Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần TM & XNK Việt Hàn (Trang 26)

2.1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ Thuật Phòng Kế Toán

Là một doanh nghiệp mới thành lập năm 2008 nên cơ sở vật chất của công ty chưa được đầu tư nhiều do lượng vốn còn ít. Bên cạnh đó do đặc điểm là doanh nghiệp thương mại cộng với việc kinh doanh mặt hàng là ôtô có giá trị cao nên hầu hết nguồn vốn được dùng vào việc mua hàng hóa.Tuy nhiên sau 2 năm hoạt đông công ty đã mở rộng được quy mô. Hiện nay công ty với trụ sở chính tại Quảng ninh với 1 bãi để xe trưng bày các loại xe tải hạng nặng, hạng nhẹ, máy công trình. Ngoài ra còn có một showroom trung bày xe con các loại nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long với đa dạng các chủng loại xe. Hàng năm cung ứng ra thị trường hàng trăm xe con các loại, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của con người. Năm 2010 công ty mở thêm 1 chi nhánh ở Hà nội với cơ sở vật chất khang trang, hệ thống cửa hàng hiện đại, đội ngũ nhân viên bán hàng được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, hứa hẹn sự gia tăng doanh thu cho công ty, từ đó gia tăng lợi nhuận.

2.1.3.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,

Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên đặc điểm hoạt động kinh doanh có phần khác với doanh nghiệp sản xuất.

Doanh nghiệp kinh doanh thương mại đứng ra mua lại hoặc nhập khẩu các sản phẩm của nhà sản xuất và sau đó bán ra cho những người cần mua, lợi nhuận thu được từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của công ty đó là:

- Bán hàng qua kho, bãi: Hàng hóa được nhập về trên bãi và sau đó xuất bán cho khách hàng.

- Bán hàng không qua kho bãi: Đây là hình thức bán hàng trực tiếp, công ty đứng ra mua hàng sau đó giao bán thẳng cho khách hàng mà không qua nhập kho.

Thị trường tiêu thụ

Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không chỉ bó hẹp trong tỉnh Quảng ninh mà còn đang mở rộng ra các tỉnh thành khác. Đối tượng phục vụ cũng đa dạng hơn bằng việc cung cấp nhiều loại xe với giá cả khác nhau phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng.Chứng minh cho điều đó là việc năm 2010 công ty tiến hành mở chi nhánh tại Hà nội để mở rộng thị trường.

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm qua

Dựa vào bảng 2.2 ta có thể nhìn nhận khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua như sau:

Trong những năm qua công ty luôn cố gắng đa dạng hóa các loại sản phẩm, phù hợp với thị hiếu và phù hợp với túi tiền của khách hàng. Trong năm 2010 công ty đã bán được hàng trăm xe bao gồm xe con, xe tải, máy công trình các loại. Quảng Ninh với lợi thế về khoáng sản là việc khai thác than đã tạo cơ hội cho Việt Hàn về bán xe tải hạng nặng, máy công trình với mục đích chuyên dụng đào xúc, vận chuyển than từ các mỏ than tới nơi tiêu thụ.

2.1.4.2.Kết quả về mặt tài chính.

Trong những năm vừa qua, với sự phấn đấu, cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Chúng ta đã đạt được những kết quả đáng mừng. Nó được thể hiện qua một só bảng báo cáo sau đây:

BẢNG 2.2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH MỘT SỐ NĂM QUA

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010

1 Tổng doanh thu Triệu đồng 196.448 228.125 310.754

2 Tỷ lệ tăng tổng doanh thu % 16,12 36,22

3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 1.889 3.244 4.050

4 Tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế % 71,7% 24,8%

5 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.417 2.433 3.078

6 Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Triệu đồng 0,72 1,42 0,98

7 Số lao động sử dụng bình quân trong năm Người 40 65 80

8 Thu nhập bình quân người lao động Triệu đồng 1,97 2,5 3,7

9 Tỷ lệ tăng thu nhập người lao động % 26,9 48,0

10 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 515 850 1.050

Nhìn chung, tổng doanh thu có sự tăng trưởng qua các năm từ 196.488 triệu đồng năm 2008 đến 310.754 triệu đồng năm 2010. tỷ lệ tăng trưởng năm 2009 so với 2008 là 16,12% và đến năm 2010 là 36,22%. Có được mức tăng trưởng này là một thành tích đáng mừng của công ty vì năm 2009 là năm các doanh nghiệp đều chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ, hoạt động sản xuất kinh doanh đều gặp khó khăn vậy mà Việt Hàn vẫn đạt được mức tăng trưởng cao.

Lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng qua các năm, nhất là tăng từ 1.889 triệu đồng năm 2008 lên 3.244 triệu đồng năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng 71,7%. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì lợi nhuận trước thuế của công ty lại có sự chững lại chỉ còn 4.050 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 24,8%.

Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đã ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Tỷ suất này biến động qua các năm, năm 2009 là 1,42% nhưng đến năm 2010 chỉ là 0,98%. Có sự sụt giảm mạnh này là do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 giảm hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng doanh thu năm 2010.

Số lượng lao động sử dụng của công ty có sự tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2008 số lao động bình quân sử dụng là 40 người thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên đến 80 người. Mặc dù số lượng tăng không nhiều nhưng điều này cũng cho thấy công ty đã có sự đóng góp lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt trong điều kiện hiện tại vấn đề thất nghiệp ở nước ta đang trở nên bức xúc.

Mức lương bình quân không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2008 thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 1,97 trđ/người/tháng thì đến năm 2010 đã đạt 3,7 trđ/người/tháng. Điều này cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao mức sống cho người lao động, tạo động lực kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất.

Mức đóng góp ngân sách tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2008 mức đóng góp cho ngân sách mới chỉ dừng lại ở 515 triệu đồng thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 1.050 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà Nước.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua là khá tốt. Tổng doanh thu tăng đều qua các năm, quy mô sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng. Bên cạnh đó, công ty thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước và đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện.

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm qua. 2.2.1. Tình hình cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vào bảng 2.3 ta thấy, VKD công ty cuối năm 2010 là 574.602.060 nđ, cuối năm 2009 là 333.891.469 nđ. Như vậy, so với năm 2009 thì cuối năm 2010 tổng VKD của doanh nghiệp đã tăng 240.710.591 nđ tương ứng tỷ lệ tăng 72,09%. Tổng VKD tăng là do cả vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp đều tăng.

BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

STT Chỉ

tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch (2009-2010)

Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) 1 VLĐ 213.436.259 88,8 305.263.354 91,4 439.020.711 76,4 133.757.357 -15,0 43,82 2 VCĐ 26.791.354 11,2 28.628.115 8,60 135.581.349 23,6 106.953.234 15,0 373,6 3 VKD 240.227.613 100 333.891.469 100 574.602.060 100 240.710.591 72,09

+ Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2008 vốn lưu động là 213.436.259 nđ chiếm tỷ trọng 88,8% trong tổng nguồn vốn kinh doanh trong khi VCĐ chỉ chiếm 11,2%. VLĐ năm 2009 là 305.263.354 nđ, năm 2010 con số này là 439.020.711 nđ. So với năm 2009 thì năm 2010 VLĐ của DN đã tăng 133.757.357 nđ tương ứng tỷ lệ tăng 43,82%. VLĐ tăng làm cho VKD tăng một lượng tương ứng là 133.757.357 nđ.

+ VCĐ năm 2009 là 28.628.115 nđ, sang tới năm 2010 là 135.581.349 nđ. So với năm 2009 thì năm 2010 VCĐ tăng 106.953.234 nđ tương ứng tỷ lệ tăng 373,6%. VCĐ tăng đã làm cho VKD tăng tương ứng là 106.953.234 nđ.

