Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc dƣới đất

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 54)

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

5.2.1.Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc dƣới đất

Hiện nay, trách nhiệm quản lý tài nguyên nƣớc bao gồm xây dựng cơ chế chính sách; tổ chức thực hiện các dự án điều tra cơ bản, giám sát hệ thống quan trắc, quy hoạch; tổ chức thanh tra kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc về Phòng Quản lý tài nguyên nƣớc và khí tƣợng thủy văn, Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Bình Thuận. Cơ cấu của phòng chỉ có 4 ngƣời gồm 1 trƣởng phòng và 3 chuyên viên, trình độ chuyên môn không cao. Với khối lƣợng công việc rất lớn trong khi nhân sự

hạn chế, bên cạnh đó, các văn bản về luật tài nguyên nƣớc còn chƣa rõ ràng, thiếu cập nhật thực tế và hƣớng dẫn cụ thể, công tác quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất trong khu vực nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn.

Để giải bài toán về quản lý nhà nƣớc, cần có sự kết hợp đồng bộ rất nhiều nhóm giải pháp. Cụ thể đó là: (1) cải tiến bộ máy quản lý, bổ sung và nâng cao trình độ cán bộ quản lý và (2) ứng dụng kĩ thuật, cụ thể là ứng dụng công cụ mô hình vào quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất.

5.2.1.1. Cải tiến bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý

Qua thực tiễn điều tra phỏng vấn các cán bộ trong phòng tài nguyên nƣớc, học viên đề nghị các công việc cần thiết để kiện toàn bộ máy quản lý nhƣ sau:

- Đầu tiên, trƣớc thực trạng là các tài liệu thẩm tra, thẩm định văn bản của phòng hầu hết đều ở dạng giấy, khi cần sử dụng rất mất thời gian để tìm kiếm. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, và dễ sử dụng là rất cần thiết, vì vậy cần phải hệ thống, tin học hóa tất cả các nguồn tài liệu.

- Thứ hai, để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự, cần bổ sung cán bộ, đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trƣờng ở các cấp huyện, xã, phƣờng về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc dƣới đất.

- Thứ ba, cần tăng cƣờng mối liên hệ với các ban ngành liên quan trong việc khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất nhƣ là Sở Y Tế, Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, Sở Xây dựng, và các phòng Tài nguyên và môi trƣờng cấp huyện, phƣờng, xã.

- Cuối cùng, việc quản lý tài nguyên nƣớc phải đƣợc thực hiện theo các văn bản, quy định, luật của trung ƣơng và địa phƣơng. Cụ thể bao gồm:

o Luật tài nguyên nƣớc ban hành năm 1998, và các nghị định, thông tƣ

liên quan;

o Quy định bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất ban hành kèm theo quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT năm 2008;

o Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 Quy định về chế độ thu, quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép sử dụng nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 Quy định về chế độ thu, quản lý và sử dụng Lệ phí cấp giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 Quy định về chế độ thu, quản lý và sử dụng Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lƣợng nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 Quy định về chế độ thu, quản lý và sử dụng Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 Quy định về chế độ thu, quản lý và sử dụng Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất; khai thác, sử dụng nƣớc mặt; xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Quyết định số 91/2006/QĐ-UBND ngày 23/11/2006 quy định về Quản

lý tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Chỉ thị số 01/2008/CT-UBND ngày 28/8/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cƣờng công tác quản lý thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc và hành nghề khoan nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

o Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 của UBND Tỉnh ban hành Quy định quản lý nhà nƣớc về hoạt động khí tƣợng thủy văn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra, cơ quan quản lý cần phải xây dựng và thực hiện một số chƣơng trình sau: - Duy trì và cải tiến công tác thẩm tra, cấp giấy phép khai thác sử dụng nƣớc

dƣới đất có thời hạn, có hoạt động giám sát chặt chẽ và bắt buộc phải tôn trọng giấy phép khai thác đã đƣợc ban hành;

- Các đơn vị hành nghề khoan giếng phải nắm rõ kỹ thuật khoan, có kiến thức về chuyên môn. Cần có một chƣơng trình hƣớng dẫn về cấp phép

khoan, sử dụng thiết bị và hoàn thiện lỗ khoan và có sự phân công giám sát các hoạt động khoan giếng. Nghiêm phạt các hoạt động khoan khai thác nƣớc dƣới đất trái phép;

- Thanh tra, kiểm tra và đầu tƣ tài chính cho công tác tổ chức lƣu trữ các dữ liệu về tài nguyên nƣớc dƣới đất trong khu vực nhằm phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ nƣớc dƣới đất;

- Tiến hành việc thu thuế tài nguyên bằng cách buộc các cơ sở khai thác nƣớc ngầm phải đăng ký và lắp đặt đồng hồ nƣớc.

