Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Đông Nam á (Trang 81)

- Về kế toán tính giá thành sản phẩm của công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANHHOA

3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất

3.2.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn cấu thành nên giá thành sản phẩm của công ty. Do công ty có quy mô lớn và đa dạng về số lượng NVL, mặt khác trong những năm qua biến động giá cả thất thường do lạm phát, giá xăng dầu tăng…do đó yêu cầu đặt ra phải phải phản ánh một cách chính xác nhất giá trị các nguyên vật liệu, từ đó phản ánh giá thành sản phẩm. Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này giá trị nguyên vật liệu được tính như sau:

Đơn giá xuất NVL = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập Giá trị NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất x Đơn giá xuất NVL

NVL tồn cuối kỳ = NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ - NVL xuất trong kỳ Phương pháp này tuy đơn giản nhưng với tình hình nhập xuất liên tục, giá cả biến động, thì áp dụng phương pháp này thông tin về giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không cập nhật, ảnh hưởng đến sự chính xác của tính giá thành.

Để khắc phục vấn đề này, theo em công ty nên thực hiện phương pháp tính giá NVL xuất dùng theo phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này giá trị nguyên vật liệu xuất dùng sẽ được tính như sau:

Đơn giá sau mỗi lần

nhập =

Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập vào Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập vào Giá trị NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất x Đơn giá NVL

Chuyển sang phương pháp này tuy khối lượng công việc tính toán sẽ nhiều hơn nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán thì việc tính có toán sẽ đơn giản hơn nhiều, phương pháp này sẽ khắc phục được những nhược điểm của

phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, có thể xác định được giá vốn thực tế NVL hàng ngày, kiểm tra hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng sẽ được tăng cường hơn. Từ đó, có thể cung cấp thông tin kịp thời, thường xuyên liên tục giúp cho việc quản lý sử dụng vật tư và ra các quyết định quản trị chính xác.

3.2.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Công ty cổ phẩn nông sản Thanh Hoa, đang áp dụng hình thức trả lương với công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm, với hình thức trả lương theo sản phẩm, tiền lương được trích theo số lượng và chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tính cho mỗi đơn vị sản phẩm công việc đó. Cách tính này rất rõ ràng, phản ánh chính xác quá trình lao động của mỗi công nhân, xong bộ phận công nhân điều khiển máy là bộ phận không trực tiếp làm ra sản phẩm nên việc trả lương theo sản phẩm là chưa hợp lý, theo em Công ty nên thực hiện trả lương cho bộ phận này theo thời gian. Phương pháp tính:

Xác định tiền lương một giờ hệ

số

=

Tiền lương sản phẩm tập thể Tổng thời gian hoàn thành

Tiền lương Tiền lương Hệ số cấp Ngày một công = một giờ x tiền lương x giờ công

nhân viên hệ số quy định

Tuy nhiên với cách thức trả lương như thế này Công ty cũng nên quan tâm đến những chi phí như chi phí trả công nhân do thiệt hại ngừng sản xuất, thời gian rỗi, máy nghỉ…, đây là những khoản chi phí không được tính là chi phí NCTT, để theo dõi những chi phí này thì kế toán Công ty cần theo dõi và hạch toán như sau:

Công ty cần có những quy định cụ thể về cách xử lý đối với những thiệt hại của việc ngừng sản xuất, nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của công ty, những phát sinh từ đó, cách hạch toán…

Thiệt hại ngừng sản xuất là tất cả những thiệt hại xảy ra do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch (nếu có dự tính trong kế hoạch thì hoạch toán vào TK 335) trong

Sơ đồ 10: Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất. Trong kế hoạch: TK 152, 334 TK 335 TK 627,642 Ngoài kế hoạch: TK 152,334 TK 142 TK 138 TK 811

Với những các khoản trích theo lương của công ty, tùy thuộc công nhân công ty có nhu cầu đóng hay không, theo em để đảm bảo lợi ích cho công nhân và đảm bảo việc tập hợp chi phí và tính giá thành chính xác công ty nên thực hiện việc trích các khoản theo lương theo quy định:

+ Bảo hiểm xã hội: được tính theo tỷ lệ 24% trên tổng quỹ lương thực tế, trong đó 17% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và 7% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.