Qua phân tích trên có thể kết luận quy mô kinh doanh của DN tăng lên, khả năng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của DN đang được mở rộng.

Mặt khác, qua bảng ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng VCĐ và VLĐ của DN. Tỷ trọng VLĐ chiếm trong tổng VKD của các năm đều ở mức cao: năm 2009 là 91,43%, năm 2010 là 76,4%. Trong khi đó tỷ trọng VCĐ chiếm trong tổng VKD lại chiếm tỷ trọng nhỏ: năm 2009 là 8,57%, năm 2010 là 23,6%. Điều này nhìn chung khá phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực bán ôtô nên đòi hỏi VLĐ đầu tư vào việc mua hàng hóa là rất lớn để đảm bảo tính liên tục trong quá trình kinh doanh.

BẢNG 2.4: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN KINH DOANH

STT CHỈ TIÊU

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (nđ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 299.536.522 89,71 537.824.919 93,60 238.288.397 3,89 79,55 I. Nợ ngắn hạn 299.477.061 99,98 537.765.458 99,99 238.288.397 0,01 79,57 1. Vay và nợ ngắn hạn 16.043.900 5,36 31.320.172 5,82 15.276.272 0,47 95,22 2. Phải trả người bán 19.149.070 6,39 52.053.213 9,68 32.904.143 3,29 171,83

3. Người mua trả tiền trước 76.319.197 25,48 156.640.667 29,13 80.321.470 3,64 105,24

4. Thuế và các khoản phải nộp NN 1.437.130 0,48 3.284.915 0,61 1.847.785 0,13 128,57

5. Phải trả người lao động 0 0,00 140.552 0,03 140.552 0,03 -

6. Chi phí phải trả 127.962.345 42,73 150.036.923 27,90 22.074.578 -14,83 17,25 7. Phải trả nội bộ 9.521.493 3,18 79.782.960 14,84 70.261.467 11,66 737,92 II. Nợ dài hạn 59.461 0,02 59.461 0,01 0 -0,01 0,00 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 59.461 100,00 59.461 100,00 0 0,00 0,00 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 34.354.947 10,29 36.777.141 6,40 2.422.194 -3,89 7,05 I. Vốn chủ sở hữu 33.823.914 98,45 36.709.606 99,82 2.885.692 1,36 8,53

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 27.833.572 82,29 27.833.572 75,82 0 -6,47 0,00

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.990.342 17,71 8.876.034 24,18 2.885.692 6,47 48,17

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 531.033 1,55 67.536 0,18 -463.497 -1,36 -87,28

1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 531.033 100,00 67.536 100,00 -463.497 0,00 -87,28

TỔNG NGUỒN VỐN 333.891.469 100,00 574.602.060 100,00 240.710.591 0,00 72,09

VKD luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng VKD không thể tách rời việc đánh giá nguồn tài trợ. Huy động kịp thời với chi phí hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN. Ngoài ra, việc nghiên cứu cơ cấu NVKD còn có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận VCSH, rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải. Tình hình cơ cấu và sự biến động NVKD của DN được thể hiện ở bảng 2.4. Dựa vào bảng số liệu có thể rút ra nhận xét sau:

Tổng nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng 240.710.591 nđ tương ứng tỷ lệ tăng 72,09%. Tổng NVKD tăng là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng.

Cụ thể: Nợ phải trả tăng 238.288.397 nđ đã làm cho Tổng NVKD tăng một lượng tương ứng là 238.288.397 nđ; VCSH tăng 2.422.194 nđ làm cho tổng NVKD tăng 2.422.194nđ. Kết quả là làm cho tổng NVKD tăng 240.710.519 nđ. Tổng NVKD tăng chủ yếu là do sự tăng lên của nợ phải trả, điều này cho thấy công ty đang tăng cường huy động và sử dụng vốn vay.

