6. Bố cục
3.3.4.3. Từ biểu thị sự quyết tâm giành thắng lợi
+ Hai từ ”thề”, ”quyết” được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ hằng ngày.
Tuy vậy, với tính nhạc hùng hồn, mạnh liệt, chúng vẫn đi vào các các khúc một cách rất tự nhiên, không chút gượng gạo. Thậm chí, chúng xuất hiện với số lượng rất lớn. Tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của quân dân ta, trước hết đã được đánh dấu, chứng minh bằng những từ đó trong ca khúc. Khi những bản ca này được ngân lên, được truyền đi, thì nó lại nhân lên cái khí thế sục sôi diệt thù của người Việt ta. Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ làm dẫn chứng:
Thề quyết thắng quân xâm lăng/gian tham.
(Nam Bộ kháng chiến)
Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày. Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai.
(19 tháng 8)
Muôn trái tim thề xin nhớ ơn Người, làm theo lời của Người. Ơ hò hơ.
(Miền Nam nhớ mãi ơn Người)
Non cao đâu bằng, sông sâu đâu sánh. Hờn căm chất nặng tim anh, thề quyết giữ núi rừng Tây Nguyên.
(Người lái đò trên sông PôKô)
Thề phục quốc tiến lên Việt Nam.
(Chiến sĩ Việt Nam)
Trong gian khó nào sá chi quyết bước trên đường giải phóng quê hương đổ về tiền tuyến.
Dù trong máu đổ, quyết tâm giữ vững lòng son.
(Tiếng hát những đêm không ngủ)
Vàm Cỏ Đông đây, Vàm Cỏ Đông đây. Ta quyết giữ từng mái nhà nép dưới rặng dừa, từng thửa ruộng ngời lên màu mới, từng mối tình hò hẹn sớm trưa.
(Vàm Cỏ Đông)
Xuân chiến khu nhớ tình làng quê xóm cũ, quyết lòng diệt tan kẻ thù toàn dân ta hưởng trọn mùa xuân.
(Xuân chiến khu)
+ dạ sắt gan vàng/lòng son chẳng nao được sử dụng rất hay trong bài ”Tiểu đoàn 307”.
Với dạ sắt gan vàng tiến lên lòng son chẳng nao.
+ Kết cấu ”thà chết chớ lui” cũng không kém phần độc đáo.
Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi, ra đi thà chết chớ lui.
(Giải phóng quân)
+ dù/dẫu (biểu thị những gian khổ)…quyết/vẫn (biểu thị sự sắt son, vì Tổ quốc)…được sử dụng nhiều: (có thể xem dẫn chứng ở mục 2.7.).