Một số giải pháp:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh lữ hành và các biện pháp nhằm thu hút khách tại Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội (Trang 33)

V. Kết quả kinh doanh và phương hướng phát triển thị trường khách du lịch của trung tâm:

2,Một số giải pháp:

_ Nâng cao nhận thức về du lịch và chuyển hóa thành hành động cụ thể trong sự nghiệp phát triển du lịch:

Bằng nhiều hình thức phong phú, đẩy mạnh tuyên truyền làm chuyển biến cơ bản trong nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc phát triển du lịch, đó là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới.

_ Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển du lịch:

Trong tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch cần chú trọng 5 lĩnh vực chủ yếu, bao gồm:

+ Định hướng, mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch + Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

+ Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch

+ Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và kinh doanh du lịch

+ Hội nhập, hợp tác quốc tế

_ Định hướng tổ chức không gian theo lãnh thổ theo chuyên ngành du lịch + Trung du, miền núi Bắc Bộ: Phát triển mạnh du lịch sinh thái, cảnh quan thiên nhiên như: Hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, Sapa…, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với phát triển du lịch.

+ Đồng bằng Sông Hồng và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Đầu tư xây dựng các khu du lịch tổng hợp Hạ Long - Cát Bà, khu du lịch Đồ Sơn, du lịch hải đảo… phát triển các điểm du lịch ở các tỉnh gắn với các trung tâm du lịch ở trong và ngoài vùng để hình thành rõ nét các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng.

+ Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: khai thác thế mạnh du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch ven biển; phát triển các trung tâm du lịch từng tỉnh trong vùng, các điểm du lịch hấp dẫn như: Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha, Cảnh Dương… phát triển mạnh các đô thị, khu, cụm công nghiệp, phát triển du lịch biển, đảo. Phát huy vai trò trung tâm văn hóa kinh tế của cụm đô thị Huế - Đà Nẵng.

Vàng, Hồ Lăk, Buôn Đôn… hình thành các tuyến điểm du lịch nội vùng và liên vùng…

+ Miền đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: ngoài trung tâm du lịch, kinh tế văn hóa Tp Hồ Chí Minh, tập trung phát triển du lịch biển ở Mũi Né, Vũng Tàu, Côn Đảo… hình thành các khu du lịch, biển du lịch vệ tinh của Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Khai thác lợi thế địa lý để phát triển nhanh các loại hình du lịch miệt vườn, sinh thái, du lịch biển đảo… gắn với Tp Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch liên vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

_ Xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách và luật pháp về du lịch: + Chính sách đầu tư: Hỗ trợ hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch nhất là các vùng chưa được khai thác nhiều. Đồng thời tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư du lịch đến tận các địa phương, khuyến khích và huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Từng bước có chính sách thuận tiện cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các dự án, lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục các trọng điểm ưu tiên đầu tư.

+ Chính sách tài chính: Ưu tiên nhập khẩu các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước không sản xuất được với thuế suất bằng với thuế suất nhập khẩu tư liệu sản xuất. Điều chỉnh giá điện, nước và các chi phí, lệ phí khác để khuyến khích du lịch. Thành lập quỹ phát triển du lịch theo quy định của Pháp lệnh Du lịch. Khuyến khích du khách mua hàng khi đi du lịch để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, xây dựng chính sách hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách mua hàng ở Việt Nam.

+ Chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch: Nhằm động viên mọi nguồn lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để xây dựng ngành du lịch; đồng thời với nâng cao vai trò trách nhiệm của nhân dân, phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự vệ sinh, văn minh, an toàn tại các điểm tham quan du lịch và bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên du lịch, tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các thành quả do sự nghiệp phát triển du lịch mang lại.

LỜI KẾT

Vấn đề về khả năng thu hút khách hàng theo em là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp mà nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lưu hành bởi muốn thành công cần phải có được lòng tin và sự chú ý của khách hàng vào các sản phẩm của mình. Do đó, trong quá trình thực tập em đã chú ý đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này. Phân tích các đặc điểm cũng như thực trạng của các thị trường khách mà Trung tâm hướng tới, trong đó có cả sự phát triển của thị trường vốn được xem là truyền thống của Trung tâm đồng thời cũng quan tâm đến những thị trường khác giàu tiềm năng mà trong thời gian tới Trung tâm sẽ mở rộng khai thác. Qua đó có thể thấy được tình hình, đặc điểm của khách và khả năng thu hút khách của Trung tâm, cùng một số giải pháp mà trong thời gian tới Trung tâm có thể áp dụng để thu hút khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Bằng việc nêu lên thực trạng, phương hướng phát triển thị trường khách trong thời gian tới của Trung tâm và những giải pháp nhằm thu hút khách hàng, em hi vọng sẽ có thể phác hoạ được một vài nét cơ bản về tình hình phát triển của Trung tâm nói riêng và cả Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội nói chung, đặc biệt là về khả năng thu hút khách trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh lữ hành và các biện pháp nhằm thu hút khách tại Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội (Trang 33)