mang “của quý” ra hoặc mang “việc làm” giữa hai “của quý” của đàn bà và đàn ông là sự thƣờng. Chả có ai coi đó là tục, là bậy. Không có từ “đ…” kèm vào, câu nói trở nên ngƣợng ngịu, không thuận tai nữa kia [51, 528].
Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại về cơ bản là ngôn ngữ đối thoại. Những tiếng nói xã hội khác nhau của các cá nhân khác nhau trong đời sống đƣợc tổ chức lại một cách nghệ thuật trong các cuốn tiểu thuyết. Chúng cùng đối thoại với nhau, không chịu bất kỳ một sức ép nào. Tất cả hƣớng vào đối tƣợng tạo nên một cuộc đối thoại nhiều giọng ở trạng thái dân chủ nhất.
85
KẾT LUẬN
Đau đáu suy tƣ trƣớc những bất cập trong cơ chế cùng với vốn sống dày dặn của mình, nhà văn trẻ - đầu bạc Nguyễn Bắc Sơn đã cho ra đời liên hoàn hai cuốn tiểu thuyết với đề tài chính trị. Ngay khi đặt chân vào văn đàn, Luật đời và
cha con, Lửa đắng đã để lại trong lòng độc giả những ấn tƣợng và suy nghĩ sâu
sắc.
Với hai cuốn tiểu thuyết đầu tay, Nguyễn Bắc Sơn đã gặt hái đƣợc những thành công đáng kể trên phƣơng diện thi pháp thể loại.
1. Về đề tài: Trong dòng chảy của tiểu thuyết đƣơng đại, phần lớn các nhà văn chọn cho mình một lối đi nhẹ nhàng hơn khi lựa chọn những đề tài nhƣ: tình yêu, tâm lí… Còn với Nguyễn Bắc Sơn, ông lại chọn cho mình một con