a. Lịch sử hình thành
Ngƣời dân vẫn lƣu truyền câu chuyện về nguồn gốc hình thành đảo cò nhƣ sau. Vào khoảng thế kỷ 15, trận đại hồng thủy lớn đã làm vỡ đê sông Luộc, nhấn chìm gò đất cao và ngôi đền giữa cánh đồng trũng An Dƣơng. Từ đó, nƣớc không rút mà tạo thành một hồ lớn, nơi gò đất cao hình thành một đảo nhỏ. Ngƣời dân coi đây là vùng nƣớc thiêng, không bao giờ tát cạn đƣợc nên đã sống dạt ra phía ngoài hồ. Theo nhịp thời gian, cò và vạc bắt đầu đến trú ngụ ở đảo mỗi ngày một nhiều và đảo cò Chi Lăng Nam cũng bắt đầu hình thành.
Ngày nay, đảo cò đƣợc biết đến nhƣ một hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú với hơn 170 loài. Ngoài 9 loại cò trắng, cò lửa, cò hƣơng, cò nghênh, cò ngang, cò ruồi, cò diệc, cò bợ, cò đen và 3 loại vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Nepal, đảo cò còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loại chim khác nhƣ diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo,…Vào mùa chim làm tổ, từ tháng 9 năm trƣớc tới tháng 4 năm sau, có thể chứng kiến quang cảnh hàng ngàn con quần tụ kiếm ăn, phủ kín cả mặt hồ. Lòng hồ An Dƣơng cũng là nơi sinh trƣởng của rất nhiều loài cá nhƣ cá lành canh, cá mòi, cá chép, cá diếc, trắm đen, trắm cỏ, cá măng, cá mƣơng, cá thiểu, cá trôi, cá măng kìm,… có con nặng đến hơn 30kg. Ngoài ra còn nhiều loại thủy sản khác nhƣ tôm, cua, ốc, ếch, ba ba sông, ba ba gai, thậm chí một số loài còn có tên trong sách đỏ Việt Nam nhƣ tổ đỉa, rái cá. Thực vật quanh hồ chủ yếu là các cây trồng cho bóng mát và là nơi đỗ của cò, vạc, tiêu biểu là tre gai, chuối, nhãn, vải, xoan, ổi; các cây hoang dứa dại, mào gà, rau ngổ, mọc thành bụi quanh bờ phía Nam, phía Đông và các loài rong rêu, thực vật thủy sinh.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang, ngƣời đầu tiên phát hiện giá trị sinh thái của Đảo cò, thì đây là khu dự trữ thiên nhiên có mức độ ĐDSH lớn và đƣợc bảo tồn gần nhƣ nguyên vẹn duy nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Bắc. Nhiều địa điểm khác cũng có cò về sinh sống nhƣ vƣờn cò Lạng Giang (Bắc Giang), vƣờn cò Hải Lựu (Sông Lô), vƣờn cò Đồng Xuyên (Bắc Ninh)…; nhƣng việc bảo tồn luôn gặp rất nhiều khó khăn, thì đảo cò Chi Lăng Nam lại đƣợc ngƣời dân nơi đây tự nguyện bảo vệ. Nhờ đó, hệ sinh thái quanh hồ luôn đƣợc giữ ở mức độ ổn định, tạo điều kiện cho các loài sinh vật tiếp tục kéo nhau về làm tổ, bổ sung thêm mức độ ĐDSH vốn đã rất phong phú [9].
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm khai thác du lịch, hiện hệ sinh thái đảo cò vẫn đang thiếu chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ quy hoạch đồng bộ. Từ tháng 7/2009, huyện Thanh Miện đã tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái đảo cò trên diện tích hơn 67 ha, với tổng mức đầu tƣ hơn 83 tỷ đồng nhằm tạo
điều kiện thuận lợi vừa khai thác du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ dƣỡng, vừa tạo khoảng đệm cách ly bảo vệ đàn cò, giữ vững các điều kiện môi trƣờng tự nhiên. Sau 3 năm công bố, quy hoạch trên gần nhƣ vẫn chƣa đi vào thực hiện do thiếu hụt nguồn kinh phí và chƣa tìm đƣợc đối tác đầu tƣ. Do vậy, khai thác du lịch tại đây vẫn diễn ra một cách tự phát, thiếu những hoạt động gây đƣợc ấn tƣợng và tác động xấu tới môi trƣờng tự nhiên. Sau khi đƣa vào khai thác du lịch, mặt nƣớc lòng hồ dần trở nên ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải sinh hoạt và dầu máy chạy tàu. Việc đánh bẫy cò, vạc của nhân dân địa phƣơng lân cận cũng nhƣ tổ chức các dịch vụ câu cá, đánh bắt thủy sản không đƣợc kiểm soát khiến trữ lƣợng đang có nguy cơ suy giảm mạnh. Cơ sở vật chất phục vụ không đảm bảo cho du lịch (nhà vệ sinh công cộng không tự hoại, không có thùng chứa rác công cộng...), các bụi tre, cây lớn, là chỗ đậu và nơi làm tổ của cò, vạc đang chết dần do không đƣợc chăm sóc và trồng mới. Thêm vào đó là tình trạng sạt lở đất trên các đảo diễn ra một cách nghiêm trọng, mỗi năm diện tích sạt lở lên tới khoảng 100m2 (số liệu điều tra năm 2012). Để chống xói mòn, Ban Quản lý đã dùng phên tre và đổ đất, cát đóng thành bao, chăng lƣới quây bèo tây xung quanh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất giải quyết tình thế, tạm thời, việc sạt lở vẫn diễn ra, nhất là khi mƣa bão[2].
b. Đặc điểm thủy văn của hồ An Dƣơng
Đảo cò đƣợc bao bọc bởi hồ An Dƣơng, là nơi có cảnh quan đẹp với diện tích mặt hồ là 90.377,5 m2, nơi có cò sinh sống là 2 đảo nhỏ với diện tích là 7.324,5 m2(thực chất là một đảo diện tích 2,8ha và khu vực mới mở rộng ở bờ tây diện tích 3,5ha)Hồ An Dƣơng có độ sâu dao động từ 3 – 8m, chỗ sâu nhất tới 18m. Thời gian nƣớc cạn nhất diễn ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trong khi đó thời gian nƣớc cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 10. Hồ có chức năng chính là tiêu nƣớc cho thôn An Dƣơng và Triều Dƣơng ở phía trên, đồng thời cung cấp nƣớc tƣới cho cánh đồng Đống Trâu giáp ranh với hồ ở phía Đông Nam vào mùa khô [17].
i. Các dòng nƣớc chảy vào hồ
Dòng nƣớc chính chảy vào hồ qua cống tiếp nhận ở phía Tây Bắc, gần với đƣờng bộ dẫn vào hồ là kênh tiêu nƣớc của thôn Triều Dƣơng và phần lớn thôn An Dƣơng ở phía trên. Ở phía Đông Bắc của hồ, gần khu vực cánh đồng Đống Trâu còn có cống tiêu thông với sông Luộc. Vào mùa cạn cống này đƣợc mở để nƣớc từ sông Luộc chảy vào hồ (Hình 1.6).
Ngoài ra, hồ còn tiếp nhận một lƣợng lớn nƣớc mƣa từ khu vực xung quanh. Chỉ tính riêng khu vực hồ với lƣợng mƣa trung bình 1.500mm thì một năm hồ đã tiếp nhận khoảng 125.000 m3
nƣớc. Vào mùa mƣa, nƣớc từ cánh đồng Đống Trâu cũng đƣợc tháo trực tiếp xuống hồ để chống ngập úng cho lúa.
Các mạch nƣớc ngầm cũng cung cấp lƣợng nƣớc đáng kể cho hồ. Hồ còn tiếp nhận NTSH của các hộ dân sống xung quanh hồ[17].
ii. Các dòng nƣớc ra khỏi hồ
Cống tiêu chính của hồ nằm ở phía Đông Nam. Tại cống tiêu này có trạm bơm Mi Động hoạt động với công suất 3.000 m3/giờ, để bơm nƣớc ra sông Luộc vào mùa mƣa. Ngoài ra, vào mùa mƣa cống tiêu ở phía Đông Bắc hồ, gần cánh đồng Đống Trâu đƣợc mở để nƣớc của hồ thoát ra sông Luộc [4].
