- 8Chi phí lương CN0,0
3.2.1 Các giải pháp trong ngắn hạn
3.2.1.1 Chú trọng đổi mới tổ chức và quy trình thẩm định tài chính dự án
Một yêu cầu rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án là quy trình thẩm định tài chính được sắp xếp, tổ chức một cách nhịp nhàng, mang tính kế thừa và
thống nhất. Chi nhánh cần có những điều chỉnh về tổ chức và quản lý hoạt động thẩm định hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Các công tác thẩm định bên cạnh tuân theo quy trình chung của Ngân hàng về thẩm định thì chi nhánh cũng nên xây dựng cẩm nang thẩm định cho các cán bộ. Tài liệu này dàn trải trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, và nhấn mạnh những đặc điểm, những điểm cần lưu ý, chuẩn mực riêng cho từng loại hình.
Chi nhánh cần tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban trong quá trình thực hiện các công đoạn khác nhau của hoạt động thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng. Công việc thẩm định tài chính không chỉ là công việc riêng của cán bộ thẩm định mà đòi hỏi sự thống nhất phối hợp chặt chẽ của các phòng ban khác. Việc tham gia, đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin cần thiết từ các phòng ban khác sẽ giúp cho kết quả thẩm định hiệu quả hơn và khả thi hơn. Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định tài chính dự án mà cán bộ thẩm đinh không biết hoặc còn thiếu chắc chắn mà lại thuộc phạm vi của các phòng khác thì có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét.
3.2.1.2 Nâng cao công tác thu thập thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bao thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Một trong nhưng vấn đề quan trọng đặt ra với công ty hiện nay là phải có các biện pháp để thu thập thông tin, cách thức hợp lý để phân tích những thông tin đầy đủ và chính xác vì chất lượng thông tin liên quan với độ tin cậy của kết quả thẩm định. Để giải quyết được vấn đề này, Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống thông tin khách quan, toàn diện có chiều sâu, cụ thể:
Thông tin từ người xin vay vốn: để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay vốn và phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của dự án hoặc Chi nhánh có thể yêu cầu các đơn vị vay vốn phải thuê Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp.
Thông tin trong lĩnh vực dự án đầu tư
Thông tin bên ngoài tín dụng như thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trường, từ bạn bè của người xin vay, từ các đối thủ cạnh tranh, báo chí, phượng tiện thông tin đại chúng, các bộ ngành liên quan, …
3.2.1.3 Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính
Nội dung thẩm định tài chính dự án là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nội dung thẩm định tài chính dự án ở Chi nhánh nhìn chung đã tương đối phù hợp và khoa học. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa cần phải có những điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
Đối với việc xác định vốn đầu tư: Đây là vấn đề mà Chi nhánh thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định cần phải thẩm định chính xác vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng chủ đầu tư đề xuất mức vốn quá cao gây lãng phí, ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả đầu tư. Đặc biệt với các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài nhiều năm, ngoài việc tính các chi phí liên quan còn phải tính đến các yếu tố lạm phát, tỷ giá được áp dụng của dự án.
Đối với việc xác định vòng đời của dự án: Vòng đời dự án là một tiêu chí quan trọng, nó cho biết thời gian dự án tồn tại từ khi hoàn thiện công tác thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý dự án. Vòng đời dự án nhìn chung nên được xác định một cách cẩn trọng vì có thể làm dự án hoặc nếu quá dài thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án hoặc nếu quá ngắn không phát huy được hết hiệu quả, gây lãng phí trong sử dụng các tài sản cố định.
Đối với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: Ngoài các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, Chi nhánh cần xem xét thêm một số chỉ tiêu như điểm hòa vốn, chỉ số doanh lợi, tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR) bởi mỗi chỉ tiêu hiệu quả tài chính đều có nhưng ưu nhược điểm riêng cũng như phản ánh những ý nghĩa khác nhau mà ta cần phải nhìn nhận một cách toàn diện. Không chỉ dừng lại ở việc tính toàn các chỉ tiêu và so sánh riêng lẻ từng chỉ tiêu về không gian và thời gian cán bộ thẩm định cần xác mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để đưa ra đánh giá tổng hợp về hiệu quả tài chính.