Miêu tả chân dung nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 38)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2.1. Miêu tả chân dung nhân vật

41

Chân dung - ngoại hình nhân vật là diện mạo của con ngƣời đƣợc miêu tả qua trang phục và yếu tố thể chất có tính đặc thù biểu hiện ra bên ngoài nhƣ: dáng vẻ, màu da, khuôn mặt, ánh mắt, mái tóc, mũi, miệng, chân tay… Chân dung - ngoại hình nhân vật giúp ngƣời đọc phân biệt, nhận dạng bề ngoài con ngƣời nhân vật, đồng thời là yếu tố nghệ thuật cần thiết để bƣớc đầu khắc họa hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm. Khắc họa ngoại hình còn góp phần miêu tả tính cách nhân vật, thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Nhân vật là “con đẻ tinh thần” của nhà văn. Vì vậy, nó phải có đầy đủ mọi yếu tố để làm nên cuộc đời một con ngƣời trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Do đó, khắc họa nhân vật là một trong những yếu tố thể cái tài của nhà văn. Ở một số nhà văn nhƣ Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu… khắc họa ngoại hình, diện mạo là thủ pháp để thể hiện tính cách và số phận nhân vật. Còn trong văn học đƣơng đại, các nhà văn thƣờng ít đi sâu vào việc miêu tả chi tiết cụ thể mà chỉ phác họa vài nét tiêu biểu nhất của nhân vật. Và nhà văn Nguyễn Bắc Sơn cũng vậy, khi miêu tả thế giới nhân vật của mình, ông cũng lựa chọn miêu tả những nét đặc sắc nhất.

Khi khắc họa chân dung ông Hòe - một cán bộ tuyên huấn, chuyên viên cao cấp chính trị thì ngay từ dáng vẻ, ngoại hình bên ngoài đã tạo nên sự nghiêm nghị, chững chạc của một cán bộ Đảng làm công tác tuyên huấn. Nhà văn tập trung rất nhiều vào chi tiết “cặp lông mày”: “Đôi lông mày lưỡi mác dướn lên; đôi lông mày lạ lung này chỉ có trong sân khấu tuồng cổ, trong vai Trương Phi. Không hiểu sao lại đầu thai vào con người này? Hai lưỡi mác to, rậm, đến cuối chân mày lại dựng ngược hẳn lên 90 độ. Trông thật dữ tướng”

[50, 10].

Đôi lông mày trên “khuôn mặt chữ điền” của ông Hòe nhất quán với tính cách của ông, thể hiện ông là con ngƣời trung thực, cứng rắn và rất thẳng thắn, phù hợp với phẩm chất của một ngƣời làm công tác tuyên huấn. Kết hợp phong

42

thái đƣờng hoàng khi nói chuyện trƣớc hội trƣờng cả ngàn ngƣời: “ông chỉnh lại chiếc micro, dù nó đã được để vừa tầm. Không cao, không thấp, không xa, không gần, không ngẩng lên, không chúc xuống. Hình như cứ phải nắm mấy ngón tay vào đấy mới yên tâm. Rồi ông gõ thử, xem nó đã sẵn sàng phục vụ mình chưa. Động tác ấy giống như một phản xạ. Nó truyền cho ông một luồng kích thích, một sự hưng phấn. Khi buông nó ra, hai tay chống vào hai mép bục

ưỡn ngực, nghe giọng mình sang sảng, âm vang cả một vùng trời” [50, 12-13].

Khi bà Phụng bị chạm nọc: “Tất cả các thớ thịt trên gương mặt to, quắc

thước của ông đều căng ra. Đôi lông mày rậm trợn ngược lên” chứng tỏ ông bị

kích động khi bà động chạm đến “nghị quyết”. Hay khi thể hiện sự ngạc nhiên khi biết Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hải An chƣa tổ chức cho cán bộ học nghị quyết thì “cặp lông mày lưỡi mác dướn lên” còn “bộ mặt chữ điền của ông không căng lên mà lại chùng xuống, mắt chớp liền mấy cái như đang theo đuổi

một ý nghĩ nào đó” [50, 11]. Ông ngạc nhiên không thể hiểu nổi sao họ lại làm

nhƣ thế. Thế thì ở đây ngƣời ta lãnh đạo, điều hành công việc ra sao.

Cũng nhƣ khi nghe Đại hội hỏi ông ý kiến về một việc gì đó thì đôi lông mày cũng phản xạ tự nhiên: “khuôn mặt to, quắc thước với đôi lông mày lưỡi

mác của ông nhướn lên” [50, 165].

Đặc biệt, sau cái hôm Đại đƣa ông đi “thƣ giãn”, với ông là sự day dứt, dằn vặt ghê gớm, điều đó cũng đƣợc bộc lộ trên khuôn mặt: “đôi lông mày Trương Phi rậm rì, vểnh ngược ở cuối chân mày, không động đậy, không nhíu

lại, vô cảm trên hàng mi chậm chạp mỗi khi phải chớp” [50, 300].

Một lần nữa, đôi lông mày ấy lại xuất hiện ở chi tiết ông cùng con trai là Lê Đại sang Nga. Lê Hòe tỏ rõ thái độ phản ứng với viên cảnh sát: “Ông quắc

43

Hay nhƣ khi chi tiết Đại và Bình ở Matxcova muốn ƣớm hỏi ông có nhu cầu giải quyết sinh lí không, nhỡ đâu… Đại vừa mở mồm hỏi ƣớm thử “Đôi lông mày lưỡi mác vệnh ngược đã trơn lên, thay cho câu trả lời” [51, 237]. Tƣởng nhƣ đôi lông mày ấy chỉ thể hiện những trạng thái giận dữ, ngạc nhiên thì có lúc nó cũng thể hiện “cái nhìn trìu mến” đối với Kiều Linh, ông tỏ lòng cảm thông yêu mến đối với cô nhƣ tình cảm của một ngƣời cha. Bằng ấy chi tiết về đôi lông mày lƣỡi mác tác giả vẽ nên chân dung một cán bộ tuyên huấn cứng cỏi, thẳng thắn nhƣng cũng thật nhân ái, bao dung.

Bên cạnh chân dung Lê Hòe là chân dụng của bà Phụng - vợ ông, hồi còn trẻ bà cso “mặt hơi sát xương tóc phi dê, áo sơ mi dài tay, cổ bẻ có in ba chữ

MDV (mậu dịch viên) màu xanh trứng sáo” [50, 65]. Chứng tỏ đây là ngƣời phụ

nữ sắc sảo mà theo chồng nhận xét là ngƣời ghê gớm, đáo để, nhƣng bà lại là ngƣời biết lo toan, quán xuyến công việc gia đình. Bà mang tính cách của các mậu dịch viên bán hàng lƣơng thực thời bao cấp vừa nhanh nhẹn, tính toán giỏi, vừa có nghệ thuật trong bán hàng.

Tác giả còn dựng lên chân dung của Lê Hồi – một anh lính thể thao: “mặc bộ quân phục trông chững chạc ra dáng hẳn… luyện tập theo chế độ vận động viên đã phổng phao hẳn lên. Bắp tay, bắp chân săn chắc. Vòng ngực nhô hẳn

lên khoe sức trai cường tráng [50, 40].

Đây là ngƣời lính hăng hái, dũng cảm, luôn phấn đấu cho thành tích của đơn vị. Ngƣợc lại, với Lê Cƣờng – cấu ấm, thiếu gia đã đƣợc tác giả nhấn mạnh tới cách ăn mặc và lối sống chơi bời. Từ cách ăn mặc “quần bò, áo phông, giày

Adiddas trắng” [50, 97]. Khi tán tỉnh các cô gái thì “đôi mắt đa tình ướt rượt,

xoáy vào mắt… thuổng được ở đâu những lời bay bướm như những viên đạn có

sức xuyên thủng tất cả lỗ tai con gái” [50, 103]. Trong tiếng nhạc xập xình của

buổi sinh nhật thì hắn tỏ ra điệu nghệ: “từng cú nhảy điệu nghệ kiểu Michal Jackson, hai tay lên cao, nhịp với toàn thân. Cả cây người như những đợt sóng

44

uốn lượn không cùng… ngực phập phồng trong làn áo áo phông trắng toát. Lưng áo có hình một đôi trai gái gắn môi vào nhau. Mặt lấm tấm mồ hôi, đôi

mắt đa tình phấn khích” [50, 107-108]. Quả đúng là một thanh niên ăn chơi và

rất từng trải trong trƣờng tình. Trong tác phẩm, nhà văn miêu tả rất nhiều chân dung những ngƣời phụ nữ đẹp nhƣ: Thụy Miên, Kiều Linh, Thanh Diệu, Thảo Tần. Mỗi ngƣời mang một vẻ đẹp nữ tính khác nhau.

Vẻ đẹp của Kiều Linh là vẻ đẹp của cô gái hƣơng đồng gió nội: “một cô

gái cực xinh, một gương mặt thuần phác đồng quê” [50, 103]. Cũng vì vẻ đẹp

mộc mạc đó mà cô đã gặp trắc trở trong tình duyên.

Còn Thụy Miên lại có vẻ đẹp “kiêu xa, bí hiểm của người đàn bà xa lạ trong bức tranh nổi tiếng của Nga… tấm thân thon thả với đường cong tuyệt mỹ” [50, 96]. Đây là ngƣời phụ nữ đẹp, rất chiều chồng nhƣng cuộc đời lại ngắn ngủi.

Với Thanh Diệu, “là hoa khôi trong số nữ quan chức cao cấp quận và

thành phố Thanh Hoa”. Cô là “một người vừa trẻ, vừa xinh vừa có duyên” [50,

232] và “là bông hoa lạ giữa chốn quan trường” [50, 233]. Hơn thế, “nhìn mắt

chị cười như hoa, nhìn miệng chị cười thơm như quả mít chín đầu mùa” [50,

236]. Trong các cuộc họp, Thanh Diệu luôn nổi bật giữa đám phụ nữ với vẻ duyên dáng, lịch lãm của một quan chức vừa quý phái vừa kiểu diễm đang ở độ tuổi thật đằm thắm: “váy bó, lửng dưới gối, xẻ hai bên bằng thứ hàng chảy không nhăn. Áo cánh không cổ ôm khít lấy tấm thân thon gọn, không ngắn như bọn trẻ, cũng không dài như các bà đứng tuổi. Và mầu thì giản dị. Áo trắng tinh, váy đen tuyền. Dưới vạt, bên bắp chân phải điểm xuyết mươi hạt cườm ngỡ

như mấy ngôi sao lấp lánh giữa trời đêm huyền diệu” [51, 133].

Tất cả những ngƣời đàn ông có dịp tiếp xúc với chị đều có cảm tình với chị “từ cách ăn mặc nền nã, không quá tân tiến, cũng không lỗi mốt, đến dáng

45

đi quý phái, chính khách, vừa nữ tính quyến rũ” [51, 268]. Từ dáng vẻ, cách ăn

mặc cho thấy chị là ngƣời phụ nữ xinh đẹp, thông minh và thành đạt. Tuy chị thành đạt trên con đƣờng công danh nhƣng lại không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Thảo Tần là hình ảnh một cô giáo đẹp về hình thức và tâm hồn trong đôi mắt học trò “váy bó lửng xanh đen ô vuông kẻ chỉ đặt chéo, sơ mi vét cổ bẻ, chiếc khăn voan hoa nâu thắt hờ như cánh bướm chập chờn dưới ngấn cổ trắng ngần. Cặp chân thẳng trong đôi tất như có như không, nổi bật trên đôi giày cao got đen, mũi tù” [51, 54]. Có lúc là hình ảnh uyển chuyển của chị trên bục giảng: “Cô đứng trên bục giảng, váy xám đen dài, lửng dưới gối một quãng, áo vét không cài khuy chuyển động theo mỗi động tác và thân thể khi di chuyển. Áo

phông trắng bó chẽn tấm thân tròn lẳn” [51, 61].

