Trong điều kiện nền KTTT, kinh tế phát triển khiến cho nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ , hiện đại hoá sản xuất... Để đáp ứng nhu cầu vốn trung - dài hạn các ngân hàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy các ngân hàng huy động vốn trung - dài hạn bằng hình thức phát hành GTCG. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp các NHTM có thể chủ động về khối
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
lượng vốn, lãi suất và thời hạn.... Nhưng nguồn vốn này thường có chi phí cao hơn các nguồn vốn khác. Trong những năm qua Chi nhánh NH NNo & PTNT Láng Hạ đều phát hành GTCG tuy tỷ trọng chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 15% so với tiền gửi dân cư) nhưng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương.
Xu hướng về số lượng cũng như tỷ trọng nguồn tiền huy động được từ việc phát hành GTCG giảm dần qua các năm, từ 4,67% năm 2006 (tương ứng với 248,5 tỷ đồng), xuống còn 2,93% năm 2007 (tương ứng với 213,03 tỷ đồng), 2,57% năm 2008 (tương ứng với 166 tỷ đồng) và năm 2009 là 2,08% (tương ứng với 147 tỷ đồng). Điều này được lý giải là do những năm gần đây ngân hàng luôn thừa vốn và hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay với hộ sản xuất nên nhu cầu đầu tư dài hạn còn thấp do đó ngân hàng chủ động giảm nguồn vốn từ phát hành GTCG để giảm bớt chi phí huy động từ đó đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Nhưng trong tương lai ngân hàng cần chú trọng phát triển nguồn vốn này vì nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn sẽ tăng lên đáng kể trong các năm tới.
2.2.5. Xem xét cơ cấu huy động vốn theo thời gian
Bảng 7: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian
ĐV: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 5321 7275 6463 7071
Ngắn hạn &
KKH 2137 40 % 2272 31 % 2097 32 % 2982 42%
Trung - Dài hạn 3184
60 % 5003 69 % 4366 68 % 4089 58%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTK các năm 2006, 2007, 2008, 2009
Nguồn vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn có xu hướng tăng dần từ năm 2007 đến 2009. Nguyên nhân có thể là do nền kinh tế đang có nhiều biến động bất lợi nên việc gửi tiền với kì hạn dài tiềm ẩn nhiều rủi ro mất giá đồng tiền, thêm vào đó là việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng ATM phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy mà tỉ trọng của VHĐ ngắn hạn và KKH tăng qua các năm. Tuy nhiên ngân hàng cần phải chú ý nếu sử dụng nguồn ngày để cho vay một cách bừa bãi, không có kế hoạch, tính toán, Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản… đây là điều mà các ngân hàng luôn cố gắng tránh để không làm ảnh hưởng tới uy tín của mình. Trái ngược với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi được dài, khách hàng đã kế hoạch hoá từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định.
Nguồn vốn trung – dài hạn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động (trung bình trong 4 năm là khoảng 64%), tăng trưởng ổn định và có xu hướng tăng về tỷ trọng qua các năm, năm 2006 là 3184 tỷ đồng (60%), năm 2007 là 5003 tỷ đồng (69%), năm 2008 là 4366 tỷ đồng (68%), đến năm 2009 con số này là 4089 tỷ đồng chiếm 58% trong tổng nguồn vốn huy động.
Được như vậy nhưng không có nghĩa là cơ cấu vốn của Chi nhánh đã hợp lý, cần phải có những biện pháp để đảm bảo cho sự tăng trưởng các nguồn vốn một cách ổn định hơn, đi kèm với tăng nguồn huy động trung – dài hạn cũng cần phải chú ý đến nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn hạn bởi đó là nguồn chính để Chi nhánh có thể thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, trung gian… qua đó mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tạo được nhiều mối quan hệ với khách hàng và phát triển thêm các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội.