Hiện trạng khai thác tài nguyên nƣớc dƣới đất

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 29)

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

2.4.2.Hiện trạng khai thác tài nguyên nƣớc dƣới đất

Trong phạm vi khu vực hai phƣờng Hàm Tiến – Mũi Né, nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất hầu hết khai thác từ nguồn dƣới đất.

Theo thông tin cung cấp từ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Thuận, năm 2010 tổng lƣợng nƣớc khai thác sử dụng cho các ngành tại địa phƣơng khoảng 1.407 m3/ngày (Bảng 2.2). Trong đó nƣớc tƣới cho nông nghiệp khỏang 29 m3/ngày đƣợc khai thác từ 13 giếng khoan, chiếm khoảng 2.1%; nƣớc phục vụ cho sinh hoạt khoảng 1.348 m3/ngày từ 898 giếng, chiếm 95,8%; nƣớc phục vụ cho sản xuất khoảng 30 m3

/ngày từ 14 giếng, chiếm 2,1%.

Bảng 2.2 Tổng hợp lƣợng nƣớc sử dụng của hai phƣờng Hàm Tiến – Mũi Né STT Mục đích sử dụng Lƣợng nƣớc sử dụng(m3 /ngày) Tỉ trọng (%) 1 Sinh hoạt 1.348 95,8 2 Sản xuất 30 2,1 3 Tƣới 29 2,1 Tổng lƣợng 1.407 100

Hiện nay, trong khu vực nghiên cứu có 2 trạm cấp nƣớc tập trung khai thác nƣớc dƣới đất do Trung tâm Nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng đầu tƣ có khả năng cung cấp nƣớc cho 3.000 hộ. Nhƣ vậy, tổng số công trình khai thác nƣớc dƣới đất hiện có ở khu vực khoảng hơn 900 công trình; trong đó có 177 giếng đào và 748 giếng khoan, độ sâu khai thác từ 3,0 m đến 75,0 m.

2.4.2.1. Nước cho sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất nông lâm nghiệp của hai phƣờng Hàm Tiến – Mũi Né khỏang 500 hecta, chủ yếu phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả, kinh tế vƣờn. Nguồn nƣớc tƣới chủ yếu nhờ vào thiên nhiên, chỉ có một số ít hộ gia đình thuộc địa bàn phƣờng Mũi Né chủ động tìm nguồn nƣớc tƣới để trồng các loại cây công nghiệp có giá trị

Hiện nay, trong khu vực có khỏang 14 giếng đào khai thác nƣớc ngầm phục vụ tƣới, tổng lƣợng khai thác khoảng 29 m3/ngày. Tuy nhiên, các hộ trên chủ yếu khai thác vào mùa khô từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra, còn một phần nhỏ diện tích cây hàng năm nằm xen kẽ với khu dân cƣ, các hộ gia đình cũng khai thác nƣớc dƣới đất từ các giếng đào để tƣới, nhƣng lƣợng khai thác này không lớn.

Bảng 2.3 Hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất phục vụ cho nông nghiệp Đơn vị

hành chính

Số lƣợng công trình Lƣu lƣợng, m3 /ngày

Tổng Giếng đào Giếng khoan Tổng Giếng đào Giếng khoan

TP. Phan Thiết 322 206 114 821 486 323

Phƣờng Hàm Tiến - - - -

Phƣờng Mũi Né 14 14 - 29 29 -

2.4.2.2. Nước cho sản xuất công nghiệp

Nhu cầu sử dụng nƣớc cho sản xuất không lớn, chủ yếu là phục vụ nƣớc cho sản xuất nƣớc đá, và một số cơ sở chế biến thủy hải sản nhỏ lẻ khác với tổng lƣợng nƣớc khai thác phục vụ sản xuất chỉ khoảng 30 m3/ngày. Bảng 2.4 thống kê hiện trạng khai thác và sử dụng nƣớc cho công nghiệp tại hai phƣờng Hàm Tiến và Mũi Né.

