Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong năm vừa qua

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần TM & XNK Việt Hàn (Trang 56)

2.3.1. Tình hình lưu chuyển tiền của Công ty một số năm qua

Theo bảng 2.17 thì tổng lưu chuyển tiền thuần năm 2008, 2009 dương;

Cụ thể, năm 2008 là 17.941.530 nđ, năm 2009 là 3.080.584 nđ cho thấy DN đã có tạo tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Tuy nhiên, đến năm 2010 con số này đã giảm mạnh xuống còn -13.703.976nđ. Đi sâu vào chi tiết ta thấy;

Thứ nhất, Về tình hình lưu chuyển tiền từ HĐKD của Công ty.

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của Công ty biến động qua các năm. Năm 2008 lưu chuyển tiền thuần dương 39.358.200 nđ, nhưng đến năm 2009 thì lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD lại âm 23.134.734 nđ. Đi sâu phân tích ta thấy: Năm 2009, tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 169.908.160 nđ lên 256.798.0.22 nđ; giảm tiền chi trả lãi vay từ 2.253.450 nđ xuống còn 255.744 nđ và giảm mạnh tiền chi khác cho HĐKD từ 37.354.868 nđ xuống còn 5.231.101 nđ đã làm cho lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD tăng. Tuy nhiên, việc tăng chi trả cho người cung cấp HHDV lại tăng mạnh từ 169.016.800nđ lên 279.212.260nđ; tăng tiền chi trả cho người lao động, tăng tiền chi nộp thuế TNDN và giảm mạnh tiền thu khác từ HĐKD từ 79.552.426 nđ xuống còn 10.758.796 nđ đã làm cho lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD giảm. Và kết quả là làm cho lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008.

Bảng 2.17: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp trong 3 năm qua

Đơn vị tính: Nghìn đồng

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ BH,CCDV và DT khác 169.908.160 256.798.022 310.048.149 2. Tiền chi trả cho người cung cấp

HHDV -169.016.800 -279.212.260 -256.213.709

3. Tiền chi trả người lao động -2.083.126 -2.820.218 -3.082.492 4. Tiền chi trả lãi vay -2.253.450 -255.744 -1.752.735

5. Tiền chi nộp thuế TNDN 605.858 -3.172.229 -839.898

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh

doanh 79.552.426 10.758.796 7.272.998

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh

doanh -37.354.868 -5.231.101 -5.259.773

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

kinh doanh 39.358.200 -23.134.734 50.172.540

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động

đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng

TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -119.158 -172.422 -2.272.641 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán

TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 6.731.431 310.000

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị

khác -34.726.500

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào

đơn vị khác 14.500.000

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi

nhuận được chia 99.479 -169.037

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

đầu tư -19.679 21.059.009 -36.858.178

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài

chính

1. Tiền thu từ phát hành cố phiếu,

nhận vốn góp của chủ sỡ hữu 3.536.161 608.517 30.618 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận

được 7.469.702 18.786.053 3.000.000

4. Tiền chi trả nợ gốc vay -32.402.854 -14.238.261 -30.000.773 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở

hữu -48.183

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 17.941.530 3.080.584 -13.703.976

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 7.291.890 25.233.420 28.314.004

Ảnh hưởng của TGHĐ quy đổi ngoại

tệ 450.967

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 25.233.420 28.314.004 15.060.995

(Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty CPTM & XNK Việt Hàn)

Đến năm 2010 tổng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD lại tăng lên đến 50.172.540 nđ. Có sự thay đổi mạnh mẽ này là do sự gia tăng mạnh mẽ của tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ từ 256.798.022nđ lên 310.048.149 nđ; giảm mạnh tiền chi trả cho người cung cấp HHDV từ 279.212.260 nđ xuống còn 256.213.709 nđ và giảm tiền chi nộp thuế TNDN. Tuy nhiên việc giảm tiền thu khác từ HĐKD, tăng tiền chi trả người lao động, tăng tiền chi trả lãi vay và tăng tiền chi khác cho HĐKD đã làm cho lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD giảm. Tuy vậy nhưng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD năm 2010 vẫn dương.

Thứ hai, Tình hình lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Công ty PTP có sự biến động qua các năm. Cụ thể; Năm 2009, tăng mạnh tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác 6.731.431 nđ, tăng tiền do thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 14.500.000 nđ, mặc dù có sự tăng tiền chi cho mua sắm, xây dựng TSCĐ nhưng kết quả vẫn làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng. Đến năm 2010 do tăng mạnh chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 34.726.500 nđ và chi đầu tư xây dựng TSCĐ trong khi thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác và tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia giảm nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đã giảm xuống còn -36.858.180 nđ. Mặc dù lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2010 giảm nhưng qua tìm hiểu thì việc đầu tư này sẽ là điều kiện để Công ty gia tăng năng lực tạo tiền trong tương lai.

