.U hạch NBTK, thể nốt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái học và một số yếu tố tiên lượng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em (Trang 29)

và nghèo mô đệm schwann)

1.7.2.1. Đại thể

Trên đại thể, u hạch NBTK thể nốt th−ờng thấy có một hoặc nhiều nốt chảy máu màu sẫm đỏ hoặc nâu đen rải rác trên nền tổ chức bóng, màu hồng hơi vàng. Tại các nốt chảy máu thấy mô u mềmdễ nát. Các vùng còn lại mô u đặc, chắc.

1.7.2.1. Vi thể

D−ới kính hiển vi quang học, u có sự biến đổi cấu trúc đột ngột giữa một bên là nốt u NBTK nghèo mô đệm schwann và một bên là vùng cấu tạo u giàu mô đệm schwann hoặc mô đệm schwann nổi bật. Hai vùng cấu trúc này có ranh giới rõ bởi hình ảnh chèn ép tạo vách xơ ngăn cách (cấu trúc giả vỏ). Các nốt NBTK đ−ợc cho là kết quả của u NBTK tiến triển hoặc sự biến đổi ác tính bất th−ờng của một hoặc nhiều dòng tế bào do biến đổi gen mắc phải.

Tỷ lệ về thành phần và phân bố của 2 vùng cấu trúc khác nhau tuỳ từng khối u. Thành phần cấu trúc giàu mô đệm schwann/mô đệm schwann nổi bật th−ờng trội hơn, ở ngoại vi khối u và xen kẽ giữa các nốt u NBTK. Tuy nhiên cũng có một số rất ít tr−ờng hợp thấy các nốt u NBTK phân bố trội hơn ở vùng ngoại vi khối u. Do đó việc xem xét kỹ l−ỡng vùng ngoại vi ở những khối u loại này là điều cần thiết vì u hạch NBTK thể nốt đ−ợc xếp vào nhóm mô học không thuận lợi, tiên l−ợng xấu. Thành phần u giàu mô đệm schwann/nổi bật mô đệm schwann chỉ là một trong những yếu tố quyết định cho chẩn đoán. Các tr−ờng hợp mà u tiên phát xác định là u hạch NBTK thể hỗn hợp hoặc u hạch thần kinh, nh−ng vị trí di căn lại là u NBTK thì chẩn đoán cuối cùng là u hạch NBTK thể nốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái học và một số yếu tố tiên lượng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)