Khi đã có cốt truyện thì cần phải biết cách phát triển câu chuyện như thế nào để đạt được mục đích giao tiếp với hiệu quả cao nhất. Trong thực tế, không phải lúc nào người ta cũng kể một câu chuyện theo trình tự thời gian. Tuỳ thuộc vào các sự việc trong câu chuyện mà chúng ta lùa chọn nhiều cách kể chuyện khác nhau. Có thể phát triển theo các hướng sau:
Theo trình tự thời gian: được sử dụng nhiều nhất. Hướng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian được sử dụng cho những câu chuyện mà các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian nhất định và tại mỗi thời điểm thì chỉ có duy nhất một sự việc, không có sự việc thứ hai. Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước và ngược lại. Kể theo trình tự này phù hợp với các đối tượng là trẻ thơ vì lối dẫn dắt sự việc theo một trình tự nhất định thì các em rất dễ theo dõi, nắm bắt sự việc.
Theo trình tự không gian: Hướng phát triển này thường được sử dụng cho những câu chuyện mà các sự việc xảy ra cùng lúc tại những địa điểm khác nhau. Kể những chuyện xảy ra tại địa điểm này, sau đó mới kể những chuyện xảy ra tại địa điểm khác. Về mặt giao tiếp, cách kể này cũng phù hợp với đối tượng trẻ thơ để các em dễ nắm bắt các tình tiết trong truyện.
Đan xen giữa không gian và thời gian: Đây là cách phát triển câu chuyện khá phức tạp, đan xen các sự việc trước – sau; sau – trước; đang kể các sự việc ở địa điểm này lại đan xen sự việc ở địa điểm khác tại thời điểm khác. Trong cuộc sống, người ta hay kể theo cách này, nhất là trong những lúc rỗi rãi kể chuyện quá khứ, hồi tưởng chuyện đã qua,..Trong văn học, đây cũng là hướng phát triển truyện được nhiều nhà văn lùa chọn vì làm cho câu chuyện trở nên phức tạp, đa dạng và hấp dẫn hơn. Xét về mặt giao tiếp, khi kể theo hướng này ta phải chú ý đến đối tượng. Đối tượng là
những người có khả năng theo dõi, ghi nhớ và phân biệt được trình tự của các sự việc, thích sự hấp dẫn, lắt léo trong các tình tiết .
Trong chương trình dạy văn kể chuyện líp 4 đã có chú ý rèn luyện cho HS cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian và không gian. Hướng phát triển câu chuyện đan xen giữa không gian và thời gian không được chú ý rèn luyện, có lẽ vì cốt truyện đưa ra để HS luyện tập còn đơn giản. Tuy nhiên, trong thực tế cách kể chuyện theo hướng này vẫn diễn ra. Vì vậy, để rèn kể chuyện cho HS theo hướng giao tiếp không thể bỏ qua việc rèn cho HS phát triển câu chuyện theo hướng này.
Để rèn cho HS có được sự đa dạng trong việc phát triển câu chuyện thì đề tập làm văn thường kèm theo yêu cầu kể chuyện theo trình tự nào. Khi ra đề cần xem xét cốt truyện, các sự việc để đưa ra yêu cầu phát triển câu chuyện hợp lí (như phần trên đã phân tích). Trong quá trình hướng dẫn HS kể, cần lưu ý đến trình tự diễn biến sự việc theo thời gian hay theo không gian. Nếu là đan xen trước – sau, sau – trước thì cần có sự hợp logic trong việc xâu chuỗi các sự kiện. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến câu, từ, ý chuyển từ không gian này sang không gian khác, từ sự việc trước sang sự việc sau,...