5.2.1.2. Giải pháp kỹ thuật - Ứng dụng mô hình GMS

Sự biến đổi tài nguyên nƣớc ngầm nói chung tuân theo các quy luật động học và vì thế có thể biểu thị bằng các quan hệ toán học hay nói cách khác bằng các mô hình mô phỏng. Nhƣ đề cập trong Mục 1.3.4. , Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp này, do bởi thời gian nghiên cứu và hạn chế về mặt tài liệu, hệ thống mô hình GMS phiên bản 6.0 đƣợc ứng dụng cho vùng nghiên cứu tác giả chỉ giới hạn bài toán ở trạng thái ổn định (các thông số thay đổi theo thời gian nhƣ mực nƣớc, lƣợng bổ cập và lƣợng khai thác đƣợc lấy giá trị trung bình nhiều năm) và cơ sở lý thuyết dựa vào khái niệm các quá trình động lực học của nƣớc dƣới đất, còn đƣợc gọi là Mô hình khái niệm. Kết quả cân bằng nƣớc của mô hình sẽ một lần nữa kiểm định lại kết quả tính toán trữ lƣợng tiềm năng trong Mục 4.2.3. và hỗ trợ cho công tác quản lý và khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất.

Quá trình hình thành và vận động của nƣớc dƣới đất là tổ hợp của các yếu tố tự nhiên nhƣ khí tƣợng, địa hình, địa chất và thủy văn nƣớc mặt, do đó, để tăng tính chính xác của mô hình, để tránh sai số hệ thống, phạm vi tính toán đƣợc mở rộng cho cả khu vực Lê Hồng Phong. Mô hình đƣợc xây dựng cho vùng nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu cơ bản từ Đề tài “Xây dựng qui trình bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất bằng phƣơng pháp bồn thấm tại các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ” của Bùi Trần Vƣợng[18], Viện Khoa học Thủy lợi, Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Thuận, và đặc biệt là tài liệu điều tra khảo sát thực địa của chính tác giả. Cụ thể các bƣớc xây dựng mô hình đƣợc trình bày dƣới đây.

a. Thiết lập mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích vùng lập mô hình: vùng lập mô hình có diện tích 927 km2

đƣợc giới hạn bởi các toạ độ trên tờ bản đồ VN2000 tỷ lệ 1/25,000 với X từ 187,000 đến 234,000 và Y từ 1,208,000 đến 1,245 000.

- Lƣới của mô hình: Tọa độ X gốc của khu lập mô hình là 187,000, chiều dài theo trục X là 47,592 m. Tọa độ Y gốc của khu lập mô hình là 1,208,000; chiều dài theo trục Y là 37,000 m. Toàn bộ diện tích lập mô hình đƣợc chia thành 235 hàng và 135 cột, tổng cộng có 31,725 ô mỗi ô có kích thƣớc khoảng 200 x 200 m. Những ô lƣới nằm ngoài vùng lập mô hình đƣợc làm không hoạt động (inactive).

Hình 5.1 Lƣới tính toán trong mô hình

- Điều kiện biên: trong mô hình sử dụng 2 loại biên

o Biên sông phía tây và phía tây bắc của vùng nghiên cứu là sông Cái, phía bắc là sông Lũy. Giá trị mực nƣớc sông và độ cao đáy sông của các biên sông trên đƣợc xác định theo tài liệu thủy văn do Viện Khoa

học Thủy lợi cung cấp, cụ thể trong bài toán trạng thái ổn định: (1) biên sông Luỹ có cao độ mực nƣớc ở góc cao bên trái là 20 m và cao độ đáy sông là 18 m, tƣơng tự ở góc cao bên phải là 1 m và -1 m; và (2) biên sông Cái ở góc cao bên trái là 20 m và 18 m, ở góc thấp bên trái là 8 m và 6 m.

o Biên tổng hợp là biên mà lƣu lƣợng trên biên phụ thuộc vào mực nƣớc, bao gồm các hồ gần núi Tà Zôn, hồ Bàu Ông, Bàu Bà và đƣờng mực nƣớc biển từ Phan Thiết đến Phan Rí Cửa (từ cửa sông Cái đến cửa sông Lũy). Giá trị cao độ mực nƣớc của các hồ: (1) hồ Tà Zôn = 40 m, (2) hồ Bàu Ông = 32,375 m, (3) hồ Bàu Bà = 29,208 m, và (4) cao độ mực nƣớc của đƣờng bờ biển đƣợc xác định là 8 m ở góc trái và 1 m ở góc phải. Ngoài ra, trong biên tổng hợp lƣu lƣợng dòng thấm qua biên đƣợc tính theo công thức: Qb = Cb(hb - h) và hệ số sức cản thấm qua đáy các hồ đƣợc chọn là 5 m2/ng/m2 ứng với vật liệu ở đáy các hồ là cát hạt mịn lẫn ít bột.

