Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 71)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

3.3.1Đối với chính phủ

Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường pháp lí đầy đủ cho các DNVVN hoạt động. Chính phủ các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có ý thức, trách nhiệm tuân thủ đúng theo quy chế hoạt động của nhà nước. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật như luật doanh nghiệp, luật kinh doanh, luật cạnh tranh và các văn bản liên quan như nghị định, nghị quyết , … vẫn chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh .

Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính của DNVVN. Phải yêu cầu các DNVVN

thực hiện đứng đắn, chính xác và minh bạch, hạch toán đúng chuẩn mực kế toán do bộ tài chính hướng dẫn .

-Chính phủ phải có biện pháp khuyến khích các địa phương thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN rộng khắp trên cả nước. Thực tế chính phủ đã ban hành quyết định số 193/2001/QĐ-TTG ngày 20/12/2001, bộ tài chính đã ban hành thông tư số 42/2002/TT_BTC ngày 07/5/2002 hướng dẫn thực hiện quyết định 193 và ngân hàng nhà nước ban hành thông tư số 06/2003/TT-NHNN ngày 10/4/2003. Do còn thiếu tính khả thi của quyết định 193, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 115/QĐ_TTG ngày 25/6/2004 sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên, chỉ có một số tỉnh như Tây ninh, Yên Bái, Trà Vinh thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN và đi vào hoạt động, một số địa phương khác đang triển khai thành lập nhưng còn rất chậm. Việc thành lập có quỹ bảo lãnh có vai trò quan trọng giúp DNVVN vay vốn ngân hàng để sản suất kinh doanh. Tuy vậy, hoạt động của các quỹ bảo lãnh vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều đó đòi hỏi chính phủ phải có các biện pháp xử lí, chỉ đạo đến từng địa phương thực hiên một cách nhanh nhất .

-Nhà nước cần chỉ đạo thực hiện và bổ sung nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN.

+Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chủ tịch tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN có điều kiện sản xuất .

+xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm phát triển DNVVN .

+Ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Các ngân hàng đã triển khai nhiều phương thức hỗ trợ tín dụng thích hợp cho đối tượng khách hàng DNVVN

-Nhà nước có nhiều các chính sách về thị trường và tăn khả năng cạnh tranh cho DNVVN : chính phủ tạo điều kiện để DNVVN tham gia cung ứng

hàng hoá, sản phẩm dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng vốn ngân sách, khuyến khích các hình thức đấu thầu phụ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo cho DNVVN có thể tiếp cận với công nghệ và năng lực quản trị của các doanh nghiệp mạnh.

-Nhà nước cần có các biện pháp chỉ đạo, nhằm phát triển đồng bộ DNVVN vả các doanh nghiệp lớn. Có các chính sách hỗ trợ thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp, trợ giúp DNVVN, tiếp thu trình độ quản lí, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, các biện pháp marketing …

-Nhà nước cần thúc đẩy các cơ quan định giá tài sản, trung tâm tư vấn tín dụng, giúp DNVVN có thể định giá chính xác tài sản của doanh nghiệp mình, chủ động khi đi vay vốn ngân hàng …

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 71)