Bài tập 1 : Dùa vào gợi ý sau, em hãy kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” theo trình tự không gian.
- Đoạn 1: Cuộc sống của gia đình An-đrây-ca.
- Đoạn 2: An-đrây-ca đi mua thuốc và tham gia vào một cuộc chơi bóng. - Đoạn 3: Ông ở nhà, lên cơn mệt dữ dội và qua đời.
- Đoạn 4: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca.
Gợi ý: Đoạn 2 và 3 là hai sự việc diễn ra cùng một lúc tại hai nơi khác nhau. Em có thể kể đoạn 3 trước đoạn 2, lưu ý đến cách chuyển đoạn
sao cho hợp lí.
Bài tập 2 : Dùa vào gợi ý sau, em hãy kể lại chuyện “Yết Kiêu” theo trình tự thời gian.
- Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông và xin nhà vua cho mình đi đánh giặc.
- Ở quê nhà, cha Yết Kiêu nhớ con và nhớ câu chuyện của hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
Gợi ý: Em xây dựng cốt truyện theo trình tự thời gian và dùa vào đó để kể lại câu chuyện.
Bài tập 3: Dùa vào nội dung đoạn trích kịch “ Ở Vương quốc Tương Lai” và giả sử Tin-tin và Mi-tin cùng lúc chia nhau ra đi thăm khu vườn kì diệu và công xưởng xanh, em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đan xen thời gian và không gian.
Gợi ý:
- Em có thể đưa ra trình tự như sau:
Đoạn 1: Trong khu vườn kì diệu, Mi-tin đang ngạc nhiên với những quả nho, quả táo thì ở công xưởng xanh Tin-tin cũng đang tròn xoe mắt với những sang chế như vật làm cho con người hạnh phóc, ba mươi vị thuốc trường sinh.
Đoạn 2: Tin-tin đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tiếp tục được thấy các vật như thứ ánh sáng chưa ai biết, máy bay trên không như con chim và máy dò tìm những kho báu trên mặt trăng tại công xưởng xanh. Khi đó, Mi- tin cũng đang tiếp tục thích thó khi được tận mắt chứng kiến những quả dưa to như bí đỏ ở khu vườn kì diệu.
- Em lưu ý đến cách chuyển từ không gian này sang không gian khác. Để câu chuyện thêm phần hấp dẫn, em có thể miêu tả ngoại hình,
hành động, thái độ của nhân vật.
Bài tập 4: Cho cốt truyện sau, em hãy kể lại câu chuyện “Ai đáng khen hơn” bằng cách đan xen giữa không gian và thời gian.
a) Bố đi làm xa, hai anh em Thá Xám ở nhà cùng với mẹ.
b) Một hôm, mẹ nhờ Thá anh vào rừng hái mười nấm hương và Thá em hái mười bông hoa đồng tiền.
c) Trên đường đi, Thá em không la cà ở đâu cả, gặp bé Sóc Vàng đứng khóc nhưng Thá em không hỏi thăm. Trên đường về, Nhím xin một bông hoa nhưng Thá em không cho vì chỉ hái đúng mười bông như lời mẹ dặn.
d) Thá anh hái rất nhiều nấm để dành cho lần sau. Trên đường về. Thá anh đã giúp cô Gà Hoa Mơ tìm bé Gà Nhíp và mang hạt dẻ về cho em, vì vậy mà Thá anh về muộn.
e) Hai anh em về nhà, thuật lại câu chuyện với mẹ. Thá mẹ khen hai anh em rất ngoan vì biết vâng lời mẹ nhưng Thá anh ngoan hơn vì biết giúp đõ và nghĩ đến người khác.
Gợi ý:
- Em xây dựng cốt truyện theo hướng đan xen giữa không gian và thời gian: Thá em đi và về –> thuật lại mọi chuyện với mẹ -> hai mẹ con cùng đợi Thá anh về –> Thá anh về thuật lại mọi chuyện với mẹ và em -> mẹ đưa ra lời nhận xét.
- Em lưu ý đến cách chuyển từ không gian này sang không gian khác, sự việc thời gian trước quay lại sự việc thời gian sau.
- Chó ý đến việc dẫn các lời nói trực tiếp, gián tiếp, miêu tả hành động của các nhân vật.
2.4. Đa dạng hoá cách mở bài và kết bài đáp ứng yêu cầu giao tiếp
nhiều cách mở đầu và kết thúc câu chuyện. Mở đầu như thế nào để tạo được sự hấp dẫn ngay từ đầu thì người nghe, người đọc truyện mới có sự hứng khởi để tiếp tục theo dõi câu chuyện. Kết thúc ra sao để đọng lại được cảm xúc nơi người thưởng thức truyện.
2.4.1. Đa dạng hóa cách mở bài đáp ứng yêu cầu giao tiếpa. Yêu cầu chung a. Yêu cầu chung
Xét về mặt giao tiếp, mở bài phải phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Có nhiều cách mở đầu một câu chuyện, dùa vào kết cấu của một bài văn kể chuyện, chúng tôi đưa ra một số cách tiêu biểu sau:
Từ lúc bắt đầu câu chuyện: còn gọi là cách mở bài trực tiếp. Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện. Cách mở bài này có thể áp dụng với mọi tình huống và đối tượng nhưng lại Ýt tạo ra được sự hấp dẫn. Trong thực tế, ta thường dùng cách mở bài trực tiếp với các em nhỏ để các em tiện theo dõi.
Từ kết thúc câu chuyện : Khi hội thoại đang bàn về vấn đề nào đó, ta tham gia vào hội thoại bằng một câu chuyện và mở đầu bằng chính kết cuộc của câu chuyện đó để mọi người nhận thấy ta đang đề cập đúng vấn đề. Ví dụ, ta có thể mở đầu câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” như sau : “Ông tôi đã mất vì một lỗi lầm của tôi. Tôi ân hận vô cùng. Chuyện là thế này,... ”. Cách mở bài này gây được sự chú ý ngay từ đầu đối với người đọc, nghe truyện và như thế mục đích giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả.
Từ tình tiết giữa truyện : Khi muốn nhấn mạnh đến một tình tiết hay một sự kiện nào đó để thu hót những người đang cùng tham gia giao
tiếp, ta có thể chọn một tình tiết giữa truyện để mở đầu câu chuyện. Cái khó trong việc lùa chon tình tiết để mở đầu câu chuyện là tình tiết Êy phải là tình tiết hay trong truyện hoặc là tình tiết phù hợp với đề tài của hội thoại. Ví dụ, nếu nhấn mạnh đến sự nhẫn nại, bền chí để đạt được ước mơ thì có thể mở đầu câu chuyện “Vào nghề” như sau: “Va-li-a đang quét dọn chuồng ngựa và còn phải cho nó ăn uống, chăm sóc nó nữa. Không phải tự nhiên mà bạn Êy phải làm công việc này. Bạn phải làm quen với chú ngựa- bạn diễn của bạn- để trở thành một diễn viên xiếc. Nguyên do là một lần nọ, Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc...”. Cách mở bài này thích hợp với đối tượng là những người thích sự gay cấn, hồi hộp.
Từ một nhận xét hay từ một bài học được rót ra: Đây là cách mở bài phù hợp với những người điềm đạm, có thời gian để ngẫm nghĩ về những lời nhận xét hay ý nghĩa của câu chuyện. Một nhận xét để mở đầu câu chuyện có thể là nhận xét về nhân vật (hình dáng, ý nghĩ, hành động), về ý nghĩa hoặc về điều gì đó mà bạn nhận ra (như Nguyễn Du mở đầu Truyện Kiều : “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”). Cách mở bài này cũng thường áp dụng trong trường hợp muốn nhấn mạnh đến nhân vật hay suy nghĩ của người kể đối với câu chuyện.