Một số biện pháp để nâng cao khả năng vận dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 49)

đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học.

- Ngoài việc có những biện pháp để khắc phục những sai lầm trong khi giải toán có lời văn bằng phương pháp áp dụng biểu đồ hình chữ nhật, cần có một số giải pháp sau:

+ Khi đưa ra công thức tính diện tích hình chữ nhật giáo viên cần phân tích kĩ công thức tính diện tích: S = a x b và công thức ngược a = S : b; b = S : a để xem công thức có liên quan đến mấy đại lượng, các đại lượng có liên hệ gì với nhay. Ngoài ra còn nêu dấu hiệu, tính chất cơ bản của diện tích. Hướng dẫn học sinh phân tích để tìm ra mối quan hệ giữa các dữ kiện từ đó định hướng cách giải.

+ Thống kê, phân loại các bài toán có lời văn dùng phương pháp đồ thị hình chữ nhật trong khi giải.

+ Cần cho học sinh luyện tập thường xuyên các bài toán trên, ra các đề tương tự, nâng dần mức độ để học sinh tư duy.

Trên đây là một số giải pháp để học sinh nâng cao chất lượng vận dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn.

C. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy việc vận dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học là rất cần thiết. Phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có liên quan đến 3 đại lượng.

Tuy nhiên, việc vận dụng này khó. Dạy cho học sinh áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn cần được thực hiện một cách công phu. Các bài toán cần được lựa chọn một cách kĩ càng, phù hợp với nội dung kiến thức vừa học, đồng thời các bài toán đưa ra cũng phải được hướng dẫn, phân tích, làm mẫu để học sinh làm quen với bài tập đó. Cần chọn bài như thế nào để học sinh có hướng tư duy thích hợp, nhận biết được

mối quan hệ giữa các đại lượng, từ đó định hướng cách vận dụng cho phù hợp.

Việc vận dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn quan trọng ở chỗ, qua việc giải toán này giáo viên sẽ kiểm tra được sự lĩnh hội kiến thức về hình học nói riêng, các kiến thức về số học về đaị lượng và về giải toán.

Thực tế cho thấy việc áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật vào việc giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học chưa được thường xuyên. Vì vậy cần có biện pháp nâng cao chất lượng vận dụng. Đó là phân tích công thức, nêu ra quan hệ giữa các kích thước đồng thời thống kê, phân loại các bài toán có vận dụng, nhấn mạnh chỗ cần sử dụng công thức này khi phân tích bài toán.

Với một khoảng thời gian có hạn, đề tài chưa thể nghiên cứu được mọi khía cạnh của vấn đề. Chúng ta có thể nghiên cứu vấn đề của đề tài theo hướng tiếp cận khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Áng - Nguyễn Hùng (1993), Một trăm bài toán về chu vi diện tích ở lớp 4 - 5, Hà Nội.

2. Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Hữu Dũng (1998), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXBGD.

3. Trần Diên Hiển (2002), Mười chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, NXBGD.

4. Đỗ Trung Hiệu - Nguyễn Áng- Hoàng Thị Phước Thảo (1995), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, Hà Nội.

6. Nguyễn Phụ Hy (chủ biên) (2000), Dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học, NXBĐH Quốc gia Hà Nội.

7. Lêôchiep A.N. (1989) - Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXBGD 8. Pôlia (1969) – Giải một bài toán như thế nào, NXBGD

9. Tô Hoàng Phong - Huỳnh Minh Chiến - Trần Huỳnh Thống (2002), 400 bài tập toán 4, 5, NXB Đà Nẵng.

10. Phạm Đình Thực (2002), Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, NXBGD.

11. Phạm Đình Thực, Toán chuyên đề, số đo thời gian và toán chuyển động, NXBGD.

12. Vũ Duy Thuỵ - Đỗ Trung Hiếu (2002), Các phương pháp giải toán ở Tiểu học, NXBGD.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp biểu đồ hình chữ nhật để giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w