Bảng 2.4 Khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất phục vụ công nghiệp Đơn vị

hành chính

Số lƣợng công trình Lƣu lƣợng, m3 /ngày

Tổng Giếng đào Giếng khoan Tổng Giếng đào Giếng khoan

TP Phan Thiết 138 1 137 320 - 320

Phƣờng Hàm Tiến 10 - 10 - - -

Phƣờng Mũi Né 4 - 4 - - -

2.4.2.3. Nước phục vụ sinh hoạt

Tổng lƣợng nƣớc phục vụ sinh hoạt theo tài liệu thống kê khoảng 1,348 m3/ngày, chủ yếu khai thác từ nguồn nƣớc ngầm, trong đó chủ yếu bằng các loại hình giếng đào, giếng khoan nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình. Gần đây, hai phƣờng Hàm Tiến và Mũi Né có thêm 2 trạm cấp nƣớc tập trung đƣợc đầu tƣ bởi Trung tâm Nƣớc & VSMTNT.

Bảng 2.5 Khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất phục vụ sinh hoạt

Đơn vị hành chính Lƣu lƣợng, m

3 /ngày

Tổng Giếng đào Giếng khoan Cấp nƣớc tập trung

Phƣờng Mũi Né 1.049 135 464 450 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣờng Hàm Tiến 299 29 270 -

Mặc dù công suất khai thác của hai trạm cung cấp trên 2.000 m3

/ngày có thể bổ sung nguồn nƣớc cấp cho nhu cầu cơ bản của sinh hoạt và phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn; nhƣng khi so sánh giữa nguồn cấp hiện nay với tiêu chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt cho dân cƣ đô thị loại II (theo TCXDVN 33:2006 là 120 lít/ngƣời.ngày) thì chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 10% yêu cầu. Từ Bảng 2.6 có thể nhận thấy thực trạng thiếu hụt nguồn nƣớc cấp của dân cƣ trong khu vực là rất nghiêm trọng.

Bảng 2.6 Nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt khu vực Hàm Tiến – Mũi Né

Khu vực Dân số (ngƣời) Tiêu chuẩn (l/ngƣời/ngày) Lƣợng theo nhu cầu (m3 /ngày) Lƣợng cấp thực tế (m3 /ngày) Tỉ lệ cấp thực tế (%) Hàm Tiến 7.730 0,12 9.276 299,0 3,2 Mũi Né 26.378 0,12 3.165,36 1.049,0 33,1 Tổng 34.108 12.441,36 1.348,0 10,8 2.5. Kết luận chƣơng

Từ những đặc trƣng về điều kiện tự nhiên – xã hội, định hƣớng phát triển kinh tế, thực trạng khai thác cũng nhƣ sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nƣớc cấp, có thể nhận thấy việc cân bằng cung và nhu cầu sử dụng nƣớc, đặc biệt là nguồn nƣớc cho phát triển du lịch đang và sẽ trở thành một vấn đề cấp thiết của khu vực Hàm Tiến – Mũi Né. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự nghiên cứu và đánh giá cụ thể tiềm năng khai thác của nƣớc dƣới đất, nguồn cung cấp nƣớc chính trong khu vực, từ đó tạo cơ sở đề xuất giải pháp khai thác sử dụng nƣớc, đảm bảo đời sống và sự phát triển kinh tế bền vững của nhân dân địa phƣơng.

CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

3.1. Giới thiệu chƣơng

Trong chƣơng này, học viên trình bày về các điều kiện địa chất và những đặc điểm địa chất thủy văn của tầng chứa nƣớc trong khu vực nghiên cứu. Cụ thể về địa chất, bao gồm các nội dung về lịch sử nghiên cứu địa chất (mục 3.2.1); địa tầng khu vực đƣợc tổng hợp qua các tài liệu nghiên cứu có trƣớc và các cột địa tầng lỗ khoan thu thập đƣợc (mục 3.2.2); và cuối cùng là sơ lƣợc về lịch sử phát triển địa chất (mục 3.2.3). Về địa chất thủy văn, mục 3.3.1 thể hiện những đặc điểm chính tầng chứa nƣớc và cuối cùng mục 3.3.2 là kết quả phân vùng địa chất thủy văn.

