Tình hình quản lý và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốntại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ (Trang 30)

Như đã nói, huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mối liên hệ mật thiết với nhau. NHTM không chỉ cố gắng huy động thật nhiều vốn với lãi suất thấp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả, kiếm một khoản lời nhất định. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới công tác huy động vốn mà không để ý sử dụng vốn thì thì có thể sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàn không huy động đủ vốn để cho vay đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, lảm giảm uy tín của mình trên thị trường.

Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để mở rộng đầu tư tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sử dụng vốn là hoạt động nối tiếp quyết định hiệu quả của hoạt động huy động vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất. Một cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn vốn được xem là tích cực khi nó thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

- Đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết

- Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản

- Sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo hướng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội và tránh các rủi ro có thể có. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn có lợi cho kinh doanh nhưng khi lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng rất dễ dẫn đến rủi ro.

Trong những năm qua, với những cố gắng trong công tác huy động vốn, Chi nhánh NH NNO & PTNT Láng Hạ đã chủ động được nguồn vốn để cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng góp phần quan trọng trong sự thành công về cho vay của ngân hàng.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Bảng 8: Cơ cấu về thời hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn

ĐV: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Vốn huy động 5321 7275 6463 7071

- Ngắn hạn 2137 2272 2097 2982

- Trung - Dài hạn 3184 5003 4366 4089

Vốn được sử dụng

(Tổng dư nợ) 2057 2841 2155 5043

- Ngắn hạn 1269 1730 1358 1098

- Trung - Dài hạn 788 1111 797 3945

Tỷ trọng Vốn được sd

(%) 38,66% 39,05% 33,34% 71,32%

- Ngắn hạn 59,38% 76,14% 64,76% 36,82%

- Trung - Dài hạn 24,75% 22,21% 18,25% 94,48%

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,47% (9,785Tỷ) 0,76% (21,6 Tỷ) 1,9% (41,9 Tỷ) 0,5% (25,1 Tỷ)

Nguồn: Tổng hợp từ BCTK các năm 2006, 2007, 2008, 2009

Qua số liệu tỷ trọng vốn được sử dụng cho ta thấy, việc sử dụng vốn huy động được vào cho vay của Chi nhánh từ 2006 đén 2008 là chưa hiệu quả. Năm 2006 con số này ở mức 38,66%, năm 2007 tăng lên là 39,05% ,năm 2008 giảm xuống còn là 33,34%. Đây là điều đáng báo động bởi việc huy động vốn của Chi nhánh không gắn với việc đầu tư, cho vay lượng vốn đó sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2009, việc sử dụng vốn đã được cải thiện rõ rệt khi tỉ trọng vốn được sử dụng tăng mạnh lên 71,32%. Ta có thể thấy rõ hơn điều này thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn:

- Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn trung – dài hạn:

Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có được bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100%.

Qua bảng số liệu ta thấy, tình trạng cung về nguồn vốn trung – dài hạn luôn lớn hơn cầu thường xuyên xảy ra tại Chi nhánh. Cùng với xu hướng chung của tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn trung – dài hạn được sử dụng liên tiếp giảm từ năm 2006 đến 2008. Đây quả thực là một sự lãng phí vốn vô cùng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ các năm trước, đến năm 2009 việc sử dụng nguồn VHĐ của Chi nhánh vào cho vay đã có sự thay đổi rất lớn: cho

vay trung và dài hạn tăng cao lên đến 94,48%. Sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cho vay trung-dài hạn của Chi nhánh là do Chi nhánh đã có những biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng, phát triển thêm các hình thức cho vay cũng như kỳ hạn cho vay nhằm thu hút thêm khách hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay trung và dài hạn….

- Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn:

So với việc cho vay trung và dài hạn thì cho vay ngắn hạn ngân hàng sẽ thu được ít lợi nhuận hơn do lãi suất thấp hơn, nhưng bù lại nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn hơn. Đi ngược với xu hướng của nguồn vốn trung và dài hạn, việc cho vay nguồn vốn ngắn hạn hiệu quả hơn, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng không ngừng tăng qua các năm: con số này năm 2006 là 59,38% , 76,14% năm 2007 , 64,76% năm 2008, tuy nhiên giảm mạnh trong năm 2009 chỉ còn 36,82%. Do việc Chi nhánh đã thực hiện cho vay trung-dài hạn với tỉ trọng lớn nên cần phải giảm cho vay ngắn hạn để đảm bảo lượng tiền mặt tại quỹ, đảm bảo khả năng thanh khoản của Chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích trên cho ta thấy ,từ năm 2006 đến năm 2008,phần nào chủ trương của Chi nhánh là đảm bảo an toàn vốn là trên hết, chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn hơn là tập trung cho vay trung – dài hạn. Tuy nhiên đến năm 2009, việc thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu và tỉ trọng cho vay giữa ngắn hạn và trung-dài hạn của Chi nhánh là hợp lí hơn, tối đa hoa được lợi nhuận mà vẫn đảm bảo thanh khoản.

Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng trong thời gian qua cũng không ngừng tăng lên qua các năm, từ 0,47% năm 2006 lên tới 1,9% năm 2008, đến năm 2009 tỉ lệ nợ xấu đã giảm còn 0,5%. Điều này cho thấy năm 2009 Chi nhánh đã thực hiện tốt các biện pháp thu hồi khoản nợ xấu, tăng cường công việc giám sát, đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã nêu ra trong hợp đồng vay vốn…

Tóm lại, từ năm 2006 đến năm 2008, việc huy động vốn của Chi nhánh chưa gắn liền với việc sử dụng vốn, dẫn tới việc sử dụng vốn kém hiệu quả, tình trạng nguồn trung-dài hạn dư thừa nhiều gây lãng phí nguồn vốn, nợ xấu tăng khiến Chi nhánh phải trích lập dự phòng nhiều,giảm nguồn cho vay, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đến năm 2009, Chi nhánh đã có những thay đổi rất lớn trong công tác sử dụng vốn. Vốn được sử dụng cho vay trung-dài hạn với tỉ trọng lớn đem lại hiệu quả cao, nợ xấu giảm mạnh so với năm 2008 đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của Chi nhánh. Có thể nói rằng năm 2009 là năm thành công trong công tác huy động và sử dụng vốn cho vay của Chi nhánh NH Nno & PTNT Láng Hạ.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốntại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ (Trang 30)