6. Bố cục
1.2.5. Phân tích cấu trúc diễn ngôn của văn bản
Bài toán phân tích cấu trúc diễn ngôn:
Đầu vào : văn bản T.
Đầu ra : cây cấu trúc diễn ngôn của T.
Để giải quyết bài toán này, ta sẽ thực hiện quá trình gồm 3 bước :
1. Phân đoạn diễn ngôn : tách văn bản thành tập các đơn vị diễn ngôn.
2. Xác định quan hệ diễn ngôn : xác định mọi quan hệ có thể có giữa các đơn
3. Sinh cấu trúc diễn ngôn phù hợp nhất cho văn bản: sử dụng các quan hệ
diễn ngôn giả định thu được ở bước 2 để xây dựng các cây cấu trúc diễn ngôn của văn bản. Chọn một cây “tốt nhất” theo tiêu chí nào đó.
Hình 3: Quá trình phân tích diễn ngôn 1.2.6. Phân đoạn diễn ngôn
Theo lí thuyết của Mann và Thompson, cấu trúc diễn ngôn được tạo nên từ các phân đoạn diễn ngôn nhỏ hơn. Mọi phân đoạn diễn ngôn đều phải mang một ý nghĩa trọn vẹn nào đó, ví dụ như câu đơn hoặc mệnh đề trong câu
ghép. Đơn vị diễn ngôn nhỏ nhất được gọi là đơn vị diễn ngôn cơ bản
(ĐVDNCB).
Quá trình phân tách văn bản thành các ĐVDNCB gọi là quá trình phân đoạn diễn ngôn. Tính chính xác ở bước này có ảnh hưởng đến chất lượng của bước xác định quan hệ diễn ngôn sau này. Ngoài ra, mức độ gọn nhẹ của bản tóm tắt sau này cũng phụ thuộc vào độ chi tiết (kích thước) của các ĐVDNCB.
Quá trình phân đoạn diễn ngôn gồm hai bước:
1. Tách các đoạn văn, câu. Bước này được thực hiện khá đơn giản dựa trên các dấu xuống dòng và dấu chấm câu.
Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc diễn ngôn cho văn bản
tiếng Anh đều dựa trên từ hiệu như because, but, although,…để phân đoạn
diễn ngôn. Khi xuất hiện các từ này, ta có thể xác định được ngay các thành phần diễn ngôn trong câu. Tuy nhiên, quá trình phân đoạn diễn ngôn cho văn bản tiếng Việt không đơn giản như vậy. So với tiếng Anh, quá trình phân đoạn diễn ngôn tiếng Việt có một số đặc điểm riêng, đòi hỏi các thao tác xử lý phức tạp hơn.
Điểm khác biệt đầu tiên giữa phân đoạn diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt
là việc xác định các từ hiệu. Do việc cấu tạo một từ trong trong tiếng Việt có
thể gồm nhiều tiếng nên có hiện tượng một số từ hiệu trùng hợp. Ví dụ :
- Dù trời mưa to nhưng chúng tôi vẫn đá bóng.
Trong câu này, “dù” là từ hiệu trong cấu trúc “dù … nhưng ...”. Nó được dùng để xác định hai ĐVDN trong câu này là “trời mưa to” và “chúng tôi vẫn đá bóng”.
- Chúng tôi càng chờ, mưa càng nặng hạt.
Trong câu này, “càng” là từ hiệu trong cấu trúc “… càng … càng …”.
Khác biệt thứ hai là, với tiếng Việt, ngay cả khi đã xác định được đâu
là từ hiệu, nhiều khi chúng ta vẫn cần phải căn cứ thêm vào cấu trúc ngữ pháp của các thành phần bên cạnh từ hiệu đó thì mới có thể biết được từ hiệu đó có chức năng diễn ngôn hay không và chỉ ra vị trí tách phân đoạn.
Ví dụ:
- Vì trời mưa nên đường trơn.
Trong câu này, “vì” có chức năng diễn ngôn, thỏa mãn cấu trúc [vì <câu> nên <câu>].
Khác biệt thứ ba là, do các từ trong tiếng Việt ít có sự biến đổi về hình
thái và độ dài các cụm từ hiệu khá ngắn nên có các từ hiệu khi thì nằm ở phân đoạn ngữ danh từ hoặc ngữ động từ (giống như một từ hiệu mạnh trong tiếng Anh), khi thì thậm chí không có chức năng diễn ngôn.