Thứ ba, Tình hình lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2010 là số âm trong khi năm 2009 nó là con số dương. Nguyên nhân là do năm 2010 nhiều khoản tiền vay của Công ty đến hạn phải trả, Công ty đã dùng một lượng tiền tương đối lớn 30.000.772 nđ để thanh toán tiền chi trả nợ gốc tiền vay trong khi tiền thu từ nhận vốn góp chủ sở hữu lại giảm mạnh từ 608.571 nđ năm 2008 xuống còn 30.618 nđ năm 2010 và giảm mạnh tiền vay ngắn hạn, dài hạn. Cuối cùng làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm mạnh từ 5.156.309 nđ năm 2009 xuống còn -27.018.338 nđ.

Qua phân tích trên có thể thấy, sự biến động của dòng tiền trong hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của Công ty là không đáng lo ngại. Bởi sự biến động

này là do Công ty phải trả nợ gốc khi đến hạn, các khoản đầu tư thì chủ yếu là vào TSCĐ và TSDH khác nhằm trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác để tạo tiền cho tương lai.

Nhìn chung, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là con số âm 13.703.976 nđ cho thấy năm 2009 Công ty không có tạo tiền. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và phân tích ở trên, Công ty hoàn toàn có khả năng tạo tiền trong thời gian tới.

2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

VKD chủ yếu phục vụ cho hoạt động SXKD. Do đó, để loại trừ ảnh hưởng của hoạt động tài chính và hoạt động khác, khi tính toán các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận em dựa chủ yếu vào EBIT và LNTT, LNST từ hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được trình bày ở bảng 2.18.

BẢNG 2.18: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 0,65 0,67 0,02 3,08

2 Tỷ suất LNST trên

doanh thu % 4,67 0,84 -3,83 -82,01

3

Tỷ suất LN trước lãi vay và thuế trên VKD (ROAE )

% 5,38 0,77 -4,61 -85,69

4 Tỷ suất LNTT VKD % 4,06 0,76 -3,30 -81,28

5 Tỷ suất LNST VKD % 3,04 0,57 -2,47 -81,25

6 Tỷ suất Lợi nhuận

VCSH % 29,11 7,33 -21,78 -74,82

7 VKD bình quân/VCSH

bình quân 9,56 12,88 3,32 34,73

BẢNG 2.19: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỶ SUẤT SINH LỜI NGÀNH

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Năm 2010 Công ty Trung bình ngành 1. ROAE 0.77 4,35 2. ROE 7.33 16,51 3. Hệ số lãi ròng (ROS) 0.84 5,46

Theo bảng phân tích ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Như vậy, tuy Công ty có cố gắng trong suốt những năm vừa qua, song các tỷ suất sinh lời của Công ty trong những năm qua đều giảm sút mạnh và đều thấp hơn hệ số ngành. Cụ thể:

Vòng quay toàn bộ vốn

So với năm 2009 thì vòng quay toàn bộ VKD tăng 0,02 vòng với tỷ lệ tăng 3,08%. Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ VKD tăng cho thấy hiệu quả sử dụng VKD năm 2010 đã tăng lên so với năm trước. Nhân tố chính làm tăng tốc độ chu chuyển của VKD là do tốc độ tăng của DTT cao hơn tốc độ tăng của VKD bình quân (50,73% > 45,84%). Nếu đánh giá về ảnh hưởng của vòng quay VLĐ và vòng quay VCĐ (đã phân tích ở trên) thì vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do sự tăng lên của cả vòng quay VLĐ và vòng quay VCĐ.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Cụ thể: năm 2009 là 5,38%, năm 2010 giảm xuống còn 0,77% với tỷ lệ giảm 85,71%. Chỉ tiêu này giảm mạnh là do năm 2010 lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm mạnh và có tốc độ giảm nhiều hơn tốc độ tăng của VKD. Kết quả là làm cho ROAE của DN giảm xuống. Năm 2010, hệ số này của ngành là 4,35% so với hệ số ngành thì mức sinh lời của VKD của công ty PTP còn rất thấp.

Tỷ suất lợi nhuận trước, sau thuế trên VKD

Tỷ suất lợi nhuận trước, sau thuế trên VKD năm 2010 đều giảm so với năm 2009. Cụ thể: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD năm 2010 là 0,76% giảm 3,3% với tỷ lệ giảm 81,28% còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD năm 2010 là 0,57% giảm 2,47% với tỷ lệ giảm là 81,25%. Nghĩa là năm 2009, cứ 100 đồng VKD sử dụng thì tạo ra 4,06 đồng lợi nhuận trước thuế và 3,04 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2010 thì cứ 100 đồng VKD sử dụng tạo ra 0,76 đồng lợi nhuận trước thuế và 0,57 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn trong năm qua đã giảm mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy đã có những dự án đầu tư của Công ty có mức sinh lời thấp.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Do LNST năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 với tốc độ giảm 72,73% trong khi tốc độ giảm của VCSH bình quân sử dụng trong kỳ chỉ là 4,97% kết quả là làm cho tỷ suất lợi nhuận VCSH giảm mạnh từ 29,11% xuống còn 7,33%. Điều này cho thấy một đồng VCSH năm 2010 tạo ra ít lợi nhuận hơn năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận VCSH là một chỉ tiêu tổng hợp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tác động đến tỷ suất lợi nhuận VCSH ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont như sau:

ROE là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, vì nó phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của của đồng VCSH, là phần lợi ích mà họ có thể nhận được nếu đầu tư vào Công ty. Hiệu quả của nó, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, mặt khác còn phụ thuộc vào việc tổ chức nguồn vốn của

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ

sở hữu =

Lợi nhuấn sau thuế Doanh thu thuần

X

Doanh thu thuần VKDbq

X

VKDbq VCSHbq

doanh nghiệp. Theo phương pháp Dupont ta thấy các chỉ tiêu tác động đến ROE bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng), vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, tất cả các chỉ tiêu này tác động cùng chiều tới ROE.

Theo bảng 2.19 ta thấy, Năm 2010 mức độ sử dụng đòn bẩy của công ty đạt 12,88 lần và tăng 3,32 với tỷ lệ tăng 34,73%. Trong năm 2010, công ty đã tăng vốn vay, tăng thêm vốn chủ, mặt khác, tỷ suất LNST trên doanh thu giảm mạnh từ 3,04% xuống còn 0,57% với tỷ lệ giảm 81,25%. Đây là nguyên nhân làm giảm ROE của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính năm 2010 đều tăng so với năm 2009, tuy nhiên tốc độ tăng của vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính đều nhỏ hơn tốc độ giảm của chỉ tiêu tỷ suất LNST trên doanh thu. Kết quả là làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ giảm mạnh. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ của ngành là 16,51%, hệ số lãi ròng của ngành là 5,46%. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty là rất thấp so với hệ số trung bình của ngành.

Tóm lại, khi xem xét tình hình sử dụng VKD của Công ty cổ phần TM & XNK Việt Hàn năm 2010 có thể thấy vốn của Công ty đã được sử dụng có hiệu quả hơn về vốn thành phần như vốn lưu động, vốn cố định nói riêng và tổng vốn kinh doanh nói chung.

2.3.3. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty trongnăm 2010. năm 2010.

Qua những phân tích về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn cũng như những phân tích về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, có thể rút ra kết luận sau:

2.3.3.1. Những kết quả đạt được

Hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động nói riêng đều được nâng cao. Kỳ luân chuyển VLĐ được rút ngắn, vòng quay VLĐ được tăng cao.

Công ty đảm bảo thực hiện đúng hạn các nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng, khách hàng và nhà nước.

Công ty đã huy động và sử dụng có hiệu quả một lượng vốn lớn từ bên ngoài: các nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Trong năm 2010, Công ty đã có sự đầu tư, mua sắm thiết bị mới để thay thế các máy móc thiết bị cũ đã khấu hao gần hết giá trị để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Công ty đã xây dựng và áp dụng quy chế tiền lương, hệ thống bảng lương và mức đóng góp bảo hiểm xã hội đúng với quy định của nhà nước, phù hợp với nhu cầu của người lao động khi giá cả thị trường đang leo thang.

Công ty cũng chú trọng chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên, chú trọng việc trang bị bảo hộ lao động khi làm việc, kịp thời thăm hỏi cán bộ công nhân viên ốm đau, thai sản…

2.3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Những vấn đề còn tồn tại

∗ Phải thu của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong các khoản phải thu ngắn hạn. Nợ phải thu của khách hàng tăng làm cho vòng quay nợ phải thu giảm so với năm 2009. Do công tác tổ chức của Công ty gọn nhẹ, một người phải làm công việc của nhiều người nên đôi khi công việc chưa được giải quyết kịp thời; việc quản lý và tổ chức công tác thu hồi nợ phải thu còn chưa thực sự hợp lý.

∗ Công ty chưa tận dụng được nguồn vốn vay dài hạn. Việc sử dụng phần lớn nguồn vốn trung và ngắn hạn nhất là nợ ngắn hạn sẽ gây áp lực thanh toán cho Công ty.

∗ Nhìn chung, giá trị còn lại của TSCĐ tương đối thấp. Công ty cần tiến hành đầu tư đổi mới TSCĐ, sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

∗ Quỹ đầu tư phát triển là quỹ dùng để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Còn quỹ dự phòng tài chính nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường khi gặp rủi ro thua lỗ trong kinh doanh, đề phòng những tổn thất thiệt hại bất ngờ xảy đến. Các quỹ này rất quan trọng với bất kỳ một Công ty nào nhưng thực tế tại Công ty CPTM

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần TM & XNK Việt Hàn (Trang 56)