V. Kết quả kinh doanh và phương hướng phát triển thị trường khách du lịch của trung tâm:
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên:
Đặc điểm về đội ngũ nhân viên Trung tâm là trẻ trung và năng động đã mang lại một bầu không khí là việc sôi nổi hào hứng. Hầu hết nhân viên đều tốt nghiệp hệ chính quy của những trường uy tín và có khả năng giao tiếp ngoại ngữ rất tốt, đặc biệt là Tiếng Anh và Tiếng Trung. Sự mới mẻ, sáng tạo trong cách làm việc của nhân viên cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc Trung tâm là những cán bộ lâu năm, kiến thức uyên thâm và dày dặn kinh nghiệm tưởng như là khó hài hòa nhưng có thể thấy rằng ở Trung tâm, điều này lại diễn ra một cách khá tự nhiên và ăn khớp với nhau. Đây là một lơi thế rất lớn mà Trung tâm đã và đang phát huy rất tốt, tạo nên một môi trường làm việc khá năng động và hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại mà trong đó lớn nhất chính là vấn đề về nghiệp vụ. Hầu hết nhân viên ở Trung tâm tuy tốt nghiệp từ các trường có tiếng
trong nước, giao tiếp tốt nhưng hầu như đều không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ du lịch nhất là về nghiệp vụ hướng dẫn. Do đó, trong quá trình làm việc xảy ra sai sót là điều không tránh khỏi, đặc biệt là với bộ phận hướng dẫn là những người làm việc trực tiếp với khách trong suốt chuyến đi. Vì vậy, nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì khi có sự cố sẽ để lại ấn tượng xấu đối với khách, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng vào uy tín của trung tâm.
Một giải pháp mà Trung tâm có thể áp dụng để giải quyết vấn đề này chính là phải tăng cường, chú trọng công tác tuyển dụng, năng cao chất lượng “ đầu vào”. Tạo điêu kiện cho các cán bộ có năng lực nhưng thiếu nghiệp vụ tham gia các khóa học do Trường Du lịch Hà Nội đào tạo, nhất là nhân viên bộ phận hướng dẫn thì phải cử đi học để nâng cao nghiệp vụ và được cấp thẻ hướng dẫn chính thức. Đẩy mạnh thi đua trong học tập và công tác giữa các bộ phận cũng như giữa cá nhân với nhau.
* NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH DU LỊCH:1, Những vấn đề đặt ra: 1, Những vấn đề đặt ra:
Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và độc đáo, hấp dẫn khách du lịch cả về tự nhiên và nhân văn. Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở các địa hình khác nhau như: Vịnh Hạ Long, Yên Tử, Phong Nha- Kẻ Bàng, …Ngoài ra, hơn 3200 km bờ biển trải dài theo đất nước đã tạo nên nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Cửa Lò, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Lăng Cô…Bên cạnh đó là hàng trăm lễ hội truyền thống mang màu sắc văn hóa của 54 dân tộc độc đáo và đặc sắc, ẩn chứa trong các làn điệu dân ca, quan họ, chầu văn, nghệ thuật rối nước, nhã nhạc cung đình Huế…Tất cả đã tạo nên khả năng tiềm tàng cho việc phát triển du lịch.
Thế nhưng, mặc dù có những thế mạnh như vậy nhưng trên thực tế thì du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển đến đúng tầm của mình, vậy lý do ở đây là gì? Đó là do: _ Tài nguyên du lịch Việt Nam đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác triệt để, các nguồn tài nguyên chủ yếu chỉ được khai thác ở dạng thô, không có sự đầu tư chất xám vào tài nguyên du lịch nên chưa tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
_ Do cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển
_ Do hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh du lịch _ Do việc chuyên môn hóa trong kinh doanh du lịch còn chưa cao, mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh du lịch chưa được cải thiện.
_ Do trình độ quản lý của cán bộ còn yếu và thiếu nhiều, do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp nhiều cán bộ còn chưa thích ứng được với cơ chế thị trường, bị động trong kinh doanh và trước những đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch.
_ Do cơ sở hạ tầng thấp kém, các khu vui chơi giải trí, các tuyến điểm du lịch còn nghèo nàn, lạc hậu.