Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắ cÁ chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2009-2011 (Trang 49)

IV. Rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng ở Ngân hàng TMCP Bắ cÁ chi nhánh Hà Thành

2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắ cÁ chi nhánh Hà Thành

Thành

2.1. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh HàThành Thành

Những năm gần đây, kinh tế Thủ đô luôn tăng trưởng cao, đồng hành với đó là nhu cầu vốn của người dân và các tổ chức tăng cao, nguồn vốn tín dụng trở thành mặt hàng có nhu cầu rất lớn.. Chủ trương mở rộng tín dụng với phương châm “an toàn, hiệu quả”, công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Song hành cùng với sự tăng trưởng đó là những rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng thường xảy ra trong Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành chính ra rủi ro tín dụng mất vốn, đó là sự gia tăng của các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, gây thất thoát nguồn lực,giảm lợi nhuận. Những năm vừa qua mặc dù đã quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng do chú trọng vào sự tăng trưởng , đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng thì rủi ro trong tín dụng vẫn là vấn đề vô cùng quan trọng được chú tâm của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành.

Để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng ta có thể xem xét đến tính hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành qua chỉ tiêu định lượng trong bảng số liệu sau:

Bảng 16 : hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 10/09 (+/-%) 2011 11/10 (+/-%) Tổng dư nợ (triệu đồng) 139.869 254.768 82 700.115 174 Nợ quá hạn (triệu 3734,502 5069,883 36 11551,897 128

đồng) Nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 2,67 1.99 -25.47 1,65 -17.08 Nợ có khả năng mất vốn (Triệu đồng) 867,187 942,642 8,7 770,126 -18,3 Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ(%) 0.62 0.37 -40.32 0.11 -70.27 Tỷ lệ quỹ dự phòng RR(%) 0.36 0.3 -16.67 0.25 -16.67

Dư nợ vay / Tổng tài

sản (%) 28,17 31,72 14 48,9 50

Qua bảng số liệu tổng hợp về hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành năm 2009-2011 trên ta nhận thấy rằng:

Về tổng dư nợ: Tổng dư nợ NASB Hà Nội tăng trưởng mạnh qua các năm. Từ

139,869 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2010 đã phát triển lên 254,768 tỷ đồng (tức là tăng 82% so với năm 2009) và lên tới 700,115 năm 2011 (tăng 174% so với năm 2010). Như vậy, xem xét một cách tổng quát ta có thể thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ phần nào sự tăng trưởng đầu tư cho tín dụng và công tác tín dụng được chú trọng phát triển hơn qua các năm.

Về nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn

Thông qua các bảng biểu trên,chúng ta có thể thấy Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành không chỉ chú trọng tới việc mở rộng hoạt động tín dụng mà còn có sự quan tâm đầy đủ tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng.Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã giảm dần qua các năm. Đặc biệt số dư và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng giảm qua các năm. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, năm 2009 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế thế với nhiều biến động tiêu cực, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, mất khả năng trả nợ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống Ngân hàng thì việc Ngân hàng TMCP Bắc Á duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp như trên là một điều đáng khích lệ.

Tuy nhiên dư nợ cho vay trên tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Bắc Á vẫn ở mức cao và tăng dần qua các năm, từ 28% năm 2009 lên khoảng 48% năm 2011. Hệ số rủi ro tín dụng của NH càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng của NH càng lớn, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành Hà có hệ số rủi ro tín dụng

2.67% 1.99% 1.99% 1.65% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2009 2010 2011 N¨m

tương đối cao chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chưa tốt và cần được chú trọng.

bảng 17 : Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Nợ quá hạn 3734,502 100 5069,88 3 100 11551,897 100 Nợ ngắn hạn 2105,88 6 56,39 2905,550 57,31 7072,071 61,22 Nợ trung và dài hạn 1628,616 43,61 2164,333 42,69 4479,826 38,78

Qua bảng trên ta có thể thấy nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bắc Á tập trung vào nợ ngắn hạn và vẫn còn ở xu hướng tăng. Năm 2009 là 56,39% đến năm 2011 là 61,22 % .Điều đáng mừng là ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng giảm. Chứng tỏ ngân hàng đã chú ý đến quản trị rủi ro trong các khoản cho vay lớn. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á vẫn tập trung vào các khoản vay ngắn hạn , chất lượng các khoản vay ngắn hạn đang có vấn đề và Ngân hàng cần tập trung chú ý vào các khoản vay này.

2.2. Thực trạng về công tác giải quyết rủi ro tín dụng ở Ngân hàng TMCP BắcÁ chi nhánh Hà Thành Á chi nhánh Hà Thành

Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đơn vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì lẽ đó mà công tác giải quyết RRTD cũng là một công tác không kém phần quan trọng.

Nhận thức rõ điều đó thì Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành cũng đã chú tâm vào công tác giải quyết RRTD .Hướng giải quyết hiện nay của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành vẫn là thiết lập các quỹ dự phòng RRTD để có thể đối phó kịp thời với tình huống rủi ro xảy ra, nhưng quỹ dự phòng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều quan trọng hiện nay là chúng ta cần thực hiện tốt việc quản lý rủi ro tín dụng ngay từ đầu quá trình tín dụng , thiết lập quỹ dự phòng RRTD đủ lớn và phù hợp với quy mô cho vay của Ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành thực hiện việc theo dõi và quản lý các khoản vay thông qua hệ thống phần mêm SmartBank. Đây là một phần mềm phổ biến của các Ngân hàng hiện nay trong việc quản lý nợ. Lưu trữ và báo cáo các khoản nợ đến hạn cho các nhân viên tín dụng . Và thông qua hệ thống tin nhắn các nhân viên tín dụng sẽ gửi tin nhắn nhắc nhở đến cho khách hàng. Đây là một công cụ nhắc nợ hết sức hiệu quả và tế nhị,tạo cho khách hàng sự thoải mái khi tiếp cận. Nhờ thế mà các khoản vay được hoàn trả đúng hạn. Đối với những khách hàng nợ quá hạn , các nhân viên thu nợ trực tiếp gọi điện hoặc viết thư gửi theo đường bưu điện nhắc nợ. Trong trường hợp khách hàng vẫn không thanh toán nợ vay, nhân viên tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành sẽ phối hợp với cán bộ tín dụng thực thi khoản vay yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Cùng với đó khi khoản vay đến hạn , các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thu nợ cam kết của hợp đồng tín dụng. Có thể là trích khoản tiền gửi của khách hàng hoặc các tài khoản chuyển tiền khác của khách hàng để thu nợ gốc, lãi, phí .

Ngoài ra cùng với đó Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành còn sử dụng các phương pháp giải quyết linh hoạt khác. Thông qua bản đánh giá về mức độ rủi ro, đưa ra các phương án để lựa chọn phương án tối ưu. Những năm vừa qua cùng với sự năng động sáng tạo của các cán bộ tín dụng, chi nhánh Hà Thành đã thực hiện khá tốt công tác giải quyết RRTD một cách hiệu quả. Chẳng hạn như những khoản nợ khó đòi bắt nguồn từ những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh , Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành đã có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như điều chỉnh cơ cấu lại các khoản nợ, kỳ hạn nợ và gia hạn nợ, hỗ trọ thêm vốn cho khách hàng khi đánh giá được khả năng phục hồi sản xuất , phát triển trong tương lai.

Sơ đồ 5 : Quy trình xử lý nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành

Lưu đồ thực hiện

3. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và những giải pháp trong côngtác phòng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2009-2011 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w