3.2. Địa chất

3.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất

Cấu trúc địa chất của miền duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó có vùng đô thị Phan Thiết đã đƣợc đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà địa chất trong nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có các công trình đáng chú ý sau:

Trƣớc năm 1975 có những công trình nghiên cứu của J.Fromaget, E.Saurin (1932, 1952, 1964, 1971). Đến năm 1972, Herin Foutaine công bố tài liệu “ Nhận xét về các thành tạo Đệ Tứ miền duyên hải Nam Trung Bộ”.

Giai đoạn sau năm 1975, có những công trình nghiên cứu địa chất: khởi đầu là công trình lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 Miền Nam Việt Nam do Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1975-1980).Tiếp theo đó hàng loạt các công trình nghiên cứu chuyên đề đƣợc công bố nhƣ: Lê Đức An,1980; Nguyễn Địch Dỹ & nnk,1996; Nguyễn Thành Vạn,1984; Nguyễn Viết Thắm,1984; Nguyễn Tƣờng Tri,1991; Phạm Văn Năm,1983; Phạm Khoản,1985; Nguyễn Tài Thinh,1994;…

Ngoài các công trình kể trên còn nhiều công trình tổng hợp của các nhà địa chất khác. Tuy nhiên, các tài liệu đƣợc sử dụng nhiều nhất trong khi thực hiện luận văn là :

- Báo cáo điều tra địa chất vùng đô thị Phan Thiết ( Phan Thanh Sáng & nnk., 1999);

- Bản đồ địa chất – khoáng sản tỷ lệ 1/100.000;

- Báo cáo kết quả đề án điều tra, quy hoạch nƣớc dƣới đất vùng ven biển Bình Thuận, năm 2008;

- Bản đồ địa chất thủy văn vùng ven biển Phan Thiết – Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, tỉ lệ 1/50.000, năm 2008;

3.2.2. Địa tầng

Trên phạm vi khu vực nghiên cứu, các đá trầm tích và phun trào có tuổi từ Kreta đến Đệ Tứ bao gồm 11 phân vị nhƣ sau:

a. Hệ Kreta không phân chia – Hệ tầng Nha Trang (Knt)

Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Nha Trang xuất hiện ở lầu Ông Hoàng, Đá Ông Địa, Bàu Me, Bàu Ghe, Mũi Né, … với diện tích khỏang 1-1.5 km2 và trong một số lỗ khoan sâu từ 29-57 m. Thành phần thạch học: ryolit, trachitryolit, felit, daxit porfir và tuf, andezit porfia và tuf của chúng. Chiều dày chung của hệ tầng từ 600 – 650 m với mặt cắt của hệ tầng đƣợc chia làm hai tập:

- Tập dƣới: andesit, tuf andesit màu xám lục, dày 50-100 m

- Tập trên: dacit, ryodacit, ryoilit, trachyryolit và tuf của chúng có màu xám sáng, xám nâu, cấu tạo khối, dòng chảy, dày 450-500 m.

Andesit có kiến trúc phorphyr với nền andesit hoặc pilotaxit, cấu tạo dòng chảy. Ban tinh chiếm 28 - 35% gồm andesit (25-30%) và horblend (0-6%). Nền gồm các vi tinh Plagioclas, horblend, thủy tinh núi lửa thành phần trung tính.

Hệ tầng Nha Trang đƣợc xếp vào Kreta bởi các thành tạo núi lửa của hệ tầng phủ trực tiếp lên trầm tích Jura trung, quan sát thấy ở núi Ga Lăng, sông Lòng Sông và bị các đá xâm nhập granit, granosyenit bitotit có tuổi 100 triệu năm xuyên cắt. Do đó, tuổi của hệ tầng đƣợc Trịnh Long, Nguyễn Xuân Bao,… (1994) xếp vào Kreta.

b. Neogen, thống Pliocen, hệ tầng Liên Hương (N2lh)

Các thành tạo hệ tầng Liên Hƣơng chỉ lộ ra ở vách bờ phải Suối Tiên, dài liên tục khỏang 1 km, phân bố trong khỏang cốt cao 40-60 m.

c. Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocen (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Pleistocen trung, trầm tích biển, Hệ Tầng Mũi Né (mQ12.1): trong khu vực nghiên cứu các thành tạo của hệ tầng Mũi Né chỉ lộ ra một diện nhỏ ở khu vực Suối Tiên, còn lại gặp trong các lỗ khoan (LKMn4) ở độ sâu 37 m. Thành phần trầm tích gồm cát bột lẫn sạn màu xám, trắng-nâu loang lỗ. Bề dày tăng dần từ chân núi ra biển thay đổi từ 2.0 đến 21.6 m.

