BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ 1 Biến động theo chu kì:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học lớp 12 (Trang 95)

1. Biến động theo chu kì:

- Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. - VD: SGK

2. Biến động không theo chu kì.

- Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh… - VD: SGK

II.NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ.

1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể. cá thể của quần thể.

a. Do thay đổi của các nhân tố vô sinh.

- Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể.

- Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp….

b. Do thay đổi của các nhân tố hữu sinh.

- Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối(phụ thuộc )bởi mật độ cá thể của quần thể. - Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản và mức độ tử vong , sự phát tán của các cá thể…ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trng quần thể.

GV: Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể theo cơ chế nào?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.

GV: Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi nào? Các nhân tố vô sinh, hữu sinh ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của quần thể? Cho ví dụ?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. thể.

- Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù…mức sinh sản tăng, mức tử vong giảm, nhập cư tăng Số lượng cá thể của quần thể tăng lên.

- Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng lên cao, nguồn sống trong môi trường trở lên thiếu hụt, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm mức độ tử vong tăng và mức sinh sản giảm, xuất cư tăng Số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm đi.

3. Trạng thái cân bằng:

- Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.

- Quần thể câng bằng khi số lượng cá thể ổn định và phù hợp với cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái của quần thể: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh

4. Củng cố:

- Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể?

- Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng?

5. Dặn dò:

- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK. - Đọc trước bài 40.

TUẦN ……

Tiết …… Ngày soạn:……….

Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT

Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1- Kiến thức:

+ Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.

+ Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó. + Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.

2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích tổng hợp, khái quát hóa.

3- Thái độ:Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ.

Một phần của tài liệu giáo án sinh học lớp 12 (Trang 95)