IV. Rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng ở Ngân hàng TMCP Bắ cÁ chi nhánh Hà Thành
1. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một trong các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các chủ thể còn lại. Đối với bản thân ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng gây nên hậu quả là ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay hoặc thời hạn nhận lại nợ gốc và lãi kéo dài so với hợp đồng đã kí kết giữa ngân hàng với khách hàng.
Hay rủi ro tín dụng được hiểu là những khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng.Những thiệt hại, mất mát mà Ngân hàng gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lý do gì. Đó chính là khả năng một khách hàng vay hoặc một đối tác không muốn hay không thể thực hiện được nghĩa vụ đã thoả thuận dẫn đến việc cá khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không thu hồi được. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản nên chỉ cần một tý lệ nhỏ của danh mục cho vay có vấn đề là đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng, đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng hoặc, trong trường hợp xấu nhất ,làm cho ngân hàng có nguy cơ phá sản.
1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Cuối kì hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Thành thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Việc phân loại nợ giúp ngân hàng đánh giá chất lượng cho vay khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, hoàn thiện hoạt động. Các khoản cho vay được ngân hàng phân vào các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau và theo quy định của NHNN, cụ thể các nhóm nợ này được quy định chi tiết tại Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005”. Theo đó, Ngân hàng thường phân loại nợ vào 5 nhóm như sau :
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (ngân hàng phải có hồ sơ đánh giá doanh nghiệp về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
c)Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
d)Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; e)Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Đối với một số trường hợp có trong quy định, Ngân hàng có thể xem xét phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc Ngân hàng bắt buộc phải chuyển vào nhóm có rủi ro cao hơn .