6. Bố cục
3.3.1. Âm thanh
Khác ở cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, các biện pháp tu từ, nhịp điệu... Đối với văn xuôi, thanh điệu có thể có quan hệ đến ý nghĩa không
nhiều, nhưng với ca khúc, thanh điệu trở thành phương tiện biểu hiện, nhờ vào các phụ âm, nguyên âm có quan hệ đến độ cao, độ vang, độ dài của âm thanh.
Ớ nhanh tay lên nào anh chị em ơi! Ớ nhanh ta lên nào anh chị em ơi!
(Bài ca may áo)
Mùa hoa lê-ki-ma nở (ơ) ở quê ta miền đất đỏ, Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở (ơ) đời sau vẫn còn nhắc nhở. Sông núi
đất nước ơn người anh hùng đã chết cho đời sau. (Biết ơn Võ Thị Sáu)
...v.v.
Ngoài ý nghĩa biểu hiện, bản thân âm thanh giữ vai trò quan trọng trong việc định hình câu hát, gắn kết các thành phần câu hát. Nghệ thuật âm nhạc
cho phép tạo ra những cú pháp đặc thù (như hiện tượng câu vắt câu, tách câu, buông lửng...). Nhưng bất kì nhạc sĩ nào cũng không giải thích được tại sao,
bằng cách nào, tác giả tìm được cho ý tưởng của mình một hình thức nhạc và cái chính là cái gì đã buộc mình hướng về vần điệu...
Các ca khúc phản ánh cuộc sống, tình yêu đất nước, những căm hờn, gian khổ trong cuộc kháng chiến qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ trong các bài hát này có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của các nhạc sĩ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ trong các ca khúc.
Nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của các ca khúc, cũng là một yếu tố tạo mĩ cảm cho người nghe. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác, ngôn ngữ trong các ca khúc với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng
hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh…
Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn ngữ là
sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Việc kiến tạo âm điệu trong các ca khúc cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối giữa ca khúc với người nghe,
dẫn dụ người nghe đi vào thế giới màu nhiệm của âm nhạc. Các câu hát sau sở dĩ “đầy nhạc” chính vì sự tập trung dày đặc các nguyên âm mở và phụ âm vang tạo âm điệu cho ca khúc:
Thanh niên quê tôi luyện sức thật dẻo dai. Hành quân đêm ngày cùng súng đạn nặng vai. Trường Sơn ơi! Ta đã lên đường khi lửa tiền phương đang nhắc ta gấp bước đường xa, khi thù giặc cướp cháy bỏng trong lòng ta.
(Chiếc gậy Trường Sơn)
Đi thông đường để những chuyến xe ta băng băng qua. Hoành Sơn một mai xuôi về, hoà tình em từ những viên đá nhỏ đêm đêm lăn trên đường quê
nhà.
Tính nhạc chủ yếu còn do các thanh điệu tạo nên. Sở dĩ những câu hát
dưới đây đầy nhạc tính như ta cảm nhận được chính là vì đã tập trung được
nhiều thanh bằng:
Chim kêu, chim kêu ven rừng suối gọi, ta lên đường nặng trĩu hai vai, hoa mai vàng chen lá ngụy trang.
(Xuân chiến khu)
Ơi biết bao cô gái đang ngày đêm mở đường. Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường? Em đi lên rừng cây xanh mở lối, em đi lên núi núi ngả cúi đầu.
(Cô gái mở đường)
Em là dòng sông Mã. Anh là núi Mường Hung. Cho thuyền em ngược (ơ) dòng, gió đưa em về núi. Anh là rừng xanh thắm. Em là suối ngàn sâu. Cây rừng anh làm (ơ) cầu, vắt ngang bên dòng suối. Rừng, rừng hoa với chim ca vui tưng bừng. Bên nhau cùng sống vui êm đềm cùng núi rừng.
(Tình ca Tây Bắc)
Câu dưới đây lại biểu tả một cảm xúc khác:
Loài phát xít cướp thóc lúa cướp đời sống dân mình. Nào nhà tù nào trại giam biết bao nhục hình. Đồng bào tuốt gươm vùng lên.
(Diệt phát xít)
Đó là cảm xúc trước một tình thế bất công, một cảnh ngộ uất ức. Câu bị
dồn chặt, đóng chặt bởi những từ ngắn mang thanh trắc giống như uất ức bị
nén lại.
Tính nhạc trong ca khúc là một hình thức làm cho bài ca dễ được cảm nhận bởi người nghe. Câu chữ trong bài hát, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính nhạc còn thể
hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", “lao xao”, “róc rách”, “vi vu”,…
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh, làn nước trôo trong xanh. Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc.
(Nhạc rừng)
Mùa xuân về trong chiến khu, tiếng chim rừng vang hót khắp nơi, mùa xuân về trong chiến khu gió đưa cây rừng cành lá vi vu ú u u chim hót mừng mùa xuân thắng lợi.
(Xuân chiến khu) Líu lo i tờ môi đọng trẻ thơ.
(Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó) ...v.v.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tính nhạc là một đặc điểm quan trọng của các ca khúc. Nhiều trường hợp các nhạc sĩ sử dụng ngay những bài thơ mang đậm tính nhạc có sẵn làm chất liệu sáng tác cho bài hát của mình. Một số những bài thơ phổ nhạc được nhiều người yêu thích và có sức sống khá
bền lâu như: Vàm cỏ đông (Hoài Vũ), Tình ca Tây Bắc (Cầm Giang), Bóng cây kơnia (Ngọc Anh), Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Bính), Tầm Vu (Quốc Hương), Câu hò bên bờ Hiền Lương (Đằng Giao), Tình em (Ngọc Sơn), Anh vẫn hành quân (Trần Hữu Thung), Bước chân trên dải Trường Sơn (Đăng Thục), Bài ca Trường Sơn (Gia Dũng), Người lái đò trên sông Pô Kô (Mai Trang), Cùng anh tiến quân trên đường dài/Đường chúng ta đi (Xuân Sách), Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật), Miền Nam nhớ mãi ơn Người (Trần Nhật Nam), Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Đăng Trung), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (Nguyễn Trung Thu). (18/104, chiếm 17.3%)
3.3.2. Âm và vần
Một bài hát hay ngoài nội dung và các thủ pháp sử dụng từ cũng như kết hợp từ, thì cái hợp vần cũng là yếu tố quan trọng giúp người nghe dễ cảm nhận và thuộc bài hát. Đó cũng là điều mà các thi sĩ và nhạc sĩ ở đây đã đạt được.
Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Các câu hát có vần chính và vần thông. Vần chính là vần cùng một
khuôn âm, vần thông là theo một khuôn âm tương tự. Xét về vị trí vần, còn chia ra vần chân và vần lưng. Tất nhiên, các ca khúc không bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhạc sĩ vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của ca khúc:
Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la. Cây xanh tươi ra lá trổ hoa, chào mùa xuân về với mọi nhà. Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết lên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói
lưu danh đến muôn đời.
(Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh)
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi hạnh phúc biết
bao, bao năm vẫn đợi chờ mà niềm vui sao đến bất ngờ. Ngày đi như trong đêm mơ, tuổi lớn rồi mà như ngây thơ.
(Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh) Xe ta bon trên dặm đường, rời làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương, (mà) xe ta bon ra chiến trường.
(Chào em cô gái Lam Hồng)
Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời. Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời.
(Tiến về Sài Gòn)
=> Trong những ví dụ trên, các nhạc sĩ đã lặp lại vần ngay trong một câu hát khiến những câu hát ấy mang đầy nhạc tính: có lúc rộn ràng, tươi vui; có lúc lại hừng hực khí thế ra trận;…
3.3.3. Nhịp điệu
Nếu bố cục của tiểu thuyết là chương hồi, mang tính mở hơn thì bố cục của ca khúc bị chi phối khá rõ bởi khuôn phép vần điệu.
Phẩm chất ca khúc ở đây không đơn thuần thể hiện ở cấu trúc câu hát, từ ngữ, hình ảnh, hình tượng, độ cảm xúc... mà còn hội tụ ở nhịp điệu - yếu tố quan trọng trong việc tạo hình cho câu hát:
Chúng ta có thể nhận ra những quan niệm về nhịp điệu như phần trình bày dưới đây.
Theo nghĩa rộng nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời gian những chuyển động nào đó, như vậy có thể nói về nhịp điệu của bất kỳ sự chuyển động, trong đó có âm thanh của bất kỳ thứ ngôn ngữ nào chúng ta nghe được mà không cần hiểu nghĩa. Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn của chuyển động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dưới dạng chuyển động âm thanh (Ở đây không tính đến khái niệm nhịp điệu
thường được áp dụng vào các quá trình sinh lý như thở, mạch đập của tim và những chuyển động như đi bộ...).
Các nhạc sĩ xác định nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn, thoát khỏi những đều đặn, cân đối, không phải sự chia cắt, lặp lại mà luôn có xu hướng
khát vọng, giao hòa và lan tỏa. Nguyễn Đình Thi quan niệm: "Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai (...). Các ca khúc có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn (...). Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động". Theo quan niệm đó, nhịp điệu không những không trùng
với âm luật, không cần sự giúp đỡ của thanh điệu mà nó tự tạo ra những yếu tố tự do phù hợp với rung động tâm hồn. Nhịp điệu không thể là những khuôn mẫu buồn tẻ. Nhịp điệu có thể thay đổi linh động, biểu tả được tâm trạng của người viết:
Mùa/bình thường/mùa vui nay đã về. 1/2/4
Mùa xuân mơ ước ấy/đang đến/đầu tiên/với khói bay/trên sông/gà đang gáy trưa bên sông. 5/2/2/3/2/6
Một trưa nắng vui/cho bao/tâm hồn.4/2/2
Nhịp điệu không chỉ là sự biểu hiện mà còn là mối quan hệ được thể hiện trong một hình thức dễ cảm thụ và dễ tái hiện. Và đó là ý nghĩa của nhịp điệu trong bài hát nói riêng, trong nghệ thuật nói chung. Trong tất cả những tác động, những ấn tượng đối với cảm giác, các âm thanh có quan hệ với nhịp điệu nhiều nhất. Âm thanh không chỉ là cảm giác bên ngoài mà còn là sự chuyển động bên trong tạo ra những phản ứng tâm lý và hướng tới một thông báo thẩm mĩ.
