Cấu trúc tên đề

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến (Trang 42)

6. Bố cục

2.1. Cấu trúc tên đề

Cũng giống như bất cứ một văn bản nào khác, phần tên đề là không thể thiếu trong một bài hát. Tìm hiểu cấu trúc tên đề của những ca khúc cách mạng được khảo sát, chúng ta thấy có những điểm nổi bật sau:

a/ Tên bài hát đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào nội dung của văn bản. Có những tên đề chỉ được cấu tạo từ 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ. Nhưng cũng có những tên đề lại được cấu tạo bằng 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thậm chí 9 chữ. Nhưng không có tên đề của ca khúc nào ở đây có 1 chữ.

+ Tên đề được cấu tạo từ 2 chữ chiếm số lượng ít: 14/104 (13.5%)

Ví dụ: Tự nguyện; qua sông; làng tôi; quê em; lá xanh; lá đỏ;… + Tên đề được cấu tạo từ 3 chữ chiếm số lượng rất ít: 10/104 (9.6%)

Ví dụ: Hành quân xa; hành quân đêm; tiến quân ca; xuân chiến khu; người đợi người; diệt phát xít;…

+ Tên đề được cấu tạo từ 4 chữ chiếm số lượng khá lớn: 34/104 (32.7%) Ví dụ: Tiến về Hà Nội; tiến về Sài Gòn; Nam Bộ kháng chiến; cô gái mở đường; cô gái vót chông;…

+ Tên đề được cấu tạo từ 5 chữ chiếm số lượng: 12/104 (11.5%)

Ví dụ: Tiến bước dưới quân kì; hành khúc ngày và đêm; bến cảng quê hương tôi; những cô gái quan họ;…

+ Tên đề được cấu tạo từ 6 chữ chiếm số lượng: 11/104 (10.6%)

Ví dụ: Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây; biết ơn chị Võ Thị Sáu; tiếng chày trên sóc Bom Bo; tiếng hát giữa rừng Pắc Bó;…

+ Tên đề được cấu tạo từ 7 chữ chiếm số lượng: 10/104 (9.6%)

Ví dụ: Cùng anh tiến quân trên đường dài; cùng anh hành quân giữa mùa xuân; chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam; Bác đang cùng chúng cháu hành quân;…

+ Tên đề được cấu tạo từ 8 chữ chiếm số lượng: 3/104 (2.9%)

Ví dụ: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người; tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa; năm anh em trên một chuyến xe tăng;

+ Tên đề được cấu tạo từ 9 chữ chiếm số lượng ít nhất: 1/104 (0.7%) Ví dụ: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

 Như vậy tên ca khúc được cấu tạo từ 9 chữ chiếm số lượng ít nhất, chỉ có 1 trường hợp (0.7%), được cấu tạo từ 4 chữ chiếm nhiều nhất 34 trường hợp (32.7%).

b/ Tên ca khúc được đặt một cách trực diện (chiếm 100%) (địa danh – “Tầm Vu”; hoạt động của nhân vật – “Du kích sông Thao”; tượng trưng – “lá xanh”; mệnh lệnh – “Xuống đường”; hiện tượng – “Bão nổi lên rồi”); không có tên đề ca khúc nào đặt một cách ko trực diện cả (ko liên quan gì đến nội dung của

tác phẩm):

+ Tên bài hát chỉ hoạt động của nhân vật

Ví dụ: Du kích sông Thao; du kích Long Phú;…

+ Tên bài hát có ý tượng trưng

Ví dụ: Lá xanh; lá đỏ; mùa xuân đầu tiên;…

+ Tên bài hát chỉ một hiện tượng

Ví dụ: Bão nổi lên rồi; Bình Trị Thiên khói lửa; Nam Bộ kháng chiến;…

+ Tên bài hát là một mệnh lệnh:

Ví dụ: Dậy mà đi; xuống đường;…

+ Tên bài hát là những địa danh anh hùng trong cách mạng

Ví dụ: Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây; Tầm Vu; Vàm Cỏ Đông; Bình Trị Thiên khói lửa; chiếc gậy Trường Sơn; chào em cô gái Lam Hồng; tình ca Tây Bắc; những cô gái quan họ; sông Đăkkrông mùa xuân về; người lái đò trên sông Pôkô;...

c/ Tên bài hát là một câu đơn: 32/104 (30.8%)

Ví dụ: Anh vẫn hành quân; lời anh vọng mãi ngàn năm; cô gái vót chông; cô gái mở đường; đường tôi đi dài theo đất nước; em là hoa Pơ lang; người đợi người; rừng xanh vang tiếng Ta lư; bão nổi lên rồi; đất quê ta mênh mông; cô gái Sài Gòn đi tải đạn.

d/ Tên bài hát là một ngữ: 67/104 (64.4%) + Danh ngữ (49/104)

Ví dụ: Người chiến sĩ ấy; Tiếng hát những đêm không ngủ; Bóng cây Kơ Nia; Hành khúc ngày và đêm; Bài ca xây dựng; Mùa xuân đầu tiên; Lá đỏ; Tiểu đoàn 307; Người Hà Nội; Du kích Long Phú; Du kích sông Thao;...

+ Động ngữ (17/104)

Ví dụ: Tiến bước dưới quân kì; biết ơn chị Võ Thị Sáu; qua sông; bước chân trên dải Trường Sơn; tiến về Sài Gòn; hát cho dân tôi nghe; cùng anh hành quân giữa mùa xuân; hành quân đêm; cùng anh tiến quân trên đường dài; nối vòng tay lớn;...

+ Trạng ngữ (1/104) Ví dụ: Trên đồi Him Lam.

e/ Tên bài hát là một từ loại: 5/104 (4.8%) + Danh từ (4/104)

Ví dụ: Mười chín tháng Tám; Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây ; Vàm Cỏ Đông; Tầm Vu.

+ Động từ (1/104)

Ví dụ: Tự nguyện

 Như vậy, tên ca khúc là một ngữ chiếm số lượng lớn nhất với 67 trường hợp chiếm 64.4%, tên ca khúc là một từ loại chiếm số lượng ít nhất chỉ với 5 trường hợp chiếm 4.8 %

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)