Hành động bày tỏ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến (Trang 84)

6. Bố cục

3.1.4. Hành động bày tỏ

Là những hành động nói ra cho người khác rõ tình cảm, ý kiến của mình.

Hành động này được biểu hiện rõ nét thông qua các câu: đặc biệt, cảm thán, nghi vấn, trần thuật.

* Câu đặc biệt

Câu đặc biệt ở đây là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu đặc biệt được các nhạc sĩ sử dụng rất nhiều trong các ca khúc. Cũng bởi một phần vì tính kiệm lời, kiệm chữ như đã trình bày ở trên. Mặt khác, câu đặc biệt ở đây cũng có những tác dụng riêng của nó, với những dụng ý riêng mà tác giả muốn truyền đạt tới người nghe.

Tác dụng của câu đặc biệt là:

Trên quê hương bao (ư) đời (i). Từ đồng lúa (i) đến con đò ven sông.

(Những cô gái quan họ) - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng:

Những cửa đầu ô.

(Người Hà Nội)

Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau. Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau.

(Bài ca xây dựng)

Bao chiến sĩ anh hùng.

(Chiến sĩ Việt Nam)

Những câu hát về hòn đảo xa hùng vĩ.

(Tình em biển cả)

Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang. Dưới bóng cờ đỏ ánh vàng sao.

(Diệt phát xít)

Hàng đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai.

(Người Hà Nội)

- Bộc lộ cảm xúc:

Thành phố Hồ Chí Minh!

(Tiếng hát từ thành phố mang tên Người) - Gọi đáp:

Trường Sơn ơi! Đèo vút cao vượt qua mây gió.

(Bài ca Trường Sơn)

Miền Nam ta ơi! Hãy phất cao cờ đỏ thắm tươi.

(Bác đang cùng chúng cháu hành quân)

Ớ nhanh tay lên nào anh chị em ơi! Ớ nhanh ta lên nào anh chị em ơi!

(Bài ca may áo)

Bạn đời ơi! Và em thân yêu ơi!

(Bài ca xây dựng)

(Bình Trị Thiên khói lửa)

Ơi câu hò chiều nay, tôi mang nặng tình ai.

(Câu hò bên bờ Hiền Lương)

Hồng Lĩnh ơi! Đỉnh cao mây vờn, đã cùng em từng đêm thức trọn, nối tiếp những mạch đường quê nhà. Hỡi cô gái trên đất Lam Hồng! Mỗi dặm xe

qua, lòng em càng thấu tỏ. Hỡi quê hương bao thương yêu cho ta gởi lời tâm tình. (Chào em cô gái Lam Hồng)

...v.v

Như vậy là các tác giả đã mượn kết cấu và tác dụng của câu đặc biệt làm phương tiện truyền đạt những thời điểm, cảm xúc khác nhau, những tiếng gọi đáp da diết, thân thương tới chúng ta. Tiếng kêu gọi ấy bật lên mọi lúc, mọi nơi. Khi nào lời ca vang lên, là khi đó có sự hiện diện của những tiếng gọi ấy. Câu đặc biệt ngắn gọn mà súc tích.

* Câu cảm thán

Câu cảm thán là câu có các từ ngữ cảm thán, kết thúc bằng dấu chấm than (!) với giọng cảm thán. Các nhạc sĩ đã dùng nó như phương tiện để bộc lộ cảm xúc của của mình qua những từ ngữ đặc thù.

Những từ đặc thù mà các nhạc sĩ hay sử dụng đó là: ôi, hay, quá, biết bao…v.v.

Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu.

(Tiến về Hà Nội) Ôi xinh đẹp tổ quốc của ta.

(Những ánh sao đêm)

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên! Ôi giờ phút

trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm!

(Mùa xuân đầu tiên)

Ôi! Hạnh phúc vô biên!...Hội toàn thắng náo nức đất nước, ta muốn bay lên

say ngắm sông núi hiên ngang, ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam Tổ Quốc anh hùng!

(Đất nước trọn niềm vui)

Rừng bát ngát, ôi rừng mến yêu!

(Nhạc rừng)

Chim giăng giăng bay ngoài nắng xuân đẹp thay.

(Tình ca)

Hà Nội đẹp sao! Ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng. (Người Hà Nội)

Có nhiều câu tác giả không sử dụng các từ ngữ đặc thù, nhưng bằng giọng cảm thán, các nhạc sĩ cũng đã biểu tả được những cảm xúc khen, chê,... của mình rất thành công.

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh! Đẹp nhất tên người. Là một niềm tin. Hồ Chí Minh!

(Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người)

Tới đích rồi đồng chí pháo binh ơi!

(Hò kéo pháo)

Bộ đội Giải Phóng ơi! “Các anh đánh hay hung!” (Hú).

(Tiếng đàn Ta lư)

A Sanh ơi đẹp mãi chiến công. A Sanh, A Sanh!

(Người lái đò trên sông Pôkô)

...v.v.

Chỉ qua một vài ví dụ trên thôi đã đủ chứng minh cho chúng ta thấy được chức năng tác động đến cộng đồng xã hội của câu cảm thán là khá lớn. Cảm thán để bộc lộ những cảm xúc yêu ghét, căm hờn, thán phục...của tác giả đối với hoàn cảnh sống. Khi người nghe hát nó lên, được thế vai, thì những cảm xúc ấy đã nhập hoàn toàn vào họ. Sự căm phẫn quân thù dâng lên cuồn cuộn, tình yêu nước cháy bỏng hơn, sự thán phục đối với những chiến sĩ đã quả cảm hi sinh vì dân tộc,...của họ cũng như sống dậy. Có thể khẳng định, các ca khúc trên trở nên đầy nhạc tính, đầy cảm xúc như vậy là nhờ có sự góp mặt dày đặc của các câu cảm thán.

Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn như không, ai, gì nào, tại sao, mấy, nhỉ,…v.v hoặc dùng ngữ điệu để hỏi, kết thúc bằng dấu hỏi.

Hết rau rồi em có lấy măng không?

(Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây)

Vào ra tù đã mấy lần anh nhỉ? Đạn quân thù đã mấy lần rách áo anh? Rừng cây nào trên chiến trường anh nhỉ? Thành phố nào ánh sáng điện thức trắng đêm?

(Người chiến sĩ ấy)

Bạn có nghe chăng niềm vui của những người dọn đến ngôi nhà mới

mà chúng tôi vừa xây xong?

(Bài ca xây dựng) Gió mây thổi về đâu. Rễ cây uống nước đâu.

(Bóng cây Kơ nia)

Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng,

phải chăng em cô gái mở đường không thấy mặt ngưới chỉ nghe tiếng hát? Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường? Em có nghe tiếng súng nơi

tiền phương giục lòng?

(Cô gái mở đường)

Ai nhanh tay vót bằng tay em?

(Cô gái vót chông) Thu nay xơ xác lũy tre làng quê. Thấy không?

(Du kích sông Thao)

Anh đi tìm em (chứ) em ở nơi đâu? Phải qua, qua bao nhiêu núi qua bao nhịp cầu. Mà phải qua qua bao suối qua bao dòng sông sâu để anh đi tìm em, em ở nơi đâu?

(Em ở nơi đâu?)

…v.v.

Nhìn qua những ví dụ này, chúng ta đều thấy một điểm chung là không phải hỏi để mà đợi câu trả lời. Tác giả hỏi chỉ để nhấn mạnh thêm những gian

khổ mà nhân dân ta phải trải qua trong kháng chiến thôi: thiếu rau phải ăn măng rừng, vào tù, áo rách, vượt qua bao núi đèo nguy hiểm,…Điều đó cũng không làm quân dân ta sờn lòng mà gục ngã. Nó chỉ là những khó khăn trước mắt mà chúng ta phải vượt qua thôi, chỉ cần vượt qua được chúng ta sẽ giành chiến thắng như câu:

Ai chiến thắng không hề chiến bại? Ai nên khôn không khốn một lần?

(Dậy mà đi)

Câu này tuy là câu hỏi, nhưng về ý mà nói, nó là một câu khẳng định (vốn đã có ý trả lời trong đó). Các nhạc sĩ đều đã sử dụng câu hỏi một cách rất tài tình trong ca khúc của mình để thôi thúc thêm niềm tin của những người con đất Việt trong cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ.

* Câu trần thuật

Câu trần thuật (câu kể) là câu dùng để giới thiệu hoặc miêu tả, kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến. Khi nói, câu trần thuật được nói với giọng bình thường. Khi viết, cuối mỗi câu trần thuật phải đặt dấu chấm. (Nhưng không phải câu nào kết thúc bằng dấu chấm đều là câu trần thuật).

Lời của toàn bộ các ca khúc cách mạng được khảo sát có đến 70 - 80% là lời trần thuật.

Ví dụ:

Tuy chiếc khăn tay không biết sẽ về ai, đôi cánh chim bay không biết sẽ về ai, nhưng lòng vẫn tin ở ngày mai, ngày mai rợp bóng cờ bay, tìm ai cầm chiếc khăn tay em đón nhìn.

(Chiếc khăn tay)

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa, cái gạt nước xua đi nỗi nhớ. Em xuống núi, nắng về rực rỡ, cái nhành cây gạt mối riêng tư. Từ nơi em đưa sang bên nơi anh những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến, như tình yên nối lời vô tận. Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.

(Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây)

Tất cả những ca khúc trong giai đoạn này đều ngồn ngộn những chất liệu hiện thực: có lúc kể về những gian khổ, lầm than mà nhân dân ta phải chịu đựng:

Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than. Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang. Loài phát xít cướp thóc lúa cướp đời sống dân mình. Nào nhà tù nào trại giam biết bao nhục hình. (Diệt phát xít); có lúc lại rất lãng mạn với bài thơ "Trường

Sơn Đông - Trường Sơn Tây” - lý giải một tình yêu người lính – tình cảm trong chiến đấu, nảy nở giữa chiến trường, nơi sự sống – cái chết cách nhau một ranh giới

mong manh; có lúc lại tươi vui trong những bài hát nói về vẻ đẹp của đất nước: Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng. Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên. Rừng hát gió lay trên cành biếc. Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh, làn nước trôi trong xanh. Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc. Lá rơi! Lá rơi! Xoay dòng nước cuốn trôi. (Nhạc rừng)

...v.v.

Như vậy, câu trần thuật trong các ca khúc đã đánh dấu được chất hiện thực của lịch sử dân tộc. Khi lời ca vang lên, là lúc các thế hệ đương thời cho đến sau này đều biết rõ hơn về những năm tháng kháng chiến trường kì ấy. Để lớp lớp người sau mãi mãi tự hào về Tổ quốc thân yêu của mình.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)