0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đối tƣợng và phƣơng pháp tính toán

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC HÀM TIẾN-MŨI NÉ, BÌNH THUẬN TIỀM NĂNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC (Trang 44 -44 )

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

4.2.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp tính toán

4.2.2.1. Đối tượng tính toán:

Trong phạm vi của luận văn, tác giả tính toán trữ lƣợng khai thác nƣớc dƣới đất cho tầng chứa nƣớc ngầm không áp của các trầm tích bở rời Đệ tứ, gọi chung là tầng chứa nƣớc ngầm Đệ Tứ.

4.2.2.2. Phương pháp tính toán

Nhƣ trên, trong trƣờng hợp tổng quá,trữ lƣợng khai thác nƣớc dƣới đất đƣợc tính theo công thức (4.1). Tuy nhiên, do thiếu tài liệu tính toán các thành phần trữ lƣợng động nhân tạo, trữ lƣợng bổ sung, trữ lƣợng tĩnh nhân tạo, trữ lƣợng khai thác nƣớc dƣới đất khu vực Hàm Tiến – Mũi Né đƣợc tính toán bằng công thức rút gọn sau:

Qkt = Qtn + αQdt (4.2) trong đó:

Qdt Trữ lƣợng dung tích (m3/ngày);

Qtn Trữ lƣợng động thiên nhiên (m3/ngày);

α Hệ số sử dụng trữ lƣợng tĩnh (α = 0.3).

a. Trữ lượng động tự nhiên

Trữ lƣợng động tự nhiên bằng tổng các lƣợng nƣớc chảy vào tầng chứa nƣớc, lƣợng nƣớc này bao gồm các thành phần nhƣ mƣa thấm vào tầng chứa nƣớc, từ sông hồ, khối nƣớc mặt, thấm ngang và thấm xuyên từ các tầng chứa nƣớc lân cận. Nhƣng do mức độ tài liệu chƣa đủ để tính toán, cũng nhƣ trong khu vực hầu nhƣ không hiện diện thành phần nƣớc mặt, nên trữ lƣợng động tự nhiên đƣợc tính toán ở đây chỉ còn một thành phần là thấm từ nƣớc mƣa, đƣợc tính theo công thức sau:

Qtn = µ * F * ∆H / ∆t (4.3) trong đó:

Qtn Trữ lƣợng động thiên nhiên (m3/ngày).

∆H Dao động mực nƣớc trong năm (m).

∆t Thời gian, tính bằng 365 ngày.

µ Hệ số độ nhả nƣớc trọng lực (tính bằng số lẻ thập phân).

F Diện tích cung cấp nƣớc ngầm.

b. Trữ lượng tĩnh tự nhiên

Đối với các tầng chứa nƣớc không áp, trữ lƣợng tĩnh tự nhiên chỉ có một thành phần là trữ lƣợng dung tích (trữ lƣợng tĩnh trọng lực).Trữ lƣợng tĩnh trọng lực đƣợc tính theo số liệu đo vẽ địa chất thủy văn và khoan thăm dò, dựa theo công thức:

Qdt =µ* (4.4)

trong đó:

Qdt Trữ lƣợng dung tích (m3/ngày);

H Bề dày bình quân của tầng chứa nƣớc (m);

Ft Diện tích phân bố của tầng chứa nƣớc (m2);

µ Hệ số độ nhả nƣớc (tính bằng số lẻ thập phân); t Thời gian khai thác ( bằng 104 ngày).

Trong phần này, ba loại trữ lƣợng của các thành tạo địa chất chứa nƣớc trong khu vực dựa trên các công thức đã trình bày ở trên. Các tham số sử dụng trong quá trình tính toán là kết quả thí nghiệm các mẫu đất và dựa vào kết quả phân vùng của bản đồ Địa chất và Khoáng sản Tỉnh Bình Thuận tỉ lệ 1/100,000.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC HÀM TIẾN-MŨI NÉ, BÌNH THUẬN TIỀM NĂNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC (Trang 44 -44 )

×