Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận dưới sự quản lí của ngân hàng nhà nước. Vì vậy hoạt động mở rộng tín dụng được ngân hàng thực hiện khi nó đem lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Dưới đây chúng ta xem xét những điều kiện để ngân hàng thực hiện hoạt động mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
a.Đứng trên góc độ của ngân hàng thương mại:
- Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục cho vay, phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận.
Việc mở rộng các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, nó giúp ngân hàng không bị tập trung vào một nhóm đối tượng mà khi xảy ra rủi ro với nhóm đối tượng đó thì sẽ gây hậu quả xấu cho ngân hàng. Phân tán rủi ro do số lượng khách hàng DNVVN lớn, quy mô từng khoản vay nhỏ, trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp phân tán rủi ro của doanh mục khoản vay.
- Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng do tổng số lượng giao dịch lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thường có xu hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng, do đó tạo cơ hội để ngân hàng nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập. Bất cứ doanh nghiệp nào khi quan hệ với ngân hàng đều muốn được ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ, nhiều loại hình do ngân hàng làm việc lâu dài với doanh nghiệp sẽ có nhiều am hiểu về doanh nghiệp đó để có thể hỗ trợ khi cần thiết. Mặt khác, việc quan hệ lâu dài, hợp tác giúp tạo sự tin cậy giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Điều này có lợi
cho cả hai phía.
- Ngân hàng dễ dàng quản lý việc sử dụng vốn cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do các DNVVN thường có quy mô nhỏ gọn, địa bàn hoạt động hẹp. Đây là do đặc tính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc giám sát được môi trường hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp ngân hàng tránh được những rủi ro tín dụng và có biện pháp tư vấn hợp lý, chính xác cho doanh nghiệp khi cần thiết.
- Do đặc điểm của nền kinh tế, trước đây các ngân hàng thương mại chú trọng cho vay các doanh nghiệp lớn, bỏ qua một lượng không nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Theo xu hướng phát triển nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đây là đối tượng khách hàng lớn, tiềm năng cho ngân hàng. Ngoài ra còn có các biện pháp chỉ đạo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ chính phủ với nhiều chính sách hỗ trợ ưu đãi. Vì vậy việc tận dụng đối tượng khách hàng này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng nhà nước.
- Mở rộng doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải cân xứng với nguồn lực hiện có của ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện mở rộng tín dụng được khi nó đáp ứng đầy đủ nguồn lực của bản thân cho việc mở rộng đó. Nếu ngân hàng có nguồn lực dồi dào mà lại không mở rộng cho vay sẽ gây ứ đọng vốn làm tăng chi phí, gây thiệt hại cho ngân hàng. Các tiềm năng nguồn lực của ngân hàng bao gồm: năng lực quản trị, năng lực nhân viên, năng lực tài chính, cơ sở vật chất hạ tầng hiện nay của ngân hàng rất lớn và được trang bị đầy đủ. Như ngân hàng công thương từ năm 2003 đến nay đã thành lập phòng khách hàng DNVVN tại các trụ sở cũng như chi nhánh để đáp ứng tốt nhất yêu cầu vay vốn của đối tượng này.
- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện này là rất lớn, tuy nhiên hiện nay chỉ có 30 – 40% số doanh nghiệp yêu cầu vay vốn được chấp nhận. Điều này phụ thuộc vào cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Trong tương lai với các sản phẩm cho vay mới, ngân hàng sẽ có thể khai thác được số lượng lớn khách hàng DNVVN do DNVVN ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Đồng thời ngân hàng cũng phải tìm ra các biện pháp tư vấn, hỗ trợ DNVVN để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai phía. Khi doanh nghiệp để ngân hàng tư vấn, làm ăn hiệu quả thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng sẽ hiệu quả.
.b.Xét theo khía cạnh của DNVVN
- Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp các DNVVN có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển. DNVVN hiện nay đang trong tình trạng khát vốn vay và gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các loại nguồn vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Việc huy động vốn từ thị trường tài chính rất khó khăn. Các DNVVN chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra công chúng, việc huy động vốn từ các tổ chức phi tài chính thì chi phí thường rất cao. Vì vậy nguồn vốn tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn cung cấp vốn chính cho các DNVVN.
- Ngoài ra việc mở rộng tín dụng cùng với đa dạng các sản phẩm như tư vấn, hỗ trợ thông tin thị trường, khách hàng, tập huấn nâng cao trình độ, cung cấp các dịch vụ trọn gói góp phần làm thuận tiện hơn cho các DNVVN thực hiện thương mại đối tác.
- Thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý vốn chặt chẽ trong quá trình vay vốn sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
c.Nền kinh tế:
và ngân hàng. Doanh nghiệp thì có thể sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, tạo sản phẩm trên thị trường. Do đó ngân hàng sẽ thu lãi được từ các khoản vay đó. Từ đó tạo ra lợi nhuận cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. DNVVN giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn về vốn thì sẽ phát triển được quy mô cũng như chất lượng sản xuất trở thành một khu vục thu hút được lực lượng lao động lớn cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam, DNVVN có quy mô nhỏ, sản xuất đơn giản không yêu cầu tay nghề quá phức tạp sẽ là nơi thu hút lao động dư thừa nhàn rỗi từ nông thôn góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
-Mở rộng tín dụng đối với các ngành nghề khác nhau, giúp thúc đẩy các ngành nghề phát triển đa dạng, phục vụ được tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Tạo ra sản phẩm với giá cạnh tranh cung cấp cho thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài….