Xây dựng cốt truyện từ nội dung giao tiếp a Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG GIAO TIẾP (Trang 26)

a. Yêu cầu chung

Như chóng ta đã biết, trong một cuộc hội thoại, những người tham gia cùng trao đổi về một đề tài, nội dung nhất định. Sự thay đổi đề tài, nội dung nếu có thường là xuất phát từ những người “có vị thế giao tiếp”. Thực tế cuộc sống, chỉ những cuộc hội thoại như hội họp, giảng bài...có đề tài được thống nhất từ trước và nội dung xoay quanh đề tài này, các cuộc hội thoại còn lại thường hay thay đổi đề tài và nội dung liên tục. Vì vậy, trong khi giao tiếp, nếu cần phải kể một câu chuyện nào đó ta cần hiểu rõ nội dung giao tiếp lúc đó để kể một câu chuyện cho phù hợp và hấp dẫn người khác.

 Từ đề tài đến cốt truyện:

Cốt truyện được xây dựng nên từ đề tài của cuộc hội thoại. Nếu hội thoại đang nói về một đề tài nào đó thì nhân vật giao tiếp phải kể câu chuyện phù hợp với đề tài. Vậy khi xây dựng một cốt truyện từ đề tài, ngoài yêu cầu câu chuyện phản ánh được đề tài, người kể được phép chọn lùa nội dung câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện sao cho phù hợp với

đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp.

Trong việc dạy kể chuyện cho HS líp 4, chương trình chưa khai thác hướng dẫn HS kể chuyện từ đề tài (ở cả phân môn kể chuyện lẫn phân môn tập làm văn). Trong phân môn kể chuyện, chủ yếu là yêu cầu HS kể câu chuyện mang ý nghĩa nào đó, ví dụ như: lòng nhân hậu, lòng trung thực. Đề tài có phạm vi rộng lớn hơn, nhiều câu chuyện mang ý nghĩ khác nhau sẽ được kể xoay quanh đề tài. Ví dụ đề tài về bảo vệ môi trường có thể có các câu chuyện sau:

- Kể câu chuyện để giáo dục người khác như thế nào là bảo vệ mội trường? Cần làm gì để bảo vệ môi trường?

- Kể câu chuyện về những người có tình yêu thiên nhiên.

- Kể câu chuyện về cuộc sống của các sinh vật trong tự nhiên để khơi gợi lòng yêu thiên nhiên.

...

Trong dạy văn kể chuyện, HS tự xây mình xây dựng cốt truyện phù hợp với đề tài mà đề bài yêu cầu. Đề tài phải gần gũi và thân quen với cuộc sống của học sinh. Để phát huy tính giao tiếp và khả năng kể chuyện của HS, GV nên để các em tự chọn câu chuyện mình sẽ kể, nghĩa là HS dùa vào vốn sống của mình tự xây dựng cốt truyện, sáng tạo ra số phận và cuộc sống của nhân vật, đề ra mục đích, ý nghĩa của truyện, miễn là phù hợp với đề tài đưa ra.

 Từ nhân vật đến cốt truyện

Nội dung của một cuộc giao tiếp không chỉ đơn thuần là đề tài, là chủ đề, đôi khi một cuộc hội thoại cũng bàn tới các nhân vật và những câu chuyện xoay quanh nhân vật. Dạng hội thoại này thường thấy trong cuộc sống là những buổi toạ đàm về các bậc danh nhân trong lịch sử, những mẩu chuyện về các nhân vật nổi tiếng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội. Vì vậy, việc rèn cho HS xây dựng và phát triển cốt truyện từ nhân vật sẽ luyện tập cho các em biết cách xây dựng hội thoại và rèn kĩ năng giao tiếp.

Trong TLV kể chuyện líp 4, chương trình cũng đã chú ý để hình thành cho HS kĩ năng xây dựng cốt truyện từ nhân vật, điển hình là bài “Luyện tập xây dựng cốt truyện” (Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên) và hướng dẫn HS kể theo hai hướng, ca ngợi lòng

hiếu thảo và tính trung thực. Trong thực tế, với những nhân vật cho trước, HS có thể tượng tượng và kể nhiều câu chuyện với nội dung và ý nghĩa khác nhau. Việc lùa chọn nội dung và ý nghĩa khi kể chuyện còn tuỳ thuộc vào mục đích của câu chuyện - mở rộng ra là mục đích của cuộc giao tiếp. Ví dụ cùng nói về Bác Hồ, nếu buổi toạ đàm có mục đích ca ngợi tinh thần lạc quan cách mạng của Bác thì phải kể những câu chuyện, dẫn chứng những bài thơ khác với mục đích ca ngợi t m lòng yêu n cấ ướ . Khi xây dựng và phát triển cốt truyện từ nhân vật, người kể phải xác định mục đích của truyện để từ đó xây dựng nội dung và ý nghĩa của truyện. Điều quan trọng là dù có cùng nhân vật nhưng nội dung và ý nghĩa câu chuyện khác nhau. Do đó, GV cần chú ý hướng dẫn HS về việc miêu tả ngoại hình, dẫn lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật sao cho phù hợp với nội dung và ý nghĩa của từng câu chuyện.

Trong dạy học văn kể chuyện, ta có thể đưa ra một số nhân vật phù hợp với cuộc sống tâm lí và xã hội của HS để yêu cầu các em kể chuyện. Chúng ta có thể kèm thêm yêu cầu về mục đích, ý nghĩa câu chuyện nhưng cũng có thể để mở phần này. Nếu làm theo cách thứ nhất thì HS có phần bị hạn chế về mặt nội dung, còn nếu làm theo cách thứ hai thì HS sẽ tự sức bay bổng với sự tưởng tượng phong phú và vốn kinh nghiệm sống để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh về nội dung và mục đích, ý nghĩa.

 Từ mục đích, ý nghĩa đến cốt truyện

Việc xây dựng và phát triển cốt truyện từ mục đích, ý nghĩa có phần rõ ràng và phạm vi hẹp hơn so với việc xây dựng và phát triển cốt truyện

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG GIAO TIẾP (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w