III. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắ cÁ Chi nhánh Hà Thành 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.2. Quy trình tín dụng của Ngân hàng
Để xác định loại khách hàng, Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Hà Thành sử dụng bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Quy mô được xác định dựa trên cơ sở cho điểm độc lập 4 chỉ tiêu: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. Sau khi đã chấm điểm xong ngân hàng đối chiều với giới hạn điểm tương ứng của từng loại hình doanh nghiệp, từ đó có quy trình cho vay cụ thê.
Quy trình cho vay đối với khách hàng là quy định thống nhất nội bộ của Ngân hàng TMCP Bắc Á về trình tự các bước xử lý trong quá trình cấp tín dụng đến khách hàng . Để hạn chế rủi ro, các cán bộ tín dụng phải tuân theo đúng quy trình. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, đối với các sản phẩm tín dụng khác nhau, ngân hàng có thể có những quy định bắt buộc, khuyến khích hay không áp dụng một hoặc một số bước xử lý trong quy trình tín dụng.
Trình tự thực hiện cho vay như sau:
•Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
- Khi khách hàng đề xuất vay vốn, Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết về các chính sách cho vay mà Ngân hàng hiện đang áp dụng. Tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp. Thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà Ngân hàng có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc...)
•Bước 2: Thẩm định cho vay
Đây là bước thực hiện mang ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu quả của khoản vay vì vậy đòi hỏi các cán bộ tham gia phát huy tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề và đặc biệt là các kiến thức đã được trang bị nhằm bảo
đảm đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khoản vay. Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin : Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác.
•Bước 3: Quyết định cho vay
Sau khi nhận được Báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng trình, lãnh đạo chi nhánh kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công, ra quyết định: đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc các quyết định khác và phải nói rõ lí do cho quyết định đó.
Trong trường hợp đồng ý cho vay, phòng khách hàng chuẩn bị hîp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn (phù hợp thoả thuận với khách hàng), hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng thực hiện các điều kiện để đừợc chấp thuận cho vay (nếu có) và gửi khách hàng xem xét ký
•Bước 4: Giải ngân.
Trên cơ sở các chứng từ phát tiền vay do khách hàng xuất trình, cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra các căn cứ phát tiền vay, cụ thể: nội dung của Giấy nhận nợ hoặc yêu cầu phát tiền vay, các chứng từ kèm theo và phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Hợp đồng tín dụng. Sau đó cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo tiến độ sử dụng tiền vay của khách hàng.
Trong những trường hợp thấy cần thiết, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra khảo sát thực tế trước khi quyết định phát tiền vay ( kiểm tra các đợt phát tiền vay lần trước khách hàng có sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm tra sự cần thiết và sự hợp lý phát tiền vay đợt này). Cán bộ tín dụng cần đặc biệt lưu ý các trường hợp yêu cầu phát tiền vay bất thường không phù hợp với thông lệ như khoảng cách giữa các lần phát tiền vay quá cấp tập, tập trung chuyển tiền vào một địa chỉ trong khi hợp đồng tín dụng nêu ra nhiều địa chỉ, tính hợp pháp hợp lệ của các chứng từ kèm theo có dấu hiệu đáng ngờ....
•Bước 5: Kiểm tra sử dụng vốn vay
Căn cứ đặc thù cho vay trên địa bàn, phòng tín dụng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản, hay gặp như kế hoạch kiểm
tra sử dụng vốn vay để thu mua hàng hoá xuất khẩu, kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay để nhập hàng ( hàng tiêu dùng, phân bón,nguyên vật liệu...). Đối với các khoản vay để thực hiện dự án đầu tư, các khoản vay ngắn hạn có đặc điểm riêng biệt, các khách hàng vay có phương thức sản xuất kinh doanh đặc thù cán bộ tín dụng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay riêng theo từng Hợp đồng tín dụng, chậm nhất là sau khi phát món vay đầu tiên. Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra vốn vay theo nội dung bản kế hoạch kiểm tra, cán bộ tín dụng cần điều chỉnh thích hợp.
•Bước 6: Thu hồi nợ vay
Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ (đối với loại cho vay thông thường), Cán bộ tín dụng thảo công văn gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ. Thông báo cần nêu rõ tổng số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và nợ lãi), ngày đến hạn trả. Cùng với việc thông báo nợ đến hạn, Cán bộ tín dụng cần kiểm tra ngay các nguồn thu của khách hàng nhằm chủ động thu hồi nợ vay khi đến hạn. Cán bộ tín dụng cần trao đổi thêm thông tin với khách hàng nhằm nắm bắt cụ thể hơn khả năng trả nợ đến hạn của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn, cán bộ tín dụng cần tìm biện pháp xử lý kịp thời ( phong toả tài khoản tiền gửi, tổ chức quản lý tiền bán hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng để bàn biện pháp giải quyết).