- Pleistocen trung – thượng, trầm tích biển tướng bar cát, Hệ Tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt): trầm tích cát màu đỏ hệ tầng Phan Thiết phân bố thành diện rộng dọc theo bờ biển, tạo thành các đồi cát đỏ có bề mặt đỉnh phẳng, sƣờn dốc thoải; thƣờng chúng phân bố từ độ cao 40 m trở lên. Thành phần trầm tích hầu nhƣ chiều đứng là cát thạch anh hạt mịn đến vừa (thạch anh 86%, ilmenit 1%), độ hạt 0.2-0.3 mm, màu phổ biến là đỏ nâu ở phần trên, nhạt dần ở phần dƣới và chuyển sang màu xám vàng. Độ dày chung của hệ tầng thay đổi từ 15.0-129.0 m.

- Pleistocen thượng, trầm tích biển tướng vũng vịnh – ven bờ (mQ13.2

): các trầm tích này lộ ra ở phần trung tâm của Mũi Né. Thành phần trầm tích gồm cát ở phần cao của địa hình và cát bột sét ở phần tƣớng vũng vịnh. Bề dày trầm tích khoảng 5.0-15.0 m có nơi đến 43.0 m.

d. Hệ Đệ Tứ, thống Holocen

- Thống Holocen trung, trầm tích biển (mQ22): các trầm tích biển Holocen giữa phân bố dọc ven rìa các khối cát đỏ, có độ cao từ 4 – 20 m. Thành phần trầm tích là cát thạch anh chọn lọc tốt, màu xám, trắng, vàng.

- Thống Holocen trung, trầm tích gió (vQ22): phân bố ở phía Tây bắc Hàm Tiến và bắc Mũi Né, tạo thành những dải cồn cát nhấp nhô độ cao thay đổi từ 10-60m, độ dốc sƣờn tƣơng đối ổn định. Thành phần trầm tích gồm cát thạch anh hạt mịn đến trung màu trắng, vàng, hồng nhạt. Các trầm tích này phủ trực tiếp lên cát màu đỏ hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt) và các trầm tích gió tuổi Pleistocen muộn. Bề dày thay đổi từ 5.0-40.0 m.

- Thống Holocen trung – thượng, trầm tích biển (mQ22-3): phân bố dọc bờ biển của khu vực Hàm Tiến – Mũi Né, thành phần thạch học gồm cát thạch

anh hạt trung, màu trắng, xám có chứa ilmmenit, zircon. Thành tạo này phủ trực tiếp lên đá gốc hoặc phủ lên trên các trầm tích biển tuổi Holocen giữa và bị các trầm tích Holocen muộn phủ. Bề dày thay đổi từ 2.0-10.0 m. - Thống Holocen trung – thượng, trầm tích gió (vQ22-3): phân bố ở tây bắc

Hàm Tiến và Bắc Mũi Né, phủ trực tiếp lên các trầm tích biển tuổi Pleitocen hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt) và các trầm tích gió tuổi Holocen trung (vQ22), là những đụn cát luôn thay đổi hình dạng khi ảnh hƣởng chế độ gió theo mùa. Thành phần trầm tích là cát thạch anh màu vàng nhạt, trắng, nâu đỏ. Bề dày thay đổi từ 3-15m.

- Thống Holocen thượng, trầm tích biển (mQ23): phân bố ở rìa bờ biển Hàm Tiến, và một diện nhỏ ở tây nam Mũi Né, luôn chịu tác động của biển và thủy triều. Thành phần trầm tích là cát hạ trung đến thô lẫn nhiều vụn xác sinh vật biển. Bề dày trầm tích thay đổi từ 1.0-3.0 m.