Trong thế giới nhân vật đa dạng các loại ngƣời, các ngành nghề, nhà văn Bắc Sơn không thể không nhắc tới nhà báo dũng cảm, tâm huyết với nghề là Phạm Năng Triển. Anh là Tổng biên tập báo Thời luận, tờ báo dám phanh phui nhiều thực trạng bê bối trong quận và thành phố. Anh làm việc với trách nhiệm của một nhà báo chân chính, vì thế bọn xã hội đen đã trả thù một cách độc ác: tạt a-xít: “phía bên phải, vẫn thấy gương mặt đàn ông chữ điền, đầy đặn, cương

nghị và quyết đoán của nh, phía bên trái những vết sẹo sâu, nhằng nhịt” [51,

39-40] và “bộ mặt sần sẹo” [51, 68].

Hình ảnh ngƣời Tổng Bí thƣ tận tụy với công việc, giản dị trong cuộc sống “mái tóc hoa râm cắt ngắn, không rẽ ngôi. Bộ comple xám giản dị, áo sơ

mi trắng không cravat” [51, 181]. Chỉ bằng vài nét phác họa mà Nguyễn Bắc

Sơn đã tạo dựng thành công hình ảnh ngƣời lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nƣớc qua cái bắt tay “không lỏng, không chặt, không lâu” [51, 176], vừa đủ để gọi là lịch sự; qua bƣớc đi của ngƣời lính “hơi nện gót”; qua lời nói “nói chậm, sau mỗi câu dừng lại một tí. Câu nào ra câu ấy, chắc nhƣ đinh đóng cột” [51,

46

177]. Khi nghe cấp dƣới báo cáo các công việc chỉ có mái đầu và chiếc bút bi thể hiện rõ: “Cái đầu tóc muối tiêu khẽ lắc lắc hai cái. Vẻ mặt không hề thay

đổi. Chiếc bút bi vẫn xoay xoay trên tay như một động tác vô thức” [52, 135],

có lúc “tay bất chợt đưa lên vỗ vàng trán có những nếp nhăn song song” [51, 191]. Ngƣợc lại, với hình ảnh giản dị, dễ gây nhầm của những nhà lãnh đạo, là những kẻ cơ hội, biến chất nhƣ Bí thƣ Đảng ủy Nguyễn Văn Hải: từ “dáng ngồi

ngả ra phía sau trên cái ghế dựa có tay ngai” [50, 132], thể hiện sự quan trọng

của quyền lực; khuôn mặt đƣợc đặc tả với “những múi thịt dưới làn da bóng nhẫy” cho thấy rõ đó là những ngƣời có cuộc sống thừa thãi vật chất và khi phấn khích thì cũng chính “các múi thịt dưới làn da bóng nhẫy trên mặt cùng

lúc căng lên, mặt như đầy lên, ro ra” [50, 132]. Khi rƣợu vào “các bắp thịt trên

khuôn mặt nổi lên đầy đặn, đỏ lựng” [50, 197]. Ngƣợc lại khi mƣu đồ không

thành, khuôn mặt hắn thể hiện rõ: “Mắt bỗng sầm lại. Mặt đang đỏ lựng mà tái

dại ngay như miếng thịt trâu ôi chợ chiều” [50, 198]. Chỉ đặc tả vào khuôn mặt,

đôi mắt, nhà văn đã phô bày đƣợc bản chất tha hóa của nhân vật. Cũng nhƣ Vũ Sán “cái mặt gầy đen, hai gò má cao, lưỡng quyền cao, trông như gã thợ rèn” [55, tr.226] hiện rõ anh ta là con ngƣời nhỏ nhen, ích kỷ, kém mƣu mẹo.

Nguyễn Bắc Sơn miêu tả ngoại hình nhân vật theo lối truyền thống, chỉ chú ý nhiều đến khuôn mặt và đôi mắt của nhân vật. Ngoại trừ một số nhân vật nữ (Thảo Tần, Thanh Diệu…) đƣợc chú ý miêu tả ngoại hình trọn vẹn. Ông chỉ khắc họa gƣơng mặt và đôi mắt của nhân vật để thể hiện tính cách. Cái đẹp, sự giản dị mực thƣớc đƣợc thể hiện rõ ở cách ăn mặc, dáng dấp, cái xấu phơi bày ngay ở khuôn mặt.

47

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn thể loại (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)