VKD chủ yếu phục vụ cho hoạt động SXKD. Do đó, để loại trừ ảnh hưởng của hoạt động tài chính và hoạt động khác, khi tính toán các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận em dựa chủ yếu vào EBIT và LNTT, LNST từ hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được trình bày ở bảng 2.18.
BẢNG 2.18: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 0,65 0,67 0,02 3,08
2 Tỷ suất LNST trên
doanh thu % 4,67 0,84 -3,83 -82,01
3
Tỷ suất LN trước lãi vay và thuế trên VKD (ROAE )
% 5,38 0,77 -4,61 -85,69
4 Tỷ suất LNTT VKD % 4,06 0,76 -3,30 -81,28
5 Tỷ suất LNST VKD % 3,04 0,57 -2,47 -81,25
6 Tỷ suất Lợi nhuận
VCSH % 29,11 7,33 -21,78 -74,82
7 VKD bình quân/VCSH
bình quân 9,56 12,88 3,32 34,73
BẢNG 2.19: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỶ SUẤT SINH LỜI NGÀNH
Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Năm 2010 Công ty Trung bình ngành 1. ROAE 0.77 4,35 2. ROE 7.33 16,51 3. Hệ số lãi ròng (ROS) 0.84 5,46
Theo bảng phân tích ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Như vậy, tuy Công ty có cố gắng trong suốt những năm vừa qua, song các tỷ suất sinh lời của Công ty trong những năm qua đều giảm sút mạnh và đều thấp hơn hệ số ngành. Cụ thể:
Vòng quay toàn bộ vốn
So với năm 2009 thì vòng quay toàn bộ VKD tăng 0,02 vòng với tỷ lệ tăng 3,08%. Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ VKD tăng cho thấy hiệu quả sử dụng VKD năm 2010 đã tăng lên so với năm trước. Nhân tố chính làm tăng tốc độ chu chuyển của VKD là do tốc độ tăng của DTT cao hơn tốc độ tăng của VKD bình quân (50,73% > 45,84%). Nếu đánh giá về ảnh hưởng của vòng quay VLĐ và vòng quay VCĐ (đã phân tích ở trên) thì vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do sự tăng lên của cả vòng quay VLĐ và vòng quay VCĐ.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Cụ thể: năm 2009 là 5,38%, năm 2010 giảm xuống còn 0,77% với tỷ lệ giảm 85,71%. Chỉ tiêu này giảm mạnh là do năm 2010 lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm mạnh và có tốc độ giảm nhiều hơn tốc độ tăng của VKD. Kết quả là làm cho ROAE của DN giảm xuống. Năm 2010, hệ số này của ngành là 4,35% so với hệ số ngành thì mức sinh lời của VKD của công ty PTP còn rất thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trước, sau thuế trên VKD
Tỷ suất lợi nhuận trước, sau thuế trên VKD năm 2010 đều giảm so với năm 2009. Cụ thể: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD năm 2010 là 0,76% giảm 3,3% với tỷ lệ giảm 81,28% còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD năm 2010 là 0,57% giảm 2,47% với tỷ lệ giảm là 81,25%. Nghĩa là năm 2009, cứ 100 đồng VKD sử dụng thì tạo ra 4,06 đồng lợi nhuận trước thuế và 3,04 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2010 thì cứ 100 đồng VKD sử dụng tạo ra 0,76 đồng lợi nhuận trước thuế và 0,57 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn trong năm qua đã giảm mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy đã có những dự án đầu tư của Công ty có mức sinh lời thấp.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Do LNST năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 với tốc độ giảm 72,73% trong khi tốc độ giảm của VCSH bình quân sử dụng trong kỳ chỉ là 4,97% kết quả là làm cho tỷ suất lợi nhuận VCSH giảm mạnh từ 29,11% xuống còn 7,33%. Điều này cho thấy một đồng VCSH năm 2010 tạo ra ít lợi nhuận hơn năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận VCSH là một chỉ tiêu tổng hợp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tác động đến tỷ suất lợi nhuận VCSH ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont như sau:
ROE là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, vì nó phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của của đồng VCSH, là phần lợi ích mà họ có thể nhận được nếu đầu tư vào Công ty. Hiệu quả của nó, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, mặt khác còn phụ thuộc vào việc tổ chức nguồn vốn của
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu =
Lợi nhuấn sau thuế Doanh thu thuần
X
Doanh thu thuần VKDbq
X
VKDbq VCSHbq
doanh nghiệp. Theo phương pháp Dupont ta thấy các chỉ tiêu tác động đến ROE bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng), vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, tất cả các chỉ tiêu này tác động cùng chiều tới ROE.
Theo bảng 2.19 ta thấy, Năm 2010 mức độ sử dụng đòn bẩy của công ty đạt 12,88 lần và tăng 3,32 với tỷ lệ tăng 34,73%. Trong năm 2010, công ty đã tăng vốn vay, tăng thêm vốn chủ, mặt khác, tỷ suất LNST trên doanh thu giảm mạnh từ 3,04% xuống còn 0,57% với tỷ lệ giảm 81,25%. Đây là nguyên nhân làm giảm ROE của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính năm 2010 đều tăng so với năm 2009, tuy nhiên tốc độ tăng của vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính đều nhỏ hơn tốc độ giảm của chỉ tiêu tỷ suất LNST trên doanh thu. Kết quả là làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ giảm mạnh. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ của ngành là 16,51%, hệ số lãi ròng của ngành là 5,46%. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty là rất thấp so với hệ số trung bình của ngành.
Tóm lại, khi xem xét tình hình sử dụng VKD của Công ty cổ phần TM & XNK Việt Hàn năm 2010 có thể thấy vốn của Công ty đã được sử dụng có hiệu quả hơn về vốn thành phần như vốn lưu động, vốn cố định nói riêng và tổng vốn kinh doanh nói chung.