Hình 1.6. Hệ thống thủy văn khu vực hồ An Dƣơng c. Hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên
i. Hệ thực vật trên đảo cò và xung quanh
Trên đảo cò và xung quanh hồ An Dƣơng có nhiều loài thực vật trồng, thực vật hoang dại và các loài thực vật thủy sinh.
Thực vật trồng: Các hộ dân sống gần hồ trồng các loại cây tre, chuối, nhãn,
vải, xoan, ổi, bàng, đại, bƣởi, cam, táo ta, hồng xiêm, quýt, trứng gà, chanh... đó là Chú thích:
Dòng nƣớc chảy vào hồ qua cống vào phía Tây Bắc Dòng nƣớc ra khỏi hồ qua cống tiêu phía Đông Nam
Cống tiêu phía Đông Bắc (thoát nƣớc vào mùa mƣa và chảy vào hồ vào mùa khô) Điểm nhận nƣớc thải sinh hoạt
các cây trồng ăn quả, cho bóng mát và là nơi đỗ của cò, vạc, nhất là các hộ dân khu bán đảo, đối diện với Đảo cò.
Thực vật hoang dại: Bao gồm các loài nhƣ: xấu hổ, dứa dại, cà gai, rau dệu,
sung, duối, gáo, cỏ mần trầu...Những cây hoang dại này mọc thành bụi gần bờ, đặc biệt là bờ phía Nam và phía Đông của hồ.
Thủy sinh vật: Bao gồm các loài nhƣ: rong đuôi chó, bèo cái, bèo tây, rau ngổ, bèo tấm, cây lƣỡi mác...
ii. Thống kê các loài động vật trên cạn tại Đảo cò
Hệ động vật của khu vực đảo cò bao gồm có động vật trên cạn thuộc khu vực 2 đảo cò và hệ động vật nƣớc của hồ An Dƣơng. Động vật cạn trên khu vực 2 đảo cò chủ yếu là các loài chim. Theo nhiều nghiên cứu thì khu vực đảo cò này có thành phần chim đa dạng và phong phú hơn hẳn so với các khu vực khác của đồng bằng sông Hồng. Hệ chim của đảo cò có khoảng 51 loài, thuộc 12 bộ, 31 họ và 42 giống. Trong đó có nhiều loài chim quý nhƣ: bồ nông, le le, mòng, két, cú mèo…Thành phần các loài chim của đảo cò đƣợc tổng hợp trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ chim khu vực đảo cò Chi Lăng Nam
TT Tên Bộ Số họ Số loài 1 Bộ Ngỗng-Anseriformes 1 1 2 Bộ Chim Lặn-Podicipediformes 1 1 3 Bộ Hạc-Ciconiipormes 1 10 4 Bộ Bồ Nông-Pelecaniformes 1 1 5 Bộ Cắt-Falconiformes 2 3 6 Bộ Sếu-Gruiformes 1 2 7 Bộ Rẽ-Charadriiformes 1 1 8 Bộ bồ câu-Columbiformes 1 2 9 Bộ Cu Cu-Cuculiformes 1 2 10 Bộ Cú-Striciformes 1 2 11 Bộ Sả-Coraciifomes 1 3 12 Bộ Sẻ-Passeriformes 17 24 Tổng cộng 31 51
Nguồn: Trần Hải Miên, 2008
Hệ động vật thủy sinh: Hồ An Dƣơng với diện tích mặt nƣớc và độ sâu tƣơng đối lớn đƣợc cho là nơi sống lý tƣởng của nhiều loài cá và thủy sinh vật. Trong đó có nhiều loài quý hiếm thuộc danh mục sách đỏ của Việt Nam nhƣ: tổ đỉa, rái cá, cá ngạnh, cá vền và cá măng kìm…
Theo ý kiến của ban quản lý đảo cò cho biết thì trong những năm gần đây do ngƣời dân trong khu vực có ý thức bảo vệ tốt, tình trạng săn bắn các loài chim, cò không còn nên số lƣợng các loài chim về cƣ trú tại khu vực 2 đảo cò ngày càng tăng lên. Trong đó, có sự xuất hiện của một số loài mới là cò nhạn(cò ốc -
Anastomus oscitans là loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, 2007) – mới về cƣ trú tại
đảo cò trong 1 – 2 năm gần đây[13].
iii. Đặc điểm sinh thái của một số loài chim đặc trƣng
Đảo cò Chi Lăng Nam có một số loài chim với những đặc điểm sinh thái sau.
1. Le hôi – Tachybaptus ruficollis
Le hôi là loài chim định cƣ phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Ở đảo cò le hôi sống rải rác quanh năm ở vùng hồ nƣớc. Loài này thƣờng kiếm ăn ở nhiều cây thuỷ sinh, cỏ lác, rong vải... Theo kết quả theo dõi của Vũ Thi Châu cho thấy loài chim này bắt đầu tha rác về làm tổ đẻ trứng từ đầu tháng 4 đến tháng 5 đã thấy đàn chim mẹ và chim con bơi kiếm ăn trên mặt hồ. Tổ le hôi thƣờng đƣợc làm trên các cành cỏ lác do chim bẻ cong lại. Lớp trong của tổ là cỏ, rong, rêu. Đƣờng kính ngoài của tổ 30 – 35cm, lòng tổ 20 – 25cm. Số trứng mỗi lứa từ 3 – 5 quả, kích thƣớc trứng trung bình 36 x 26cm, thời gian ấp trứng kéo dài từ 19 – 26 ngày. Vào mùa sinh sản, le hôi chủ yếu tập trung làm tổ trên một số cây ăn quả lâu năm ở vùng đất liền bao quanh đảo. Mùa đông, le hôi họp thành từng đàn từ 3 – 5 con, số lƣợng le hôi nhiều nhất là vào tháng 11 khoảng 87 con. Về thức ăn, theo Trịnh Tác Tân (1963), thức ăn le hôi là cá nhỏ, tôm tép, côn trùng ở nƣớc, thực vật thuỷ sinh đôi khi cả cua, ốc, trạch…
2. Sâm cầm – Fulica atra
Sâm cầm là loài chim di cƣ đông, thời gian sâm cầm xuất hiện ở Chi Lăng Nam phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết trong từng năm. Theo ngƣời dân ở đây cho biết thƣờng khi bắt đầu có “sấm” (khoảng trung tuần tháng 11) là sâm cầm bay về đảo. Theo Võ Quý thì sâm cầm ăn các loại sinh vật thuỷ sinh, cá nhỏ, tép, côn trùng thuỷ sinh, ốc…
3. Gà lôi nƣớc – Hydrophasianus chirurgus
Gà lôi nƣớc là loài chim định cƣ. Ở đảo cò Chi Lăng Nam, trong khoảng thời gian từ trung tuần tháng 2 đến đầu tuần tháng 4 thƣờng thấy 1 đến 2 đàn gà lôi nƣớc từ nơi khác di cƣ đến đây để kiếm ăn trong ngày. Chúng kiếm ăn và di chuyển theo đàn, mỗi đàn từ 16 đến 27 con. Theo Vũ Thị Châu (2012) thì tác giả chỉ quan sát đƣợc gà lôi nƣớc di chuyển kiếm ăn ở khu vực xã An Dƣơng, số lƣợng nhiều nhất đếm đƣợc trong tháng 3/2012 là 45 con. Đây là khoảng thời gian ngoài mùa sinh sản. Theo S.Baker (1929) thì tổ gà lôi nƣớc làm bằng cỏ và cây thuỷ sinh, đặt
trên mặt đất hoặc trên lá lớn nổi trên mặt nƣớc. Mỗi lứa chim đẻ 4 trứng, vỏ trứng màu vàng hay nâu nhạt, kích thƣớc trứng trung bình 37,4cm x 26,6cm. Về thức ăn gà lôi thì theo Võ Quý thƣờng bao gồm ốc và hạt thực vật thuỷ sinh.
4. Mòng két – Anlas crecca
Mòng két là loài chim cƣ trú đông, ở đảo cò Chi Lăng Nam mòng két thƣờng xuất hiện từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Số lƣợng mòng két nhiều nhất vào khoảng tháng 12/2011 khoảng 150 con. Mòng két thƣờng kiếm ăn ở vực nƣớc cạn có nhiều thực vật thuỷ sinh. Ở khu vực đảo cò mòng két chủ yếu tập trung kiếm ăn ở hồ An Dƣơng. Thức ăn chủ yếu của mòng két là ốc, lúa, thực vật thuỷ sinh. [12]
5. Cò bợ - Asdeola bacchus
Ở đảo cò Chi Lăng Nam, ngoài một chủng quần cò bợ có số lƣợng không nhiều sống định cƣ quanh năm ở đây thì có một chủng quần có số lƣợng rất lớn di cƣ tạm thời đến kiếm ăn và trú ngụ qua đêm. Cò bợ kiếm ăn ở chỗ nƣớc cạn có nhiều cây thuỷ sinh và cỏ mọc ở phía trong hồ nƣớc. Ngoài ra còn một số lƣợng nhỏ cò bợ cũng kiếm ăn tản mát ở ruộng lúa phía trong đê. Theo Võ Quý cò bợ thƣờng ăn cá nhỏ, ấu trùng, nhái và ốc. Cò bợ bắt đầu đến di trú nhiều ở đảo cò vào giữa tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trong thời gian này, tuỳ theo độ dài ngày, cứ vào buổi chiều, các đàn cò bợ từ 5 – 10 con lại bay về khu vực đảo cò Chi Lăng Nam chủ yếu từ hƣớng Đông Nam. Trƣớc khi đậu xuống đảo, chúng thƣờng lƣợn nhiều vòng. Ban đêm chúng thƣờng tập trung trú đêm trên các đám cỏ lau lác khô cạn trong đầm. Khi bắt đầu bình minh, các đàn cò bợ bay lên đậu xuống từ 2 – 5 lần trƣớc khi bay đi kiếm ăn, chỉ còn lại một số không nhiều kiếm ăn trong hồ. Số lƣợng cò bợ đếm đƣợc nhiều nhất ở đảo cò Chi Lăng Nam vào tháng 12/2011 khoảng 1100 con. [12]
6. Cò trắng hay cò ngàng nhỏ – Egretta gazetta
Chủng quần cò trắng đến di cƣ ở đảo cò Chi Lăng Nam bắt đầu tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau. Đây có lẽ là chủng quần từ phƣơng bắc đã về đây trú đông. Chúng thƣờng bay từng đàn từ 25 – 45 con. Chúng kiếm ăn ở những vực nƣớc cạn trong đầm, một số kiếm ăn rải rác trong các ruộng lúa. Khi kiếm ăn các loài chim này thƣờng lội vội vã, vừa lội vừa dùng chân khuấy ở đáy nƣớc để xua cá tôm khỏi chỗ ẩn nấp. Theo Võ Quý (1971) thức ăn chính của cò trắng là cá nhỏ, tôm, tép... Một đặc điểm rất đáng chú ý là loài cò thƣờng trú đêm trên các bụi tre, bụi cây lớn rậm rạp. Đặc thù của đảo cò Chi Lăng Nam là hệ sinh thái đất ngập nƣớc và hệ sinh thái cây lâu năm nên rất thuận lợi cho các loài này. Số lƣợng cò xuất hiện nhiều vào tháng 1/2012 khoảng 550 con.
Chủng quần cò ngàng lớn đến cƣ trú ở đảo cò Chi Lăng Nam muộn hơn một chút so với cò trắng khoảng nửa tháng, bắt đầu từ trung tuần tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chúng kiếm ăn ở những vực nƣớc cạn trong hồ ven đảo. Khi kiếm ăn loài