Năm 2009 và năm 2010 tỷ trọng nợ phải trả (hệ số nợ) đều ở mức cao 89,71% và 93,6% trong khi tỷ trọng VCSH (hệ số vốn chủ) lại nhỏ 10,29% và 6,4%. Điều này cho thấy tài chính công ty ngày càng phụ thuộc bên ngoài và mức phụ thuộc là rất lớn.

Xét về mặt lý thuyết thì Công ty đang trong tình trạng mắc nợ cao, khả năng an toàn về tài chính thấp. Nhưng để đánh giá chính xác thì cần phải xem xét đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VKD nói riêng.

Đi sâu phân tích nợ phải trả ta thấy, nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn tăng trong khi nợ dài hạn không đổi. Cụ thể; nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 238.288.397 nđ so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng 79,55%. Công ty không có khoản vay dài hạn nào mà chỉ có khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm. Cơ cấu như vậy chưa hợp lý và sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Mặt khác, ta thấy cơ cấu nợ phải trả của Công ty có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ ngắn hạn và giảm tỷ trọng nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ cụ thể năm 2009 là 99,98% năm 2010 là 99,99%.

Đi vào phân tích nợ ngắn hạn ta thấy, nợ ngắn hạn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 chủ yếu là do người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ tăng. Cụ thể:

Người mua trả tiền trước năm 2010 tăng so với năm 2009 là 80.321.470nđ, tỷ lệ tăng 105,24%. Việc tăng số tiền ứng trước này sẽ giúp công ty tăng thêm

nguồn vốn mà không phải trả chi phí sử dụng vốn đồng thời thể hiện DN rất có uy tín với khách hàng;

Phải trả nội bộ năm 2010 so với năm 2009 tăng 70.261.467 nđ tương ứng tỷ lệ tăng 737,92%.

Nợ ngắn hạn tăng còn do các khoản mục vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng tăng. Cụ thể;

Vay và nợ ngắn hạn tăng 15.276.272 nđ với tỷ lệ tăng 95,22%. Sở dĩ có sự tăng mạnh nợ ngắn hạn là do năm vừa qua được sự hỗ trợ của gói kích cầu chính phủ vay với lãi suất thấp nên Công ty đã tăng cường vay nợ ngắn hạn.

Phải trả người bán tăng 32.904.143 nđ, tỷ lệ tăng 171,83%. Tuy tăng với tỷ lệ cao nhưng qua tìm hiểu ta thấy công ty vẫn đáp ứng đúng nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, giữ uy tín với bạn hàng. Như vậy việc tăng này có thể coi là hợp lý. Đây được xem là một biểu hiện tốt bởi vì công ty đã chiếm dụng được một khoản vốn không phải trả lãi, từ đó làm giảm chi phí SXKD.

Chi phí phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả, cuối năm tăng so với đầu năm 22.074.578 nđ tương ứng tỷ lệ tăng 17,25%.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.847.785 nđ, tỷ lệ tăng 128,57%. Mặc dù Công ty có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, tuy nhiên công tác thanh toán các khoản nợ với Nhà nước còn chậm, chưa kịp thời.

Nợ phải trả tăng, chứng tỏ mức độ phụ thuộc về tài chính của Công ty đối với bên ngoài tăng, làm giảm khả năng tự chủ về tài chính. Công ty cần phải quản lý và sử dụng khoản này một cách chặt chẽ, tránh lãng phí và phải có kế hoạch trả nợ hợp lý, tránh tình trạng nợ quá hạn gây mất uy tín của Công ty. Mặt khác, trong thời gian tới Công ty cần xem xét tổ chức lại nguồn vốn, chú ý hơn đến các khoản vay dài hạn để Công ty chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

Đi vào phân tích VCSH, VCSH vào thời điểm cuối năm 2010 đã tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần TM & XNK Việt Hàn (Trang 26)