+ Bảo hiểm y tế: được trích theo tháng theo tỷ lệ 4,5% trên tiền lương phải trả, trong đó có 3% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và 1,5% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.

+ Kinh phí công đoàn: các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương thực tế, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) tính vào chi phí.

Chi phí thực tế phát sinh

khi ngừng sản xuất Trích trước chi phíngừng sản xuất

Chi phí thực tế phát sinh khi ngừng SX

Khoản thu bồi thường

K/C vào chi phí bất thường

+ Bảo hiểm thất nghiệp: được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực tế. 1% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, 1% khấu trừ vào thu thập của người lao động.

Đồng thời việc hạch toán các khoản trích theo lương của công ty được hạch toán chung ở TK 338 mà không được hạch toán riêng, theo em kế toán công ty nên phân tách rõ các khoản trích để theo dõi chi tiết hơn, thấy được số tổng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong kỳ là bao nhiêu.

3.2.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung. Chính vì vậy, để tập hợp CP SXC một cách đầy đủ, đúng, tính giá thành chính xác, thì khoản chi phí khấu hao phải được tính toán và phân bổ một cách chính xác.

Tính toán khấu hao: với doanh nghiệp có công nghệ dây truyền hiện đại và có giá trị lớn thì việc tính khấu hao chính xác sẽ giúp cho công tác tính giá thành hiệu quả hơn, theo em công ty có thể tiến hành tính khấu hao theo ngày thực tế sử dụng, công thức tính:

Khấu hao trong kỳ tháng =

Khấu hao tháng

x Số ngày thực tế dùngtrong tháng Số ngày trong tháng

Đối với công tác phân bổ khấu hao: sản phẩm của công ty không có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa chi phí khấu hao với sản lượng sản xuất ra, thì khi phân bổ khấu hao TSCĐ theo sản lượng sản phẩm thì một phần chi phí của sản phẩm này sẽ do sản phẩm khác gánh chịu vì vậy theo em nên sử dụng tiêu thức phân bổ là số giờ chạy máy thực tế để tạo ra một sản phẩm sẽ chính xác hơn.

CPSXC phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng CP SXC (khấu hao) x

Số giờ máy hoạt động cho từng loại sản

phẩm Tổng số giờ máy hoạt động

3.2.3. Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Tại công ty cổ phần nông sản Thanh Hoa, có sản phẩm xuất tái chế, đó là những sản phẩm sau khi đã nhập kho nhưng không đủ chất lượng kỹ thuật. đối với những sản phẩm tái chế này coi như NVL tiếp tục sản xuất. Theo em công ty cần

vào máy móc thiết bị, trình độ kỹ năng của người công nhân, chọn phương pháp xác định khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng (có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc chi phí định mức do phòng kế hoạch lập).Tập hợp toàn bộ sản phẩm hỏng và tiến hành hạch toán. Sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí sản xuất được tính vào CPSX kinh doanh trong kỳ, còn chi phí sản xuất kinh doanh ngoài định mức sẽ không được tính là chi phí SXKD trong kỳ mà được tính vào chi phí khác. Nếu do người lao động gây ra thì do người lao động bồi thường để nâng cao ý thức lai động, nếu do máy móc thiết bị thì phải có những biện pháp xử lí kịp thời.

Trong định mức:

Sơ đồ 11.01 Kế toán sản phẩm hỏng

TK 154 TK 138, 334

TK 152, 111

Kế toán về thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.

Gồm các khoản dùng để sửa chữa như: tiền lương công nhân sửa chữa, vật liệu dùng để sửa chữa… Trong trường hợp có quyết định xử lý có lỗi phải bồi thường một phần thiệt hại sản phẩm hỏng sửa chữa được phải trừ đi phần này.

Sơ đồ 11.02 Kế toán sản phẩm hỏng. TK 152 TK 154 sửa TK 338 TK 154 Khoản thu bồi thường

Giá trị phế liệu thu hồi

Chi phí sửa chữa SP

hỏng Khoản bồi thường

K/C chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng vào đối tượng tính giá thành

TK 154 TK 138, 334

TK 152, 111

TK 811

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Đông Nam á (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w