- Thống Holocen thượng, trầm tích gió (vQ23): phân bố một diện khỏang 5-6 km2 ở phía tây Hàm Tiến, thành phần trầm tích là cát thạch anh hạt mịn đến trung màu trắng, trắng vàng. Chúng phủ trực tiếp lên các trầm tích Pleistocen giữa-muộn và Holocen giữa-muộn. Bề dày thay đổi từ 2-30 m. 3.2.3. Sơ lƣợc lịch sử phát triển địa chất

Thông qua những kết quả nghiên cứu về thành phần thạch học, nguồn gốc, cấu trúc của các loại đất đá khác nhau, cột địa tầng và kiến tạo, để lập lại lịch sử vùng nghiên cứu trong thời gian quá khứ. Trong Proterozoi, miền Nam Trung Bộ còn là một bộ phận của mảng Indosinia cho đến Paleozoi giữa những hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ khởi đầu của quá trình đập vỡ lục địa Indonisia. Đến Paleozoi muộn, miền Nam Trung Bộ tách rời khỏi mảng Indonisia để bƣớc đầu hình thành miền sụt võng uốn nếp Mesozoi Nam Trung Bộ hiện nay. Đến Jura sớm, ở phần rìa Thái Bình Dƣơng chuyển động tƣơng đối giữa các mảng trở nên tích cực, vùng nghiên cứu bị lún chìm để hình thành trầm tích biển Jura khá dày. Từ cuối Kreta, vùng nghiên cứu đƣợc nâng lên dần dần, chúng bị bào mòn ban đầu xuất hiện lớp phủ với các thành tạo trung tính – acid yếu của hệ tầng Nha Trang và sau đó là hoạt động của các đá xâm nhập. Đến Kanozoi chế độ lục địa khống chế tòan vùng nghiên cứu kéo dài tới

Holocen thì biển tiến vào nhƣng không đáng kể, còn để lại những bậc thềm. Về sau, biển thoái dần để lại các trầm tích khác nhau, ảnh hƣởng của sóng biển, triều và gió đã tạo nên các cảnh quan hiện nay.

3.3. Địa chất thủy văn

3.3.1. Những thành tạo địa chất chứa nƣớc

Qua việc tổng hợp và phân tích các tài liệu địa chất – địa chất thủy văn, nhận thấy tầng chứa nƣớc trong khu vực nghiên cứu hoàn toàn đƣợc hình thành trong các trầm tích mềm rời Đệ Tứ, gồm các trầm tích tuổi Pleistocen và Holocen. Bên cạnh đó, địa tầng các lỗ khoan cho thấy không có lớp đất đá liên tục cách nƣớc xen kẽ giữ các lớp chứa nƣớc. Vì vậy, nƣớc dƣới đất trong khu vực cùng thuộc một tầng chứa nƣớc ngầm không áp, có mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố khí tƣợng thủy văn và dễ bị ảnh hƣởng từ các hoạt động của con ngƣời.

Tầng chứa nƣớc ở đây tồn tại trong các đụn cát và cồn cát ven biển. Độ sâu mực nƣớc ngầm từ 1.0-5.0 m, có nơi đạt tới 20 m (LKH1). Độ nghiêng của gƣơng nƣớc ngầm (gradient thủy lực) thƣờng nhỏ, chỉ vào khoảng 0.005-0.01. Bề dày của tầng chứa nƣớc thƣờng chỉ từ 5.0-15.0 m, nhƣng cũng có nơi đạt đến 60.5 m (LKBT). Nguồn bổ sung thƣờng xuyên cho tầng chứa nƣớc lỗ rỗng là nƣớc mƣa.

Nƣớc lỗ rỗng trong khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng bởi động thái biến thiên (cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng) theo các mùa trong năm và theo động thái ven bờ – tức chịu ảnh hƣởng rõ rệt của thủy triều.

Tuy nhiên do có sự khác nhau về thành phần đất đá của các trầm tích Đệ Tứ trong khu vực nghiên cứu, dẫn đến sự biến đổi các thông số địa chất thủy văn và mức độ tàng trữ nƣớc của các tầng đất đá. Căn cứ vào khả năng chứa nƣớc lỗ rỗng của đất

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 29)