Khai thác nguồn nƣớc mƣa

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 70)

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

5.3.3. Khai thác nguồn nƣớc mƣa

Nguồn nƣớc mƣa trong khu vực nghiên cứu khoảng 64.26 triệu m3/năm, tƣơng đƣơng 176.055 nghìn m3/ngày. Lƣợng nƣớc mƣa này rơi xuống khu vực sẽ hình thành: (1) bốc hơi, (2) cung cấp cho nƣớc dƣới đất, tạo dòng chảy thoát một phần ra biển và (3) ngƣời dân hứng trực tiếp để cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt, hiện tại lƣợng nƣớc này chỉ mới chiếm khoảng 0,1%.

Do đó để khai thác tối đa và hiệu quả nƣớc mƣa cần có biện pháp khai thác để giảm lƣợng thoát ra biển, cụ thể là biện pháp trữ nƣớc trong các tháng mùa mƣa, nhằm giảm lƣợng khai thác nƣớc dƣới đất. Mặt khác, khi khai thác nƣớc dƣới đất sẽ hình thành phễu hạ thấp mực nƣớc, việc giữ nƣớc mƣa còn có tác dụng bổ sung cho tầng chứa giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mặn.

Để khai thác sử dụng nguồn nƣớc mƣa có hiệu quả cần tập trung nghiên cứu những vùng có khả năng trữ nƣớc mƣa, từ đó xây dựng các công trình ngăn dòng thoát, lƣu giữ và bổ cập cho nƣớc dƣới đất ở khu vực ven biển.

Ngoài ra còn có thể sử dụng dạng công trình khai thác nhỏ lẻ ở các hộ gia đình bằng cách xây dựng lu, bể chứa có thể tích 2 m3

, có diện tích thu nƣớc khoảng 20 m2.

5.4. Giải pháp thể chế (một số quy định cụ thể bảo vệ nƣớc dƣới đất)

5.4.1.1. Nguyên tắc chung để bảo vệ nước dưới dất

Việc bảo vệ nƣớc dƣới đất là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Qua tình hình thực tế khu vực nghiên cứu, luật tài nguyên nƣớc cũng nhƣ các văn bản, nghị định, thông tƣ pháp luật có liên quan, học viên đề xuất các nguyên tắc bảo vệ nƣớc dƣới đất bao gồm năm nguyên tắc chính nhƣ sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất phải tuân theo các quy trình, quy phạm về kỹ thuật, chống suy thoái, khai thác cạn kiệt nguồn nƣớc, bảo vệ tầng chứa nƣớc và môi trƣờng có liên quan.

- Bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm, gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn nƣớc mặt, gắn với bảo vệ nguồn nƣớc dƣới đất của các địa phƣơng liền kề. Bảo vệ nƣớc dƣới đất phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng theo từng giai đoạn theo định hƣớng phát triển bền vững. - Bảo vệ nƣớc dƣới đất phải đƣợc thực hiện ngay từ giai đoạn lập các quy

hoạch phát triển và trong quá trình nghiên cứu, lập các dự án đầu tƣ có liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nƣớc dƣới đất hoặc các hoạt động ảnh hƣởng đến số lƣợng, chất lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất.

- Bảo vệ nguồn nƣớc dƣới đất phải lấy phòng ngừa làm chính, kết hợp với

việc khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc dƣới đất đối với các tầng chứa nƣớc quan trọng.

- Bảo vệ nƣớc dƣới đất là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc và mọi tổ chức cá nhân. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc dƣới đất phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả, bồi thƣờng thiệt hại do mình gây ra và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5.4.1.2. Quy định đối với các hoạt động khoan đào, thí nghiệm hiện trường

a. Thiết kế, thi công các giếng khoan

- Trƣớc thực trạng là toàn thành phố Phan Thiết chỉ có hai đơn vị đƣợc cấp giấy phép khai thác khoan, nguy cơ gây ô nhiễm tầng chứa nƣớc do kĩ thuật thi công khoan đào là rất lớn của các nhóm khoan tƣ nhân do sự thiếu kiến thức chuyên môn. Vì thế, để bảo vệ tầng chứa nƣớc, tất cả các hoạt động khoan đào giếng khai thác đều phải đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan, và các đơn vị này phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ nguồn nƣớc dƣới đất theo quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT.

