b. Phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm.
2.3. Đánh giá kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nông sản Thanh Hoa
2.3.1. Ưu điểm
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, phát triển, Công ty ngày càng phấn đấu trưởng thành tốt hơn về mọi mặt như bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, về các chỉ tiêu tài chính… để ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng không ngừng được củng cố, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Sổ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán được điều chỉnh kịp thời theo quy định của Bộ Tài Chính. Về cơ bản, Công ty đã tiến hành ghi chép đầy đủ, kịp thời, mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến sản xuất tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phản ánh lên hệ thống sổ tài khoản chi tiết, tổng hợp, các báo cáo đáp ứng nhu cầu quản lí cao.
Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty đã đạt được những kết quả như sau:
2.3.1.1. Về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bộ máy kế toán công ty khá gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí cho công ty. Vì thế mà công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của công ty cũng khá gọn nhẹ. Kế toán tập hợp chi phí thường xuyên phải đối chiếu số liệu với phân xưởng, kho bãi.
Việc áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu theo dői thường xuyên liên tục tình hình biến động của NVL, CCDC… phục vụ cho sản xuất.
Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung cho phép kiểm tra, đối chiếu rõ ràng, góp phần thực hiện chuyên môn hóa ngày càng cao.
Ngoài ra, hiện tại phòng kế toán trong Công ty được trang bị máy vi tính với phần mềm kế toán làm giảm bớt khối lượng công việc ghi chép cho kế toán, làm cho công tác kế toán trở nên đơn giản và gọn nhẹ, dễ dàng quản lý cũng như kiểm
tra. Giúp cho việc lập báo cáo hàng tháng được đầy đủ, kịp thời, hữu ích cho công tác quản trị nội bộ và quản lý tài chính.
2.3.1.2. Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán toàn công ty
Hệ thống chứng từ được lập theo quy định hiện hành, mọi căn cứ ghi sổ đều được lấy từ các chứng từ hợp lệ, đảm bảo đúng nguyên tắc luân chuyển chứng từ. Các phiếu thu, chi hóa đơn mua hàng và bán hàng đều lập ra và thu về được lưu trữ và bảo quản.
Về báo cáo tài chính công ty lập đầy đủ các báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài ra công ty còn lập thêm báo cáo về kế toán quản trị, báo cáo doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm để phục vụ công tác quản lý.
Hệ thống sổ kế toán được lập đúng theo quy định hiện hành và in vào cuối tháng, được ghi chép thường xuyên nên thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra.
2.3.1.3. Về đội ngũ kế toán viên
Cán bộ nhân viên kế toán đều được trang bị tốt về trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác nên nhanh chóng thích ứng đúng với chế độ kế toán mà Bộ Tài chính đã ban hành, góp phần hoàn chỉnh công tác kế toán trong Công ty. Kế toán thu thập và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách thường xuyên, đầy đủ, kịp thời. Giúp cho các nhà quản trị của Công ty trong công tác phân tích tình hình chi phí sản xuất để từ đó đề ra các biện pháp, chiến lược về sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý.
2.3.1.4. Việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Với một doanh nghiệp thì CPSX và giá thành là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập ở Công ty, em thấy Công ty cổ phần nông sản Thanh Hoa cũng đã đánh giá tầm quan trọng của công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm, từ đó việc hạch toán và tính giá thành được diễn ra đều đặn và đầy đủ.
Kế toán công ty lựa chọn phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm, hạch toán như vậy giúp cho việc tính giá thành được đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa kỳ tính giá thành là tháng, giúp cho việc cung cấp thông tin một cách kịp thời để phục vụ nhu cầu quản lý.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản mục chi phí NVLTT, NCTT, SXC được thực hiện khá đầy đủ.