Ví dụ:
- [Khi được dự báo trước đợt rét lạnh,][ bà con nông dân sẽ chuẩn bị đối phó hiệu quả, không bị mất mùa.]
Trong câu này, “khi” đóng vai trò như một từ hiệu.
(*) Phương pháp phân đoạn diễn ngôn
Từ các đặc điểm kể trên, có thể thấy kết quả phân đoạn diễn ngôn trong tiếng Việt sẽ rất thiếu chính xác nếu như chỉ dựa vào các từ hiệu mà không biết cấu trúc ngữ pháp của các thành phần văn bản xung quanh. Do đó, chúng tôi đề xuất sử dụng kết hợp các dấu hiệu sau để thực hiện thao tác phân đoạn :
Các từ hiệu:
(Tham khảo tư liệu luận án “ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm truyền thông xã hội” của Đinh Kiều Châu)
1.2.7.Chức năng của diễn ngôn
Chủ nghĩa chức năng hiện đại được bắt đầu từ những năm 1970 khi ngôn ngữ học đã chịu rất nhiều ảnh hưởng từ tạo sinh luận. Sau chủ nghĩa cấu trúc, người ta hi vọng rất nhiều ở Noam Chomsky vì trong lí thuyết tạo sinh luận, lần đầu tiên cơ chế sản sinh của ngôn ngữ đã được giải thích khá tường tận và thuyết phục: sự sản sinh của ngôn ngữ là vô tận để đáp ứng sự vô tận về các nhu cầu giao tiếp rất khác nhau của xã hội loài người. Và, về bản chất thì ngôn ngữ loài người có rất nhiều điểm chung nhau.
Nhưng, giới ngôn ngữ học rồi cũng nhanh chóng bị thất vọng về chủ nghĩa tạo sinh vì bên cạnh những đặc điểm về tâm lí ngôn ngữ học thì ngôn ngữ còn là một thực thể chịu tác động của rất nhiều nhân tố trong môi trường xã hội hay các đặc trưng xã hội và chủng tộc. Chính vì vậy, rất dễ hiểu là vì sao chủ nghĩa chức năng phải ra đời mà không đi tiếp con đường mà chủ nghĩa tạo sinh đã khai phá.
Từ những năm 1970 trở lại đây, trong giới ngôn ngữ học xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về bản chất của giao tiếp trong xã hội loài người và nhấn mạnh khía cạnh chức năng của ngôn ngữ. Đó là thời kì của sự xuất
hiện các khuynh hướng ngữ pháp chức năng của M.A.K. Halliday, J. Lyons; ngữ dụng học của Austin, Seark, Levinson; ngôn ngữ học xã hội của Hymes,
Trudgill, Lakoff…
Đặc điểm nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại là sự nới rộng về không gian và thời gian cũng như các điều kiện giao tiếp của một hành vi nói năng. Do khuynh hướng tự nhiên hóa sự giao tiếp của con người mà đối tượng ngôn ngữ không dừng lại ở phát ngôn riêng lẻ nữa mà là các chuẩn phát ngôn khác nhau trong một diễn ngôn nhằm thực hiện các mục đích và ý định của người nói. Không gian để nhúng các chuỗi phát ngôn này trong hiện thực không còn là các không gian do nhà ngôn ngữ học giả định nữa (một người nói, một người nghe, một mã giao tiếp) mà là không gian với đầy đủ tính hiện thực của nó, gọi là chu cảnh giao tiếp xã hội: đặc điểm giới tính, tâm lí, nghề nghiệp, hôn nhân của người nói; các điều kiện để tiến hành giao tiếp thuận lợi và không thuận lợi; các điều kiện để giao tiếp bằng lời biến thành các hành động xã hội (social actions) và hành vi xã hội (social behaviours). Vì thế, từ những năm 1970 đã rộ lên phong trào nghiên cứu văn bản và nghiên cứu diễn ngôn.
Về chủ nghĩa chức năng và các chức năng của chúng, người ta thường nhắc đến các tác giả sau:
- M.A.K. Halliday (1978). An Introduction to Functional Grammar (Dẫn
luận ngữ pháp chức năng)
- B. Brown & G. Yule (1983). Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn)
a/ Theo G. Brown & G. Yule: Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn) Hai tác giả đã phát biểu một cách đơn giản hơn về các chức năng ngôn ngữ. Nói một cách khái quát thì ngôn ngữ có hai chức năng chính là:
- Transactional function (chức năng liên giao) - Interactional function (chức năng tương tác)
Hai chức năng này đã thể hiện được đầy đủ những chức năng chi tiết từ cấu trúc luận tới hậu cấu trúc luận và cả về sau này nữa. Điều đó được thể hiện ở các điểm sau:
- Các chức năng của ngôn ngữ suy cho cùng là để làm trọn việc truyền giao thông tin và để kết liên lại những thành viên trong một cộng đồng nói năng, nhằm mục đích thông cảm, đoàn kết, hợp tác...
- Mặc khác, sự đối lập giữa liên giao và tương tác là tương tự như các sự đối lập sau đây trong quan niệm của các tác giả khác:
+ Chức năng biểu diễn & chức năng biểu cảm: K. Bühler (1934); + Chức năng tham chiếu & chức năng tình cảm: Jakobson (1960);
+ Chức năng ý niệm-tư tưởng & chức năng liên nhân: M.A.K. Halliday (1970);
+ Chức năng mô tả & chức năng biểu hiện mang tính xã hội: J. Lyons (1977); b/ Theo M.A.K. Halliday, ngôn ngữ có 3 chức năng lớn:
+ Ideation (ý niệm, tư tưởng) + Interpersonal (liên nhân)
+ Intergrative (văn bản/hội nhập) 1.2.7.1. Chức năng tư tưởng
Đây là chức năng thể hiện các thông tin thuần lí của ngôn ngữ trong thông điệp của giao tiếp ngôn ngữ, và có 90% thông tin gạn lọc được là các thông tin thuần lí. Nghĩa là, các thông tin phản ánh thực tại, các sự kiện xảy ra trong đời sống mà chúng ta muốn giao tiếp. Chức năng này, vì vậy, từ cấu trúc luận cổ điển tới hậu cấu trúc luận và tới chức năng luận vẫn được các tác giả giữ nguyên, nhưng được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau. Ví dụ, chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc luận: chức năng biểu diễn hoặc là 4 chức năng còn lại, trừ hai chức năng biểu cảm và nhận cảm.
1.2.7.2. Chức năng liên nhân
Đây là chức năng nối kết các thành viên trong cộng đồng nói năng lại với nhau thành một khối. Đây là chức năng mà từ 1970 trở lại đây thường được ngôn ngữ học nhắc tới do sự thành công của ngôn ngữ học tộc người và ngôn ngữ học xã hội. Trong một giao tiếp cụ thể, để thực hiện được các ý định giao tiếp của mình, người nói cần thiết phải bộc lộ mình qua ngôn ngữ
với một thái độ trung thực. Nghĩa là, người nói phải thể hiện được các đặc điểm về cá nhân, giai tầng xã hội mà mình thuộc về, vùng ngữ vực mà mình và giai cấp mình ưa sử dụng (vốn từ, các thành ngữ, tục ngữ quen dùng, những lối tu từ ưa thích...), các cấu trúc câu, phát ngôn để bộc lộ thông điệp theo các đặc điểm của người nói.
Chức năng liên nhân là chức năng mang tính xã hội rõ nhất vì bản chất ngôn ngữ, suy cho cùng, là làm mối dây liên hệ giữa người với người trong một cộng đồng đã được xác định. Đôi khi chúng ta nói không phải để truyền thông tin mà nói để tìm hiểu về nhau, thông cảm với nhau...
1.2.7.3. Chức năng văn bản
Đây là chức năng mang tính ngữ pháp văn bản rất rõ, các từ không thể rời rạc mà phải nối kết với nhau để tạo thành sức mạnh, đó là sức mạnh của hiệu lực lời nói. Để đạt được hiệu lực này, ngoài vài luật ngữ pháp quy định về các quan hệ cú pháp đặc thù cho một ngôn ngữ thì chúng ta còn phải sử dụng rất nhiều các nhân tố khác nhau để kết liên các từ lại thành một khối. Chẳng hạn, đó là những hàm ý mà cả hai người nói đều hiểu như nhau, đó là các tiền giả định mà dân tộc đã quen sử dụng trong hàng nghìn năm, đó là những nguyên tắc về phép lịch sự trong lời nói, và cuối cùng là các quy tắc xã hội mà chủng tộc "ấn định" cho ngôn ngữ có những chức năng gì trong cộng đồng.
Ví dụ:
Ngôn ngữ tôn giáo không phải là thứ ngôn ngữ hàng ngày. Nếu thứ ngôn ngữ đó càng xa lạ thì càng tạo được sự bí hiểm. Thậm chí người ta – những người truyền giáo – còn sử dụng ngôn ngữ của một dân tộc khác.
Tóm lại:
1, Ngôn ngữ là hình thức của tư duy, là phương tiện để biểu tải suy nghĩ của con người về thực tại, về chính bản thân mình và về phương tiện mà con người đang sử dụng.
2, Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng của xã hội con người. Trong chức năng thứ hai này, tùy theo các quan niệm khác nhau mà nó được hình dung một cách cụ thể hoặc khái quát khác nhau.
Trong ngôn ngữ học, khái niệm chức năng còn được hiểu là chức năng trong cấu trúc của chính ngôn ngữ. Chẳng hạn như: chức năng khu biệt của âm vị; chức năng định danh của từ và ngữ; chức năng thể hiện một đơn vị lời nói trọn vẹn của câu và phát ngôn...
1.3. Diễn ngôn ca từ trong bài hát Cách mạng 1.3.1.Giới thiệu sơ bộ các bài hát cách mạng
Nhạc cách mạng, thường được gọi nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc
Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kì Chiến tranh Đông Dương, ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam trong thời kì Chiến tranh Việt Nam và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lí tưởng cộng sản, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kì trước 1975 tại miền Bắc và nhạc đỏ có sự định hướng, chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước.
Một số nhạc sĩ nhạc đỏ tiêu biểu như Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu...
Những ca sĩ nổi tiếng của nhạc đỏ có thể kể đến như: Quốc Hương, Trần Khánh, Trần Thụ, Trần Chất, Trung Kiên, Quý Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Hữu Nội, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Kim Ngọc, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Vũ Dậu,
Lê Dung, Quang Thọ, Doãn Tần, Thúy Hà, Thanh Hoa, Thu Hiền, Trung Đức, Tuấn Phong, Quang Lý, Trọng Tấn, Đăng Dương ...
Giống như các nhạc sĩ và nhạc công của miền Bắc trong thời kì này, họ chủ yếu được đào tạo ở nhạc viện trong nước và các nhạc viện thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu.
Trước 1945 cũng có những ca khúc vẫn được xếp vào dòng nhạc đỏ
như bài Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, một số bài hát của Đỗ
Nhuận, Lưu Hữu Phước... Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc Chiến tranh Việt - Pháp, nhiều nhạc sĩ lãng mạn đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới thì nhạc đỏ mới thực sự hình thành.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Nhóm Tổng Hội Sinh Viên với Lưu Hữu Phước tham gia kháng chiến và nhiều nhạc sĩ lãng mạn như Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt... đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới có giai điệu hùng mạnh.
Giai đoạn 1954-1975
Trong giai đoạn này, nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất phát thanh trên đài phát thanh Việt Nam ở miền bắc. Những bài dân ca cũng được cải biến hoặc viết thêm lời để truyền đạt các chính sách của nhà nước. Nhiều bài nhạc đỏ trong thời kì này còn tính đấu tranh rất cao với ca từ mạnh như "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn".
Giai đoạn sau 1975
Sau 1975, một số nhạc sĩ trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe như Tôn Thất Lập sau khi ra Bắc học ở Nhạc viện Hà Nội, cũng sáng tác một số bài hát có nội dung cổ vũ lao động, xây dựng, và cũng được xem là nhạc đỏ.
Đến thời kì Đổi mới, những dòng nhạc khác được phép lưu hành song song, nhưng nhạc đỏ vẫn được ưu tiên nâng đỡ và lưu truyền tại các đoàn thể thanh niên, sinh viên, học sinh và tại các nhà hát, tụ điểm ca nhạc thuộc các đoàn thể trên hoặc của nhà nước. Những bài nhạc đỏ được phổ biến trong thời kì này ôn hòa hơn, không thể hiện tính đấu tranh giai cấp và diệt địch nữa.
Đặc điểm
Một số đặc điểm có thể nêu ra để giúp phân biệt với những dòng nhạc khác: Nhạc đỏ thường liên kết tình yêu đôi lứa, gia đình trong tình yêu