- Đối với giếng đào phục vụ cấp nƣớc sinh hoạt thì phải tuân theo các yêu cầu sau: (1) vị trí cách nguồn gây ô nhiễm (chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác…) không nhỏ hơn 10 m, (2) thành giếng phải cao hơn mặt đất tối thiểu 0.5 m, bảo đảm cách ly không cho nƣớc trên mặt đất chảy vào giếng và phải có nắp đậy.

b. Thực hiện các thí nghiệm trong giếng khoan

- Các thí nghiệm trong giếng khoan phải đƣợc thiết kế trong các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hồ sơ kỹ thuật thi công, đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quá trình thực hiện thí nghiệm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng.

- Trƣờng hợp xảy ra sự cố sụt lún đất, rạn nứt nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh phải xử lý, khắc phục ngay đồng thời thông báo đến chính quyền địa phƣơng nơi xảy ra sự cố.

- Các hóa chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và tuân theo những quy định về an toàn có liên quan.

- Không đƣợc đƣa nƣớc thải, dung dịch có chất độc hại vào giếng khoan.

5.4.1.3. Đối với các hoạt động khai thác

- Trong quá trình khai thác, chủ công trình cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn

ngừa ô nhiễm; đồng thời phải sử dụng nƣớc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và thực hiện các quy định của pháp luật.

- Các chủ công trình khai thác cần phải xác định vùng bảo hộ vệ sinh của từng giếng, từng điểm khai thác nƣớc. Bán kính khu vực bảo hộ tính từ miệng giếng có thể dao động từ 10-20 m, trong khu vực này không đƣợc bố trí chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, bãi thải, kho chứa hóa chất và các nguồn gây ô nhiễm khác.

- Đối với các công trình khai thác phải xin giấy phép phải lắp đặt thiết bị và quan trắc lƣu lƣợng, mực nƣớc, chất lƣợng nƣớc theo quy định và lập sổ theo dõi diễn biến nguồn nƣớc trong quá trình khai thác. Thêm vào đó, các chủ công trình phải thƣờng xuyên báo cáo hiện trạng khai thác và sử dụng định kì theo đúng quy định, trong những trƣờng hợp có diễn biến bất thƣờng nhƣ suy giảm chất lƣợng, hạ thấp mực nƣớc, hay sụt lún mặt đất, nghiêng lệch, rạn nứt nhà cửa thì phải báo cáo kịp thời cho Phòng Tài nguyên môi trƣờng phƣờng xã, huyện hay Sở Tài nguyên và Môi Trƣờng.

5.5. Kết luận

Bằng những cách tiếp cận khác nhau, học viên đã đề xuất một số giải pháp khả thi cho khu vực nghiên cứu để khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc dƣới đất. Đó là những giải pháp về quản lý nhà nƣớc, sử dụng công cụ mô hình nƣớc dƣới đất, và các giải pháp công trình và phi công trình trong việc bổ cập, bảo vệ chất lƣợng và trữ lƣợng nƣớc ngầm cho khu vực nghiên cứu. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cao cho các nhà quản lý, đặc biệt là quản lý tài nguyên nƣớc nhằm hoạch định khai thác nƣớc dƣới đất đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Đánh giá tiềm năng nƣớc dƣới đất và đề xuất những giải pháp quản lý, khai thác sử dụng hợp lý đƣợc coi nhƣ nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực khô hạn nhƣ Hàm Tiến – Mũi Né.

Từ nhận thức đó, luận văn thạc sĩ “Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến – Mũi Né: tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác sử dụng” đã đƣợc thực hiện và đạt các kết quả sau:

Đầu tiên, qua đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhƣ địa hình, địa chất, địa chất thủy văn và khí tƣợng, cũng nhƣ hiện trạng và nhu cầu khai thác sử dụng, cho thấy khu vực Hàm Tiến-Mũi Né ƣớc đoán, nhận thức đƣợc tài nguyên nƣớc dƣới đất đóng vai trò chủ đạo, và có thể có nguy cơ thiếu hụt nguồn nƣớc sinh hoạt nếu không kịp thời đƣa ra giải pháp quản lý, khai thác hợp lý.

