Thi công cột cố định cho tầng hầm

Một phần của tài liệu thi công nhà cao tầng theo phương pháp top down (Trang 92)

Nh ta đã nói sau khi thi công bê tông dầm-sàn tầng trệt , chờ cho bê tông đạt 70-75% cờng độ ta tiến hành đào đất dới sàn bê tông (tầng 1 của tầng hầm ). Khi đào đến cốt nền yêu cầu của tầng hầm C1 ta cho thi công bê tông sàn-dầm tầng đó, sau đó 2 ngày ta cho tiến hành thi công cột cố định của tầng hầm. Việc thi công cột cố định có 2 loại, loại cột cố định không có cột tạm (thép hình H) và loại cột cố định có cột tạm H làm lõi cột. Qui trình thi công cho 2 loại cột này là giống nhau. Trớc hết ta phải lắp dựng cốt thép dọc (có lồng đai trớc) đặt thép vào vị trí thiết kế theo đúng chủng loại thép, số lợng thanh thép và phải tuân thủ đúng yêu cầu cho chỗ nối thép. Việc nối thép có thể là buộc hoặc hàn. Sau đó ta lồng ván khuôn cột vào. Ván khuôn cột đợc làm thành hộp 3 mặt, lông vào cốt thép , căn chỉnh cho đúng sau đó lắp tiếp mặt thứ t vào . Chú ý để sao cho tim cột trên phải trùng với tim cột dới, tránh bị lệch tim dẫn đến giảm khả năng chịu lực của cột.

Trên hình 48 trình bày chi tiết cột cố định (không có thép hình làm lõi ). Với cột có thép hình làm cột tạm thì qui trình thi công cũng nh nhau, chỉ có khác là khi đổ bê tông cột ta cần phải đầm sao cho bêtông đợc tràn đầy sang 4 phía nếu không sẽ bị rỗ cột . Phần tiếp giáp giữa cột và dầm khi thi công bê tông sẽ gặp khó khăn vì bị vớng sàn tầng trên , hơn nữa bê tông sẽ co ngót làm cho mối nối cột-dầm không chắc đặc , cột bị tách khỏi dầm . Để khắc phục điều này ngời ta đổ bê tông cột cách bụng dầm chừng 20cm , chờ cho bê tông co ngót xong , dùng bê tông trơng nở bơm vào . Loại bê tông trơng nở sẽ lấp đầy mối nối vì thế mối nối sẽ đặc chắc , đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

Một phần của tài liệu thi công nhà cao tầng theo phương pháp top down (Trang 92)