- Hệ thống các tầng chứa nƣớc: đƣợc thiết lập 2 lớp

o Lớp 1 mô phỏng tầng chứa nƣớc lỗ hổng, đƣợc coi là tầng chứa nƣớc

không áp. Cao độ mái của lớp 1 hay bề mặt địa hình đƣợc lấy từ bản đồ địa hình 1/25.000 (cùng với các điểm có giá trị cao độ, các đƣờng đồng mức địa hình trên bản đồ đƣợc nội/ngoại suy thành ô lƣới có cao độ tƣơng ứng thông qua một phần mềm chuyển đổi trung gian).

o Lớp 2 mô phỏng đới phong hóa và đá gốc, đƣợc coi là lớp cách nƣớc.

Hình 5.3 Bề mặt địa hình trong mô hình

- Các thông số thấm của các lớp:

o Hệ số thấm của lớp 1: lấy từ kết quả thu thập từ bơm nƣớc thí nghiệm chùm cho giá trị hệ số thấm ban đầu theo phƣơng nằm ngang K = 12,67 m/ng. Hệ số thấm theo phƣơng thẳng đứng cho lớp 1 là 1,267 m/ngày bằng 1/10 hệ số thấm theo phƣơng nằm ngang[18].

o Hệ số thấm của lớp 2: trong mô hình lớp 2 bao gồm các lớp sét bột phong hóa từ đá gốc và đá gốc đƣợc coi là lớp không chứa nƣớc. Giá trị hệ số thấm của lớp này đƣợc lấy bằng 1*10-4

- Lƣợng bổ cập: lƣợng bổ cập ban đầu nhập vào mô hình đƣợc tính bằng phƣơng trình cân bằng clorur

Qmưa× Clmưa = Qndđ× Clndđ

Trong đó:

Qmưa Lƣợng mƣa (mm/năm);

Clmưa Hàm lƣợng Clorur trong nƣớc mƣa (=5,32 mg/l);

Qndđ Lƣợng bổ cập cho nƣớc dƣới đất (mm/năm);

Clndđ Hàm lƣợng Clorur trung bình của nƣớc dƣới đất (=59,65 mg/l). Kết quả tính toán lƣợng bổ cập từ nƣớc mƣa cho nƣớc dƣới đất theo số liệu khí tƣợng của các trạm quan trắc trong khu vực lập mô hình đƣợc thống kê trong Bảng 5.1.

Bảng 5.1 Thống kê kết quả tính toán lƣợng bổ cập từ mƣa cho nƣớc dƣới đất

Nguồn số liệu Lƣợng mƣa trung bình mm/năm Lƣợng bổ cập trung bình mm/năm Lƣợng bổ cập trung bình m/ngày Trạm Phan Thiết (từ 1990-2006) 1140 101,673 0,0002786 Trạm Phan Thiết (từ 5/2005 đến 4/2006) 1126 100,424 0,0002751 Trạm Hồng Phong (từ 5/2005 đến 4/2006) 899 80,215 0,0002198 Trạm Bàu Nổi (từ 5/2005 đến 4/2006) 761 67,827 0,0001858

Tóm lại, vùng nghiên cứu đƣợc sơ đồ hoá nhƣ là một hệ thống gồm 2 lớp, với lớp 1 là tầng chứa nƣớc không áp và lớp 2 là lớp cách nƣớc. Biên phía Bắc và Tây của mô hình là biên sông, biên phía Nam, Đông và các hồ đƣợc mô phỏng bằng biên tổng hợp. Các thông số đầu vào của mô hình đƣợc thu thập và cập nhật từ các nguồn có tính pháp lý và đảm bảo độ tin cậy.

b. Hiệu chỉnh mô hình

Hiệu chỉnh mô hình là quá trình điều chỉnh các thông số để mô hình mô phỏng tƣơng tự trạng thái của hệ thống nƣớc dƣới đất. Các thông số đƣợc thay đổi trong khoảng giá trị có thể chấp nhận đƣợc cho đến khi đạt độ chính xác cần thiết. Kết quả hiệu chỉnh đƣợc đánh giá bằng cách so sánh giá trị chênh lệch giữa cao độ mực nƣớc quan

chênh lệch nằm trong giá trị giới hạn cho phép thì mô hình có thể chấp nhận. Giá trị giới hạn cho phép phụ thuộc vào:

- Các sai số trong số liệu nhập vào mô hình, gồm các sai số về (1) cao độ mặt đất; (2) cao độ mực nƣớc; (3) chiều sâu tới mái, đáy và chiều dày tầng chứa nƣớc; (4) hệ số thấm nằm ngang và thẳng đứng; (5) hệ số nhả nƣớc trọng lực và đàn hồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các sai số trong tính toán các thành phần cân bằng nƣớc, gồm các sai số về: (1) lƣợng mƣa; (2) lƣợng bốc hơi; (3) lƣợng nƣớc cung cấp từ sông và kênh; (4) cao độ mực nƣớc gán ở các biên.

Trong nghiên cứu này, độ cao địa hình và cao độ mực nƣớc có sai số là 0.5 m. Giá trị mực nƣớc dùng để hiệu chỉnh mô hình trạng thái ổn định lấy trung bình trong thời kỳ quan trắc từ nguồn số liệu của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyen nƣớc miền Nam và Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên chuỗi số liệu quan trắc mực nƣớc ngầm trong vùng nghiên cứu còn nghèo nàn cả về số lƣợng cũng nhƣ thiết bị quan trắc, do vậy theo kinh nghiệm[18], mực nƣớc quan trắc thƣờng có sai số so với thực tế diễn biến, giá trị có thể lên đến 1,0-1,5 m. Nhƣ vậy, nếu giá trị giới hạn chênh lệch giữa kết quả mô phỏng và thực đo khoảng ,5 m, lúc đó kết quả hiệu chỉnh có thể chấp nhận và mô hình ứng dụng cho vùng nghiên cứu được coi là đảm bảo độ tin cậy.

Theo nguyên tắc hiệu chỉnh mô hình trên, các giá trị thông số trong mô hình đƣợc hiệu chỉnh nhƣ sau:

- Hệ số thấm nằm ngang của lớp 1, Kh, ban đầu theo kết quả thí nghiệm nhập vào mô hình là 12,67 m/ngày, giá trị này sau khi hiệu chỉnh còn là 4 m/ngày. Sự chênh lệch này có thể do kết quả tính toán Kh chƣa chú ý đến tính không hoàn chỉnh của lỗ khoan bơm thí nghiệm.

- Hệ số thấm thẳng đứng, Kv, ban đầu đƣợc lấy bằng 1/10 của Kh hay 1,267 m/ngày, khi hiệu chỉnh cũng bằng 1/10 giá trị Kh là 0.4 m/ngày.

- Lƣợng bổ cập ban đầu tính toán là 0,0001858 m/ng, khi hiệu chỉnh phân chia thành các vùng với lƣợng bổ cập khác nhau theo cao độ

Bảng 5.2 Giá trị hiệu chỉnh lƣợng bổ cập

Thông số Vùng áp dụng Giá trị

Ban đầu Sau hiệu chỉnh

Kh (m/ngày) Toàn bộ vùng lập mô hình 12,67 4,00 Kv (m/ngày) Toàn bộ vùng lập mô hình 1,267 0,4

Lƣợng bổ cập (m/ngày)

Vùng có cao độ địa hình > 160m 0,0001858 0,0005 Vùng có cao độ từ 120 đến 160m 0,0001858 0,000288 Vùng có cao độ < 120m 0,0001858 0,0001858

Mục tiêu hiệu chỉnh đƣợc vẽ bằng một hình trụ bên cạnh điểm đo. Điểm giữa hình trụ thể hiện mực nƣớc đo đƣợc tại điểm đó. Màu của hình trụ thể hiện sai số. Nếu sai số nằm trong khoảng cho phép, hình trụ có màu xanh lá cây. Nếu sai số nằm ngoài khoảng giá trị cho phép nhƣng nhỏ hơn 200%, hình trụ có màu vàng. Nếu sai số lớn hơn 200%, hình trụ có màu đỏ. Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thấy chênh lệch cao độ mực nƣớc thực đo và mô phỏng toán đƣợc thể hiện trong Bảng 5.3.

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 54)