Thứ hai, bằng phƣơng pháp cân bằng tác giả đã đánh giá đƣợc tiềm năng nƣớc dƣới đất khu vực, bao gồm các yếu tố: (1) tính toán trữ lƣợng tiềm năng khai thác nƣớc ngầm khá dồi dào với giá trị tính toán là 35.83*103

m3/ngày, (2) đặc điểm thủy địa hóa và chất lƣợng thì nƣớc dƣới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né hiện trạng chất lƣợng tƣơng đối tốt, có thể đáp ứng cho sinh hoạt, tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm vi sinh từ quá trình thấm trên mặt và xâm nhập mặn, và (3) biên tập đƣợc bản đồ phân vùng địa chất thủy văn khu vực.

Sau cùng, những giải pháp phi công trình và công trình khả thi để quản lý khai thác và sử dụng cho cơ quan chủ quản nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc dƣới đất trong khu vực đƣợc đề xuất, đặc biệt là việc ứng dụng mô hình GMS 6.0, một công cụ trợ giúp hiện đại và có tính thực tiễn cao.

Kiến nghị và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù luận văn đã đạt những kết quả cơ bản nhƣ phần kết luận đã tổng kết, đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế bao gồm:

- Hạn chế thứ nhất, về mặt tài liệu: những số liệu trong luận văn hầu hết đều đƣợc tiến hành trong phòng và dựa trên những thu thập từ các cơ quan, ban

ngành Tỉnh. Tài liệu thu thập phân bố rải rác, một số tài liệu chỉ mang tính chất sử dụng trong quản lý nên mức độ tin cậy không cao, mặt khác do tính chất của các nghiên cứu về địa chất thủy văn, việc kiểm định tài liệu bằng các thí nghiệm hiện trƣờng hay khoan đào rất khó khăn và tốn rất nhiều chi phí. Tƣơng tự với việc thí nghiệm các mẫu nƣớc, do vấn đề chi phí nên số lƣợng mẫu học viên thí nghiệm còn giới hạn.

- Hạn chế thứ hai, về các giải pháp: bài toán quản lý cần có sự kết hợp giữa nhiều nhân tố bao gồm các cơ quan ban ngành có trách nhiệm trong việc quản lý tài nguyên nƣớc, các luật tài nguyên nƣớc, và ý thức cộng đồng. Hiện nay trong khu vực cả ba nhân tố trên đều hạn chế. Việc thực hiện các giải pháp cần có một quy trình cụ thể với sự liên kết chặt chẽ.

Những hạn chế mang tính khách quan trên, có thể đƣợc giải quyết trong những nghiên cứu tiếp theo bao gồm:

- Về ứng dụng mô hình trong quản lý:

o Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung số liệu, tài liệu, đặc biệt là hệ thống giếng quan trắc, nhằm cập nhật mô hình nƣớc dƣới đất trạng thái không ổn định để mô phỏng sự biến đổi mực nƣớc theo không gian và thời gian sát với thực tại khách quan;

o Dự báo ảnh hƣởng của mực nƣớc biển ảnh hƣởng đến tầng chứa nƣớc

dƣới đất (xác định ranh giới nêm mặn) để tính toán ngƣỡng khai thác nhằm tránh xâm nhập mặn;

o Mô hình đƣợc cập nhật sẽ mô phỏng các phƣơng án thiết kế khác nhau

bao gồm đƣa các công trình khai thác, công trình kè, bổ sung nhân tạo và sự thay đổi diện tích lớp phủ;

o Đầu tƣ nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm hoạt động trong một

thời gian nhất định để kiểm chứng cho mô hình toán học làm tăng độ chính xác và là cơ sở khoa học triển khai các dự án sản xuất;

- Về nghiên cứu cơ bản:

o Để có nền tảng trong mọi hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng, khu vực cần có những đề tài nghiên cứu cơ bản, những chuyên đề đặc

chuyên đề về động thái nƣớc dƣới đất, hay ảnh hƣởng của thủy triều lên quá trình xâm nhập mặn.

- Về hệ thống luật pháp và quản lý nhà nƣớc:

o Luật tài nguyên nƣớc ban hành 1996 hiện nay đang đƣợc chỉnh sửa và hoàn thiện sẽ cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động khai thác và sử dụng. o Cần các hoạt động cải thiện bộ máy quản lý hiện nay, nâng cao ý thức

cộng đồng, mặt khác phát triển nghiên cứu cơ bản, tăng cƣờng kinh phí cho những dự án quan trắc tài nguyên nƣớc dƣới đất;

o Quản lý chặt chẽ vấn đề khai thác nƣớc dƣới đất, tìm kiếm biện pháp thẩm tra tính chính xác của số liệu thu thập đƣợc từ doanh nghiệp.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Các bài báo khoa học

1. Nghiên cứu cấu trúc địa chất – địa chất thủy văn đảo Phú Quý, Bình Thuận bằng tài liệu địa vật lý (hội nghị khoa học trƣờng ĐHKH Tự Nhiên lần thứ 6- tháng 7/2011).

2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt trên địa bàn Tỉnh Bình Dƣơng (Tạp

chí Khoa Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải số 1-11/2011).

Các đề tài KHCN đã tham gia

1. Đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng chứa nƣớc Pleistocen khu vực huyện Bình Chánh, Tp. HCM dựa trên chỉ số DRASTIC (đề tài cấp trƣờng năm 2009) (thực hiện cùng ThS. Ngô Minh Thiện).

2. Dự án “ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh

Bà Rịa-Vũng Tàu”, Liên danh Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ( Phân viện khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng phía Nam, Trƣờng Cao đẳng Tài Nguyên và Môi trƣờng Tp.HCM chủ trì), 2011-2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng (2005), Thông tư số 02: Hướng dẫn thực hiện

việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

[2] Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2006), Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT về

việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ.

[3] Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng (2008), Quy chuẩn chất lượng nước ngầm: QCVN 09:2008.

[4] Đoàn Văn Cánh, Phạm Quý Nhân (2005), Tin Học Địa Chất Thủy Văn Ứng

Dụng, NXB Khoa Học Kĩ Thuật.

[5] Cục Quản lý tài nguyên nƣớc (2009), Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận. Chính phủ (2004),

Nghị định số 149/2004/NĐ-CP “Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.

[6] Đỗ Kim Hoan, Nguyễn Đức Thái, Ngô Tuấn Tú (2005), Đánh giá bƣớc đầu

các dạng tai biến địa chất vùng ven biển Nam Trung Bộ ( từ Khánh Hòa đến Bình Thuận)”, Tập san ĐCTV-ĐCCT miền Trung, số 10.

[7] Nguyễn Văn Lân, Trần Thái Hùng - Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (2004),

Báo cáo Tài nguyên nước và tính toán cân bằng nước vùng đất cát ven biển Bình Thuận, Hội thảo khoa học Giải pháp tổng hợp khai thác và bảo vệ vùng đất cát ven biển Bình Thuận.

[8] Liên đoàn Bản đồ miền Nam (2004), Bản đồ Địa Chất và Khoáng Sản tỉnh Bình Thuận.

[9] Liên đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình Miền Trung, Đoàn Địa

Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình 705 (2006), Báo cáo Đề án quy hoạch

nước dưới đất vùng ven biển Bình Thuận.

[10] Phan Thanh Sáng và các cộng sự (1999), Báo cáo điều tra Địa Chất Đô Thị vùng đô thị Phan Thiết.

[11] Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Bình Thuận (2009), Báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố Phan Thiết.

[12] Vũ Ngọc Trân (1997), Nƣớc dƣới đất các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, Việt Nam, Nội San ĐCTV- ĐCCT, số 2, trang 19-33.

[13] Vũ Ngọc Trân (2002) “Một số phƣơng pháp thông dụng trong điều tra, đánh giá mức độ nhạy cảm ô nhiễm nƣớc dƣới đất”. Tập san san Địa Chất Thủy Văn – Địa chất công trình miền Trung Việt Nam, số 7/2002.

[14] Trung tâm khí tƣợng thủy văn tỉnh Bình Thuận (1990-2010), Đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận

[15] Trung tâm nƣớc và VSMT NT Bình Thuận (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi

dự án cấp nước sinh hoạt phường Mũi Né, Thành phố Phan Thiết.

[16] Hồ Minh Thọ, Vũ Ngọc Trân, Ngô Tuấn Tú (2003), “Bổ sung nhân tạo nƣớc

dƣới đất và áp dụng chúng ở vùng ven biển Nam Trung Bộ” Tập san ĐCTV- ĐCCT miền Trung Việt Nam, số 8, trang 12-21.

[17] Ngô Tuấn Tú (2005), “Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu về nhiễm mặn, ô nhiễm

nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất vùng ven biển Nam Trung Bộ (Khánh Hòa đến Bình Thuận)”, Tập san Địa Chất Thủy Văn – Địa chất công trình miền Trung Việt Nam, số 10/2005.

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)