Đối với thơ hiện nay, khi mà các thể loại đan cài, giao thoa nhau, nhà thơ có khi "viết như nói" thì nhịp điệu câu thơ hoàn toàn bị chi phối bởi điểm dừng ngữ nghĩa. Đây là một cách đọc, cách ngắt nhịp:
"Và lúc ấy/ những luồng khí quanh ta/ bắt đầu rung chuyển Để nâng giữ trên bóng đêm/ cái lò lửa huy hoàng
Nơi thiêu đốt/ trong chúng ta những xấu xa/ ngông cuồng và hỗn loạn Nơi sáng bừng/ trong dâng hiến của tình yêu"
(Tình yêu - Tạ Thành Vinh) Nhưng với ca khúc thì không hoàn toàn thế, nhịp điệu có những lúc không bị chi phối bởi điểm dừng ngữ nghĩa:
Một làn nắng/ (i)/cũng mang điệu/dân ca.
(Những cô gái quan họ)
Mùa/bình thường/mùa vui nay đã về.
(Mùa xuân đầu tiên – Văn Cao) Như vậy, cùng với vần, nhịp là một yếu tố cơ bản đảm bảo sự liên kết
trong kết cấu văn bản ngôn từ một bài ca. Nếu vần là hình thức liên kết bên ngoài thì nhịp chính là "năng lượng cơ bản", là xương sống của ca. Nhịp điệu
được tạo nên từ nhiều yếu tố. Yếu tố tạo nên nhịp điệu quan trọng nhất ở đây là những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong sự phân bố mau thưa đa dạng của chúng, là độ dài ngắn khác nhau của các quãng nghỉ hơi. Những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong câu hát lại thường gắn liền với vần, với những chỗ nhấn do trọng âm quy định, hay do thanh điệu, do âm sắc nổi bật của một âm tiết trong mối
tương quan với âm tiết khác đòi hỏi. Như vậy, nhịp điệu là nơi cộng hưởng của những yếu tố bên trong, tham gia vào cấu tạo hình thức của một nhạc phẩm.
Nhịp điệu là mặt ngữ âm không thể thiếu trong việc tạo nên một nhạc phẩm. Nó là kết quả hoà phối âm thanh do ngắt nhịp đưa lại, giữ vai trò nòng
cốt tạo nên tiết tấu của ca khúc. Mỗi ca khúc có một kiểu ngắt nhịp phổ biến mang tính đặc trưng. Kiểu ngắt nhịp của các câu hát lại có độ dài ngắn cân đối hoặc không cân đối khác nhau. Các nhạc sĩ kiến tạo nên nhịp điệu riêng
cho ca khúc của mình tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất và cường độ của những cảm xúc cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.
Bạn ơi/hãy đến/quê hương/chúng tôi. Ngắm mặt/biển xanh/xa tít/chân trời. Nghe/sóng vỗ/dạt dào/biển cả. Vút/phi lao/gió thổi/trên bờ.
(Việt Nam quê hương tôi - Đỗ Nhuận) Với những từ ngữ và nhịp điệu, giai điệu ấy của Việt Nam quê hương tôi, nhạc sĩ Đỗ Nhuận như “một người được chọn” trong lúc đó để gửi đi thông điệp về dân tộc mình tới mọi con người trên thế gian: Đấy là Tổ quốc tôi, một xứ sở của những vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng và luôn mơ ước về sự thanh bình.
Khi bài hát vang lên, Tổ quốc bỗng trải ra giản dị, chân thực và thanh bình đến làm ta muốn khóc. Có lẽ dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải triền miên đi qua những cuộc chiến tranh với bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu máu chảy và bao nhiêu ly biệt mới có thể mơ về một điều giản dị đến cháy lòng:
Sự thanh bình.
Rừng cây xanh lá/muôn đóa hoa mai/mừng đón xuân về.
Vui trong nắng vàng/từng đàn bướm trắng/bay khắp rừng hoa.
(Tình ca Tây Bắc - Bùi Đức Hạnh) – Cảnh đẹp nên thơ, tình yêu lãng
mạn, giai điệu trong sáng, du đương, lời ca rộn ràng, ngọt ngào, làm cho ca khúc giống như một bức tranh tuyệt tác, hiện ra một phong cảnh hữu tình.
3.3.4. Từ ngữ
Nhạc phẩm là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người nghe. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.
Các ca khúc trở thành một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của các ca khúc đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn các bài hát.
Ngôn ngữ được dùng trong các ca khúc có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Bên cạnh đó, một bài hát thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Ca khúc thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người