HOÀNG HƯƠNG
3.1 Triển vọng phát triển ngành Dược
Theo số liệu thống kê của Cục quản lý Dược, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đạt trên 1,89 triệu USD trong năm 2011, tăng gần 13% so với năm 2010. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng tiền thuốc sử dụng đang có xu hướng giảm trong những năm qua nhưng năm vẫn giữ ở mức 2 con số. Tóc độ tăng trưởng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng bình quân đạt trên 18% trong 6 năm 2006- 2011.
Theo dự báo giá trị tiền thuốc sử dụng sẽ đạt gần 3,4 triệu USD vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 14,5% năm trong giai đoạn 2012-2015 ( đã loại trừ tác động của tỷ giá), tuy chậm hơn giai đoạn 2006 – 2011 nhưng cũng là mức cao và vượt xa mức tăng trưởng trung bình toàn cầu và các thị trường khác.
Theo Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2010 đạt 22,25 USD. Trong khi đó, theo thống kê trong năm 2010, chi tiêu cho dược phẩm bình quân toàn thế giới ở mức 125 USD/người/năm. Việt Nam đứng cuối bảng về chỉ tiêu tiền thuốc đầu người năm 2010 trong các thị trường dược phẩm mới nổi nhóm 3 (bao gồm Mexixo, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Rumania, Ai Cập,Ukraine, Pakistan và Việt Nam) với mức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầu người của nhóm này là 56 USD/năm. Các thị trường dược mới nổi nhóm 2 (bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nga) có mức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầu người là 32 USD/năm. Con số tương ứng của Trưng Quốc là 31 USD.
Bên cạnh đó, Nhà nước còn xây dựng quy hoạch phát triển ngành Dược đến năm 2020 tầm tầm nhìn 2030 :
- Mục tiêu đối với công nghiệp bào chế :
nghiệp sản xuất thuốc theo đúng định hướng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Giảm thiểu sản xuất những mặt hàng chồng chéo, dẫn đến dư thừa, đồng thời chú trọng bổ sung những mặt hàng khác còn thiếu.
+ Ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có tác dụng tốt hơn, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học hiện đại trong đó công nghiệp gen trong sản xuất dược phẩm được chú trọng, liên kết các công nghệ hiện đại nhằm sản xuất các thuốc chuyên khoa đặc trị , các loại thuốc có dạng bào chế như thuốc tiêm đông khô, các dạng thuốc phun sương ( aerosol), thuốc đạn, thuốc trứng…
+ Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong nước tiến tới đáp ứng cơ bản về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
+ Phát triển sản xuất thuốc gốc ibaor đảm chất lượng để phục vụ cho nhu cầu điều trị, nhất là các cơ sở y tế công lập. Đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất thuốc thuộc danh mục: thuốc thiết yếu, thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia với chất lượng cao và sản xuất thuốc theo đơn hàng của nhà nước.
+ Khuyến khích đầu tư nghiên cứu sản xuất thuốc có tác dụng bào chế đặc biệt, xây dựng các nhà máy hoặc các dây chuyền sản xuất mới để tăng sản lượng và thay đổi cơ cấu mặt hàng.
+ Đề ra định hướng đến năm 2020 và có tính đến năm 2030 về cơ cấu đầu tư các loại bào chế, các nhóm thuốc cụ thể để các doanh nghiệp lập kế hoach dài hạn.
- Mục tiêu đối với công nghiệp sản xuất vac-xin và sinh phẩm y tế:
+ Ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất các vacxin phục vị cho chương trình tiêm trủng mở rộng để đảm bảo đến năm 2020 đáp ứng được khoảng 100% nhu cầu sủa dụng vacxin phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
+ Xây dựng cơ chế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các nhà máy sản xuất sinh phẩm y tế giảm tỷ lệ nhập khẩu đối với sinh phẩm y tế, khuyến khích nâng cấp và phát triển các nhà máy sản xuất vacxin trong nước, tăng cường đào tạo về trình độ chuyên môn kĩ thuật.
+ Khuyến khích nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thư nghiệm. Gắn kết hiệu quả quá trính nghiên cứu vào sản xuất thực tế.
+ Khuyến khích đầu tư và xây dựng nhà máy hoặc các dây chuyền sản xuất mới để sản xuất vacxin phối hợp, vacxin đa giá.
+ Nhà nước đầu tư nâng cấp Viện kiểm định vacxin sinh phẩm quốc gia đạt chuẩn quốc tế phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vacxin.
+ Đề ra định hướng năm 2020 về cơ cấu đầu tư cho các loại vacxin cụ thể để ác doanh nghiệp lấp kế hoach dài hạn.
- Mục tiêu đối với công nhiệp sản xuất bao bì, trang thiết bị phục vụ sản xuất Dược:
+ Quy hoạch, tổ chức sản xuất bao bì dược phẩm trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng bao bì trong nước.
+ Đến năm 2020 các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải đạt chuẩn tối thiểu là ISO hoặc tương đương. Bảo đảm sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu vầ trang thiết bị phục vụ ngành công nghiệp Dược và đến năm 2020 là 80%.
+ Khuyến khích đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị có uy tín trên thế giới.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động : sản xuất nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất trang thiết bị nhằm đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao.