Quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 65)

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

5.2.2.Quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng

Công tác quản lý nhà nƣớc là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện, nhƣng bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng nhƣ là đối tƣợng chính sử dụng nƣớc dƣới đất vẫn là nền tảng cho việc khai thác và sử dụng cũng nhƣ vấn đề bảo vệ tài nguyên nƣớc nói chung, và tài nguyên nƣớc ngầm nói riêng. Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất dựa vào cộng đồng, dù tồn tại dƣới hình thức nào, vẫn là sự tham gia

của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy trì các hệ thống cấp nƣớc mà cộng đồng đƣợc hƣởng lợi.

Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng có 3 khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.

- Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa

vụ tham dự vào hệ thống cấp nƣớc để đảm bảo việc vận hành và duy trì. - Quyền lực: với tƣ cách vừa là ngƣời sử dụng, vừa là ngƣời quản lý tài

nguyên nƣớc, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm soát, vận hành và duy trì tài nguyên nƣớc dƣới đất và hệ thống cấp nƣớc đi kèm.

- Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định đƣợc kết quả từ

các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, cũng nhƣ sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nƣớc. Từ những nguyên tắc trên, kết hợp với thực tế thu đƣợc từ quá trình khảo sát cho thấy trong khu vực tồn tại hai vấn đề có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên nƣớc dƣới đất. Thứ nhất, do giá nƣớc sinh hoạt từ các trạm cung cấp còn cao, ngƣời dân chủ yếu tự khoan khai thác bừa bãi, tràn lan nguồn nƣớc dƣới đất. Thứ hai, khu vực chƣa có hệ thống thu gom nƣớc thải, ngƣời dân có thói quen xả nƣớc thải chảy tràn trên mặt đất, gây ô nhiễm tầng chứa nƣớc. Học viên đề xuất xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất dựa vào cộng đồng, quy trình nhƣ sau:

- Bƣớc 1 - xây dựng ý thức bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất cho ngƣời dân

địa phƣơng bằng việc mở rộng tuyên truyền từ cán bộ địa phƣơng đến học sinh, phụ nữ, nông dân và thanh niên các thôn. Nhóm hành động có thể thực hiện nhƣ sau:

o Đối với học sinh: xây dựng ý thức bằng cách lồng ghép trong nội dung các bài học, sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động thi đua đội nhóm. o Các hộ gia đình: xây dựng mạng lƣới tuyên truyền viên, tổ chức những

cuộc vận động sử dụng tiết kiệm nƣớc, giữ vệ sinh giếng khoan khai thác hay trám lấp những giếng khoan đã hỏng, ngừng sử dụng.

o Cán bộ phƣờng xã: thƣờng xuyên tập huấn nâng cao kiến thức khai thác sử dụng nguồn nƣớc dƣới đất.

- Bƣớc 2 - tăng cƣờng quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời dân trong công tác

quản lý qua các hình thức sau:

o Đóng góp ý kiến về kế hoạch cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên

nƣớc trong các cuộc họp tƣ vấn cộng đồng;

o Đề cử những ngƣời có khả năng tham gia với ban quản lý hoặc đội quản lý nƣớc để họ có trách nhiệm quản lý và duy tu các công trình nƣớc tại địa phƣơng;

o Đóng góp tiền, công lao động hay vật liệu để sửa chữa và cải tạo kênh mƣơng nội đồng, nhất là các công trình đơn giản nhƣ đào đắp đất, vận chuyển vật liệu, trộn bê tông, xây dựng và bảo vệ;

o Tham gia quản lý và phân phối nƣớc với hƣớng dẫn kỹ thuật từ đội thuỷ lợi và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nhất là các công việc đơn giản, tính kỹ thuật không cao.

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 65)