Mục đích, mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục học đại cương (Trang 29 - 30)

I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC

b. Mục đích, mục tiêu giáo dục

Giáo dục là một quá trình (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) hay được hiểu là một hoạt động (chủ thể và đối tượng hoạt động). Kết quả của quá trình giáo dục hay của hoạt động giáo dục trước hết là sự biến đổi nhân cách của người được giáo dục.

Theo cách hiểu mục đích như trình bày ở trên thì mục đích giáo dục là sự dự kiến trước kết quả của hoạt động giáo dục. Kết quả của hoạt động giáo dục chính là nhân cách của người được giáo dục. Vì vậy có thể hiểu mục đích giáo dục là mô hình nhân cách của con người (người học) mà giáo

dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đọan lịch sử cụ thể.

Mục đích giáo dục có thể được hình dung ở các cấp độ vĩ mô và vi mô. Cấp độ vĩ mô hay còn gọi là mục đích giáo dục tổng quát là nhấn mạnh mục đích chung của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với một nền giáo dục. Chẳng hạn mục đích giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và nhân tài của một quốc gia ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Cấp độ vi mô hay còn gọi là mục tiêu giáo dục thể hiện ở từng bậc học, cấp học, ngành học... ở các giai đoạn nhất định như là mục tiêu giáo dục mầm non, phổ thông (mục tiêu giáo dục tiểu học, THCS, THPT), mục tiêu giáo dục đại học…

Mục đích, mục tiêu giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là mối quan hệ gắn bó, hữu cơ giữa cái tòan thể và cái bộ phận, giữa cái chung và cái riêng. Mục tiêu giáo dục là thành phần, bộ phận cấu thành của mục đích giáo dục. Việc xác định và thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục là góp phần thực hiện mục đích giáo dục tổng thể.

Tóm lại, mục đích giáo dục là một phạm trù cơ bản của Giáo dục học phản ánh trước kết quả mong muốn trong tương lai của họat động giáo dục. Đó là yêu cầu, là ước mơ và hy vọng vào tương lai của sự phát triển con người, phát triển xã hội.

Mục đích, mục tiêu giáo dục có giá trị định hướng cho tòan bộ hoạt động giáo dục. Ở tầm vĩ mô, việc xác định mục đích giáo dục thường là do các cấp lãnh đạo - quản lý giáo dục thực hiện, đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển thống nhất với sự phát triển về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa…của đất nước; góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh”. Ở các trường học, việc xác định rõ mục tiêu của hoạt động giáo dục sẽ định hướng cho

việc chọn lựa, sử dụng và điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

Mục đích, mục tiêu giáo dục còn là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá chất lượng giáo dục. Xem xét chất lượng đầu vào, đầu ra để quyết định tuyển sinh, tuyển dụng, so sánh chất lượng tuyển sinh và yêu cầu về chất lượng tốt nghiệp để quyết định tổ chức các hoạt động giáo dục và huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của chất lượng giáo dục.

Việc xác định đúng đắn mục đích, mục tiêu giáo dục có tác dụng kích thích tích tích cực hoạt động của con người, tạo động lực cho họat động giáo dục. Việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục thường hay quan tâm đến nhu cầu của cuộc sống, của cá nhân do đó nó có sức hấp dẫn, tạo ra nhu cầu, động cơ cho hoạt động của người học và cả người dạy. Vì vậy cần hướng dẫn, tư vấn cho người học xác định và lựa chọn mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục học đại cương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w