nói như thế nào, nói với ai đều có mục đích cả. Từ mục đích của cuộc giao tiếp để đi tìm một cốt truyện phù hợp là điều vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt trong giáo dục các nhà sư phạm vẫn thường hay lấy các câu chuyện để dạy bảo những vấn đề đạo đức cho HS.
Trong phân môn Kể chuyện líp 4 đã có rất nhiều đề bài yêu cầu HS kể một câu chuyện mang ý nghĩa nào đó, Ví dụ như kể một câu chuyện về lòng nhân hậu (tuần 3), tính trung thực (tuần 6), lòng tự trọng (tuần 7),...Tuy nhiên, các đề bài này dừng ở mức là những câu chuyện đã được nghe, được đọc; có mục đích rèn kĩ năng kể lại câu chuyện và khuyến khích HS đọc sách nhiều hơn là rèn kĩ năng tự mình xây dựng câu chuyện. Đây cũng là điểm khác nhau giữa phân môn Kể chuyện và phân môn tập TLV.
Trong phân môn TLV, để HS có thể tự mình xây dựng cốt truyện và phát triển nó thành một câu chuyện hoàn chỉnh thì GV cần chú ý hướng dẫn HS: xác định mục đích, ý nghĩa cần đạt được của câu chuyện; xây dựng cốt truyện và phát triển thành câu chuyện; xác định các nhân vật cần có trong câu chuyện. Một điều đáng lưu ý là HS có thể chọn lùa nhiều đề tài khác nhau để kể miễn sao câu chuyện nêu lên được mục đích, ý nghĩa mà đề bài nêu ra.
b. Một số dạng bài tập rèn kĩ năng xây dựng cốt truyện từ nội dunggiao tiếp giao tiếp
Bài tập 1 : Em hãy xây dựng một cốt truyện có đề tài tình bạn. Gợi ý:
chuyện em được nghe, được đọc, được chứng kiến.
Câu chuyện về sự giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.
Câu chuyện về tính tự trọng như kiên quyết không nhìn bài bạn trong giê kiểm tra.
Câu chuyện về lòng vị tha như luôn tha thứ cho bạn dù bạn có lỗi với mình.
Câu chuyện về lòng trung thực như cùng bạn trả lại của rơi cho người đánh mất.
...
- Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện.
Bài tập 2 : Em hãy xây dựng một cốt truyện có đề tài về gia đình. Gợi ý:
- Tìm những câu chuyện có đề tài gia đình: có thể là câu chuyện của chính em hoặc câu chuyện em được nghe, được đọc, được chứng kiến,
Câu chuyện về sự thương yêu, chăm sóc của những người thân trong gia đình như mẹ (hay bố) đã chăm sóc em như thế nào; bố mẹ chăm sóc ông bà ra sao?
Câu chuyện về lòng hiếu thảo. Câu chuyện về lòng trung thực.
Câu chuyện về những lần cả gia đình cùng đi nghỉ hè, những lần tham gia công tác xã hội hay một hoạt động ở địa phương ...và em rót ra được điều gì hay học hỏi được gì qua những câu chuyện đó.
Câu chuyện về anh chị em trong gia đình. ...
- Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện.
Bài tập 3 : Em hãy xây dựng cốt truyện có đề tài về tuổi thơ. Gợi ý:
- Tìm những câu chuyện có đề tài tuổi thơ để xây dựng cốt truyện: có thể là câu chuyện của chính em hoặc câu chuyện em được nghe, được đọc, được chứng kiến. Đây là một đề tài tương đối rộng, HS dễ dàng tìm thấy một câu chuyện có đề tài tuổi thơ chung quanh cuộc sống của chính các em.
Câu chuyện về những ước mơ.
Câu chuyện về ý chí vươn lên trong học tập.
Câu chuyện ca ngợi tình bạn, lòng tự trọng, lòng nhân hậu, sự thương người. ...
- Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện.
Bài tập 4 : Dùng biện pháp nhân hoá đối với các nhân vật sau : “cây xanh, bông hoa, chim hoạ mi”, em hãy xây dựng một cốt truyện có nội dung ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, khuyên con người nên bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Em nghĩ xem câu chuyện của các vật là gì? Chúng nói về những điều tốt đẹp mà chúng đã mang lại cho cuộc sống? Chuyện gì sẽ xảy ra khiến cho chúng không thể tiếp tục cống hiến? Hay chúng có còn được sống trong môi trường trong lành nữa không? Vì sao? Chúng sẽ làm gì để bảo vệ môi trường của mình?...Em tưởng tượng và xây dựng cốt truyện.
Bài tập 5 : Em hãy xây dựng một cốt truyện có các nhân vật là thành viên của một gia đình: bố mẹ và hai người con.
Gợi ý:
- Từ nhân vật đã cho, em xây dựng cốt truyện:
Câu chuyện về sự trung thực như bài tập đọc “Chị em tôi” (TV 4, tập 1, tr 59).
An-đrây-ca” (TV 4, tập 1, tr 55).
Câu chuyện về lòng hiếu thảo: Bố (hoặc mẹ) bị ốm. Hai người con đã sắp xếp việc học tập và những việc khác như thế nào để chăm sóc? Hai người con đã chăm sóc với thái độ như thế nào? làm những công việc gì ? Câu chuyện về tình đoàn kết: Một thành viên trong gia đình tham gia một cuộc thi hay gặp một khó khăn nào đó. Các thành viên còn lại đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ như thế nào? Kết quả ra sao?... Hoặc cũng có thể là cả nhà cùng tham gia một trò chơi hay một hoạt động xã hội và mọi người đã phân công cùng nhau làm việc như thế nào? ...
Câu chuyện về tình yêu thiên nhiên, bảo về môi trường: cả nhà cùng tham gia trồng cây, cùng chăm sóc vườn hoa,...
Bài tập 6 : Mét người bạn của em vừa bị điểm thấp trong môn học nên bạn rất buồn và nản chí. Em hãy xây dựng một cốt truyện với mục đích để giúp bạn có thêm nghị lực, ý chí trong học tập.
Gợi ý :
- Xác định mục đích của cốt truyện: giúp bạn có nghị lực, ý chí trong học tập.
- Tìm các câu chuyện về người có nghị lực để xây dựng cốt truyện: + Có thể là câu chuyện của chính em nếu em đã rơi vào hoàn cảnh tương tự. Em kể cho bạn biết em đã làm thế nào để lại ham thích việc học và cố gắng học thật tốt.
+ Có thể là câu chuyện em được nghe, được đọc hoặc được chứng kiến, đó là những câu chuyện về một người nào đó gặp khó khăn trong học tập cuộc sống nhưng vẫn cố gắng vươn lên hoặc gặp thất bại nhưng vẫn không nản lòng, lui ý chí mà lại cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được thành công.
về câu chuyện để bạn hiểu rõ hơn mục đích câu chuyện em kể.
Bài tập 7: Xây dựng một cốt truyện có ý nghĩa ca ngợi tình đoàn kết.
Gợi ý:
- Tìm các câu chuyện có ý nghĩa ca ngợi tình đoàn kết để xây dựng cốt truyện. Đó là câu chuyện có em tham gia hoặc câu chuyện em đã được nghe, được đọc hay chứng kiến: các câu chuyện của nhóm, tổ, lớp,...cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, một phong trào Đội,...Các bạn đã phân công nhau và cùng nhau quyết tâm thực hiện để đạt mục tiêu chung và có kết quả tốt đẹp.
- Em hãy kết thúc câu chuyện bằng một bài học, ý nghĩa về tình đoàn kết.
Bài tập 8 : Bạn em đang buồn và giận em bạn Êy vì người em luôn tranh giành phần hơn với bạn. Em hãy xây dựng một cốt truyện ca ngợi tình cảm anh chị em trong gia đình để bạn em hết giận, nhường nhịn và yêu thương em mình hơn.
Gợi ý
- Xác định mục đích của cốt truyện : kể để người bạn hết giận, nhường nhịn và yêu thương em mình.
- Tìm các câu chuyện về tình cảm anh chị em trong gia đình
Câu chuyện của chính em với anh chị hay em trong nhà hoặc câu chuyện em đã được đọc, được nghe hay được chứng kiến: có thể đó là câu chuyện về sự nhường nhịn hoặc câu chuyện về sự thương yêu, chăm sóc lẫn nhau hay giúp đỡ nhau trong học tập.
- Em hãy kết thúc câu chuyện bằng một bài học, ý nghĩa hay nhận xét về tình cảm anh chị em trong gia đình.
2.3.2. Phát triển câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau đápứng yêu cầu giao tiếp ứng yêu cầu giao tiếp