Một số biện pháp đề xuất để rút ngắn thời gian thi công tầng hầm và nâng cao chất lợng bê tông chân cột : (Hình 50)

Một phần của tài liệu thi công nhà cao tầng theo phương pháp top down (Trang 96)

Với tầng hầm nhà cao tầng có tầng hầm (từ 3-4 tầng hầm) thì thời gian thi công là khá dài , để rút ngắn thời gian thi công tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công , ta có thể đa ra một số giải pháp sau :

a. Với tầng hầm có từ 2 tầng trở lên thay vì tiến hành thi công sàn tầng trệt sau khi đã hoàn thành thi công cọc , tờng bao , cột tạm ta tiến hành đào đất tầng hầm đến cốt nền tầng hầm C1, việc đào đất này đợc chia thành một số đoạn với mục đích để thi công liên tục sàn tầng trệt với sàn sàn tầng hầm C1 . Khi đào đất xong phân đoạn 1 của tầng hầm ta tiến hành sang đào đoạn 2 , còn tại đoạn 1 tiến hành thi công sàn tầng hầm C1. Khi đào đất xong đoạn 2 tiến hành thi công sàn đoạn 2 đồng thời ta cũng tiến hành thi công sàn tầng trệt ở đoạn 1. Việc thi công sàn tầng trệt đợc sử dụng các tầm sàn bê tông dày 5cm làm copha sàn sau đó đặt cốt thép và đổ bê tông . Các dầm cũng đợc sử dụng dầm lắp ghép

tạm bằng ống thép nhồi bê tông hay cột tạm tiết diện tròn bằng bêtông cốt thép đổ tại chỗ tựa lên cọc nhồi thì gối đỡ cho dầm không có gì phức tạp , tuy nhiên với cột tạm bằng thép hình I thì gối đỡ cho dầm cần phải nghiên cứu thêm.

Theo giải pháp này, việc đào đất cho tầng hầm C1 đợc tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn, thời gian thi công sẽ ngắn hơn . Tất nhiên chỉ với tầng hầm C1 còn từ tầng hầm C2 trở xuống vẫn thi công theo phơng pháp Top-Down. Giải pháp này cần một số cây chống cho sàn, tuy không nhiều. (Hình 50)

b. Một số giải pháp nữa có thể áp dụng để thi công là toàn bộ sàn tầng trệt đ- ợc thi công bằng các cấu kiện lắp ghép , nh vậy thời gian thi công sàn sẽ đợc rút ngắn nhiều . Sau đó việc đào đất và thi công các tầng hầm vẫn tiến hành tuần tự theo phơng pháp “Top-Down”.

c. Vấn đề chất lợng bê tông ở đầu cọc nhồi luôn luôn là vấn đề cần quan tâm của các kỹ s xây dựng. Rõ ràng rằng phần bê tông đầu cọc sẽ không đạt đợc chất lợng theo yêu cầu thiết kế. Từ trớc tới nay giải pháp đơn giản nhất là khi thi công đài móng ta cho phá bỏ phần bê tông đầu cọc. Phơng pháp này chỉ áp dụng khi hố móng đợc đào lộ thiên, còn với cột đợc thi công cùng lúc với cọc nhồi thì quả là một vấn đề nan giải. ở đây chúng tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lợng bê tông đầu cọc mà không cần đập phá đầu cọc.

Cách 1 : Với những mẻ bê tông đầu tiên (Cần tính toán cho 1,5m chiều dài cọc) ta dùng bê tông mác cao hơn nhiều so với mác của bê tông cọc. Mục đích là lớp bê tông này sau khi đã giảm chất lợng vẫn đạt mác thiết kế.

Cách 2 : Nếu cột lõi đợc thi công cùng lúc với cọc khoan nhồi thi ta dùng ống thép (Trờng hợp cột bằng ống thép nhồi bê tông) hoặc trờng hợp ống nhựa làm khuôn cho cột bê tông cốt thép có bịt đáy để phần bê tông xấu trào qua xung quanh thành ống nh vậy cột sẽ đợc kê lên phần bê tông tốt của cọc.

Nếu là cọc khoan nhồi bình thờng thì ta có thể dùng ống thép có đáy đờng kính nhỏ hơn 20-30cm đờng kính cọc nhồi cao từ 1,5-2m đặt vào đầu cọc khoan nhồi (Khi bê tông đã lên đến đầu cọc khoan nhồi) tiếp tục đổ bê tông, vì bị ống thép có đáy chặn lại nên bê tông sẽ trào qua xung quanh ống. Đó chính là phần bê tông xấu cần loại đi. Chú ý ống thép phải có trọng lợng đủ nặng để bê tông không bị đẩy ngợc lên.

hớng phát triển của đề tài. Kết luận và kiến nghị

I. Hớng phát triển của đề tài :

Trong khuôn khổ của một luận văn cao học chúng ta đã đa ra đợc các phơng pháp thi công tầng hầm và đã đi sâu vào phơng pháp thi công có tên gọi "Top-down". Để có thể áp dụng đợc phơng pháp này chúng ta cũng đã giới thiệu các biện pháp kỹ thuật liên quan đến quá trình thi công tầng hầm thí dụ nh công tác thi công tờng bao, hạ mực nớc ngầm, chống vách đất, chống thấm... Tuy nhiên trong đề tài còn một số vấn đề cha đợc đi sâu hoặc cha đợc đề cập, nghiên cứu. Để hoàn chỉnh và nâng cao đề tài lên một bớc chúng tôi thấy ta cần phải giải quyết các vấn đề sau :

1. Vấn đề hệ cột đỡ tạm cho tầng hầm khi đài móng nằm trên nhiều cọc khoan nhồi. Chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhng để chứng minh đợc đó là phơng án khả thi thì cần phải đi sâu hơn nữa phải kiểm tra đợc nội lực của hệ kết cấu tầng hầm khi dùng hệ kết cấu đỡ tạm nh đã trình bày.

2. Vấn đề thông gió, chiếu sáng chống ồn cho thi công tầng hầm : Trong đề tài này cha đi sâu, cần phải nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể, đồng thời cũng nên kết hợp thông gió chiếu sáng với công tác vận chuyển đất lên trên mặt đất. Vấn đề chống ồn cũng cần đợc quan tâm giải quyết.

3. Để thi công tờng trong đất cũng nh đào đất tầng hầm ta cần nghiên cứu để đa ra đợc một tổ hợp máy thi công phù hợp với từng công trình cho năng suất cao và độ an toàn lớn.

4. Vấn đề kết hợp thi công phần thân và phần ngầm sao cho đảm bảo các yêu cầu về kết cấu (khả năng chịu lực) cũng nh các yêu cầu về thời gian và chất l- ợng công trình. Đây là vấn đề khá phức tạp nó động chạm đến vật t, nhân vật lực và trình độ kỹ thuật của thợ thi công cũng nh trình độ quản lý của nhà thầu.

5. Việc tổ chức mặt bằng thi công cho công trình cần đợc nghiên cứu giải quyết thoả đáng vì ta biết với các công trình xây chen thì tổ chức mặt bằng thi công đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần hoàn thành công trình đúng thời hạn, giảm giá thành xây dựng.

6. Một vấn đề nữa ta cần quan tâm đó là vấn đề hiệu quả kinh tế của phơng pháp thi công "Top-down" có so sánh với các phơng pháp thi công khác.

II. Kết luận và kiến nghị

Có thể nói ngày nay nhà nhiều tầng có tầng hầm ở Việt Nam ngày càng tăng, việc thi công nó đang đợc các nhà thầu quan tâm, đặc biệt là chọn phơng pháp nào để thi công "bottom-up" hay "Top-down" ?. Đây là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh nh địa chất công trình, thiết bị thi công, qui mô của tầng hầm (Số tầng hấm)... Theo chúng tôi thì thi công "Top-down" chỉ nên áp dụng cho những công trình có chiều sâu dới mặt đất lớn (mặt bằng thi công chật hẹp), và khi có đầy đủ các máy móc thiết bị thi công cần thiết cũng nh trình độ kỹ thuật của công nhân, kỹ s thi công, trình độ quản lý của nhà thầu và một điều rất quan trọng là khi tiến độ thi công yêu cầu phải nhanh gọn sớm đa công trình vào hoạt động.

Trong thi công "Top-down" vấn đề trọng tâm là thi công các mối nối giữa cột- dầm, giữa dầm-tờng bao và các cột cố định. Việc chọn hệ cột đỡ tạm liên quan chặt chẽ đến các mối nối này. Khi cột đỡ tạm làm bằng thép hình (I) thì việc thi công mối nối không có gì phức tạp và cột cố định sẽ có tiết diện là chữ nhật hoặc hình vuông, nh vậy sẽ là phù hợp với kiến trúc bên trên. Khi cột đỡ tạm bằng ống thép nhồi bê tông hoặc bằng cột bê tông tròn thi công cùng lúc với cọc nhồi thì việc cấu tạo mối nối dầm-cột sẽ phức tạp hơn. Trong luận văn này ta đã đa ra các dạng mối nối cho tầng hầm, có loại đã đợc áp dụng ngoài thực tế, có loại mối nối chỉ là phơng án, đề xuất, tuy nhiên chúng đều là khả thi và hợp lý.

Tóm lại : Tất cả vấn đề luận văn đề cập chỉ là bớc mở đầu đề nhằm lập ra một quy trình thi công tầng hầm theo phơng pháp "Top-down" và cũng phải đầu t nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan để có thể đa ra đợc một chỉ dẫn cho thi công tầng hầm nói chung.

Kiến nghị: Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ trong ngành xây dựng Việt Nam, vì vậy những vấn đề cha đợc giải quyết trong luận văn này cần đợc xem xét và nghiên cứu một cách nghiêm túc, nó đòi hỏi thời gian, công sức và tiền của để thực hiện. Tuy nhiên các công trình thi công tầng hầm ở Việt Nam còn ít, vì thế cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nớc có công nghệ tiên tiến về lĩnh vực này này để nâng cao trình độ của các kỹ s xây dựng Việt Nam đảm bảo để chúng ta có đủ khả năng tự thi công các công trình tầng hầm đạt chất lợng cao.

Một phần của tài liệu thi công nhà cao tầng theo phương pháp top down (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)