3 Tỷ suất sinh lờ
1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, trên cơ sở đó đưa ra quyết định đồng ý hoặc bác bỏ khoản cho vay của dự án. Phương pháp này được sử dụng với tất cả các nội dung của dự án. Phương pháp này được thể hiện cụ thể như sau:
- Thẩm định tổng quát: Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn CBTĐ tiến hành kiểm tra một cách khái quát các nội dung cơ bản của hồ sơ dự án như: mục đích đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư, ... Qua đó cung cấp một cái nhìn khái quát về dự án, về vai trò, tầm quan trọng của dự án... Nếu dự án thỏa mãn các yêu cầu đã đề ra thì CBTĐ sẽ tiếp tục thẩm định chi tiết dự án; ngược lại thì dự án có thể sẽ bị bác bỏ.
- Thẩm định chi tiết: Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thẩm định dự án, đó là việc xem xét dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên tất cả các phương diện, nội dung của dự án như: thẩm định về các khía cạnh pháp lý, thị trường, công nghệ, kỹ thuật, tổ chức quản lý, hiệu quả kinh tế - tài chính xã hội, qua đó đưa ra các ý kiến đóng góp, đánh giá về từng nội dung dự án, phát hiện các sai sót và đưa ra các kết luận.
So sánh các chỉ tiêu, các chỉ số nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá chính xác khi thẩm định dự án. Phương pháp này được dùng để thẩm định khía cạnh tài chính, phi tài chính và tính pháp lý của doanh nghiệp và dự án đầu tư. Phương pháp này thường được dựa trên các chỉ tiêu như: tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị được sử dụng trong hạng mục công trình, các định mức về sản xuất, tiêu hao nguyên nhiên liệu,… được quy định trong các văn bản pháp lý của Chính phủ. Mặt khác, CBTĐ cũng có thể sử dụng chính những kinh nghiệm của mình trong các dự án tương tự. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến CBTĐ gặp khó khăn bởi mỗi dự án đầu tư có thời gian, địa điểm, quy mô… khác nhau do đó đòi hỏi CBTĐ phải thật sự linh hoạt khi sử dụng phương pháp này trong thẩm định.
Ví dụ minh họa về phương pháp so sánh, đối chiếu CBTĐ của Chi nhánh sử
dụng khi thẩm định dự án đầu tư: “ Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất ống nhựa composite” của công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii.
Hồ sơ dự án đã có giấy tờ pháp lý sau:
- Quyết định số 1032/QĐ-UB của UBND TP.Hà Nội ngày 03/04/2012 V/v chấp thuận dự án đầu tư “Xây dựng nhà xưởng sản xuất ống nhựa composite” của công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii.
- Quyết định số 848/QĐ-UB của UBND TP.Hà Nội ngày 10/04/2012 V/v chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại mảnh đất tọa lạc tại xã Bình Yên, huyện Thạch Thất giữa Công ty cổ phần 108 với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii.
+ Quyết định số 873/QĐ-BKHMT của Bộ khoa học và Môi trường V/v phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án "Xây dựng nhà xưởng sản xuất ống nhựa composite” của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii. + Thỏa thuận thoát nước phục vụ lập dự án của Công ty TNHH Nhà nước MTV
thoat nước TP Hà Nội.
Nhận xét của CBTĐ: Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu,
dựa trên hồ sơ dự án công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii cung cấp cùng với các văn bản pháp luật hiện hành, CBTĐ Chi nhánh đánh giá khách hàng còn thiếu một số giấy tờ và đề nghị công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii bổ sung trước khi giải ngân, cụ thể như sau:
+ Công văn của Phòng cảnh sát PCCC huyện Thạch Thất V/v PCCC công trình xây dựng nhà xưởng sản xuất ống nhựa composite.
+ Quyết định đầu tư của Ban giám đốc công ty TNHH sản xuất và thương mại Nasaii.
1.2.4.3. Phương pháp dự báo
Nội dung của phương pháp này đó là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Do các dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài trong thời gian dài, do đó việc dự báo các thay đổi trong quá trình thực hiện cũng như vận hành dự án là việc làm hết sức cần thiết. CBTĐ cần thường xuyên tham khảo các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: các số liệu thống kê, các phân tích của các chuyên gia, các chính sách của Chính phủ… để tiến hành dự báo về sự biến động của thị trường ảnh hưởng đến dự án, từ đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án.
1.2.4.4. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp này được dùng để thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm và thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Phương pháp này cho phép Chi nhánh kiểm tra được dự án đầu tư nhạy cảm với yếu tố nào, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, đồng thời phương pháp này cũng giúp chọn lựa được những dự án có độ an toàn cao. Để phân tích độ nhạy, CBTĐ phải dự đoán các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng nhất đến kết quả và hiệu quả của dự án như: sản lượng tiêu thụ, tổng vốn đầu tư, lãi suất, …
Dưới đây là một ví dụ về phương pháp phân tích độ nhạy được CBTĐ của Chi nhánh sử dụng trong quá trình thẩm định khía cạnh tài chính của “Dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất đồ hộp” của Công ty TNHH TM&PP Ngọc Anh, quận Hà Đông, Hà Nội. Sau khi xem xét, phân tích các tài liệu trong hồ sơ của KH, CBTĐ của Chi nhánh đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để phân tích sự thay đổi tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR của dự án khi các yếu tố khác thay đổi. Kết quả như sau:
Các yếu tố không đổi 25,05% 0
Vốn đầu tư tăng 10% 20,55% -17,96%
Chi phí tăng 10% 19,44% -22,40%
Doanh thu tăng 10% 35,12% 40,20%
Thời gian hoạt động của dự án giảm 10% 21,84% -12,81%
Nhận xét của CBTĐ: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ nhạy cảm nhiều nhất với doanh thu và chi phí. Trong điều kiện lãi suất sử dụng để tính toán là 14,89% những sự biến động này không làm ảnh hưởng đến sự hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Nhận xét của sinh viên: CBTĐ của Chi nhánh đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đưa ra xem xét sự hiệu quả của dự án đầu tư trong trường hợp các yếu tố có sự biến động. Tuy nhiên, sự phân tích biến động này chỉ mang tính chất mô phỏng 10%, trong thực tế mức độ biến động có thể sai khác và nhiều yếu tố biến động cùng nhau thì CBTĐ vẫn chưa xem xét đến.
1.2.4.5. Phương pháp phân tích rủi ro
Rủi ro của dự án khi thực hiện thường được phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn vận hành sản xuất kinh doanh. Phương pháp phân tích rủi ro nhằm xác định các biện pháp xử lý từng loại rủi ro, bảo đảm tính an toàn và khả năng trả nợ. Phương pháp này được sử dụng trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo.