Để rèn cho HS có được sự đa dạng trong cách mở bài, các đề văn cần kèm theo yêu cầu cụ thể về cách mở bài. Khi đã thuần thục nhiều cách mở bài, các em sẽ tự chọn cho mình cách phù hợp nhất. Trong quá trình làm bài tuỳ từng yêu cầu mà ta có sự hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, cần tránh sự lặp lại giữa phần mở đầu, phần kết và các nội dung khác trong truyện. Trong chương trình đã có nhiều đề bài yêu cầu mở bài trực tiếp, vì vậy, chúng tôi đưa ra một số đề mở bài và kết bài theo các cách còn lại.
tr 112) với mở đầu là một tình tiết giữa truyện. Gợi ý :
- Em đọc lại nguyên bản truyện rồi chọn một chi tiết giữa truyện mà em thích để mở bài. (Có thể là chi tiết “Thỏ đang nhởn nhơ nhìn trời, mây, cỏ. Trong khi đó, Rùa lại đang dốc sức chạy thật nhanh. ”)
- Em chọn cách kể mà mình thích : người dẫn chuyện ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất (một nhân vật trong bài).
- Em lưu ý không lặp lại chi tiết đã chọn mở bài trong khi kể.
Bài tập 2 : Em hãy mở đầu câu chuyện “Người ăn xin” (Tiếng Việt 4- I- tr 30) bằng một lời nhận xét.
Gợi ý :
- Em đọc lại câu chuyện, chó ý các chi tiết chính “hành động của cậu bé và ông lão, cả hai cùng là những người được nhận” để đưa ra lời nhận xét.
- Em kể lại câu chuyện theo ý mình.
Bài tập 3 : Dùa vào bài thơ “Gà Trống và Cáo” (Tiếng Việt 4- I- tr 50), em hãy kể lại câu chuyện với mở đầu là một bài học.
Gợi ý :
- Em đọc lại bài thơ và suy nghĩ bài thơ khuyên em điều gì? Trả lời câu hỏi này và lấy làm mở bài.
- Phần còn lại em kể theo ý mình.
Bài tập 4 : Em kể lại câu chuyện “Chị em tôi” (Tiếng Việt 4- I- tr 59), với mở bài chính là kết thúc của câu chuyện Êy.
Gợi ý :
- Em đọc lại câu chuyện và đưa kết thúc câu chuyện lên làm mở bài, - Em có thể kết bài bằng ý nghĩa hoặc bài học của câu chuyện.
người dẫn chuyện ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất (một nhân vật trong bài).
Bài tập 5 : Dùa vào cốt truyện “Con sẻ”, em hãy kể lại câu chuyện với mở bài bằng một trong các cách sau :
a) Từ kết thúc câu chuyện. b) Từ một tình tiết giữa truyện
c) Từ một nhận xét hay ý nghĩa, bài học.
Một người đàn ông đang đi dạo cùng với con chã của mình. Bất chợt, một chú sẻ non rớt từ trên tổ xuống đất. Con chã chậm rãi đến gần nhưng thật bất ngờ một con sẻ già lao nhanh xuống như một hòn đá đang rơi. Nó rít lên, lông dựng ngược, tuy yếu ớt nhưng rất hung dữ, nó đang ra sức bảo vệ đứa con bé bỏng và sẵn sàng hi sinh thân mình. Con chã lùi lại vì nó hiểu trước mặt nó là một sức mạnh ghê gớm. Người đàn ông gọi con chã tránh xa ra và lòng đầy thán phục trước sức mạnh của con chim sẻ.
Gợi ý :
- Em chọn cách kể : người dẫn chuyện ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất (một nhân vật trong bài).
- Em chọn cách mở bài mà mình thích
* Nếu mở bài từ kết thúc câu chuyện, em có thể bắt đầu từ chi tiết sự thán phục của người đàn ông trước con chim sẻ.
* Nếu mở bài từ tình tiết giữa truyện, em có thể bắt đầu từ những hành động của con sẻ mẹ, dẫn đến sự ngạc nhiên của người đàn ông, sau đó quay trở lại từ đầu.
* Nếu mở bài từ một nhận xét, em có thể đưa ra lời nhận xét về hình dáng, hoạt động của nhân vật chính (con sẻ mẹ) hay nhận xét về sức mạnh của tình mẫu tử. Nếu mở bài từ ý nghĩa, em có thể ca ngợi hành động dũng cảm của một con sẻ bẻ nhá.
a. Yêu cầu chung
Song song với đa dạng hoá cách mở bài là phong phú hoá cách kết thúc câu chuyện. Không phải lúc nào câu chuyện cũng đều kết thúc bằng một kết quả của sự việc. Xét về mặt giao tiếp, mục đích giao tiếp ảnh hưởng đến cách kết thúc một câu chuyện.
Kết bài bằng kết thúc sự việc : còn gọi là kết bài không mở rộng. Đây là cách kết bài mà người kể đóng vai người dẫn chuyện kể lại thường áp dụng. Mục đích để người đọc tự rót ra ý nghĩa và suy nghĩ của mình về câu chuyện. Chính vì vậy, cách kết bài này không phù hợp với trẻ con, lứa tuổi đang cần sự định hướng về các chuẩn mực đạo đức nhưng lại rất phù hợp với lứa tuổi thanh niên trở lên, những người đã có thể nhận biết cái thiện- cái ác và giá trị của chân, thiện, mĩ.
Kết bài bằng một bài học, ý nghĩa : còn gọi là kết bài mở rộng. Nếu kể chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện thì đây là cách kết bài được chọn. Vì người kể cần nói lên suy nghĩ, ý nghĩa mà mình nhận được từ câu chuyện. Ngoài ra, đây là cách kết bài phù hợp với đối tượng thiếu nhi vì trẻ con cần có sự định hướng giúp phân biệt tốt, xấu một cách rõ ràng và học tập những giá trị đạo đức. Trong trường hợp trẻ con kể chuyện cho người lớn thì đây cũng là cách kết bài phù hợp vì thông qua việc rót ra bài học, ý nghĩa mà người lớn biết được sự cảm nhận và suy nghĩ của trẻ con về câu chuyện.
Kết bài bằng một cảnh vật, tình huống mới : đây là một kết bài mở về sự việc, kết thúc này có thể lại mở ra một bắt đầu mới. Tuỳ đối tượng mà người kể có hoặc không đưa thêm phần bình luận. Như phần trên đã phân tích, đối tượng trẻ con rất cần sự bình luận để được định hướng nhưng đối tượng lớn hơn thì không cần thiết. Mục đích kết bài cách này là để người thưởng thức truyện tự giải đáp những vấn đề của
tình huống mới, tự tưởng tượng sự việc của cảnh vật mới. Với HS líp 4, đây là một cách kết bài tương đối khó nhưng không có nghĩa là các em không làm được. Các em sẽ làm được nếu GV khơi gợi trí tưởng tượng để HS nghĩ đến những điều mới.