a. Phân cấp khu bảo tồn
Theo điều 7 – tiêu chí phân cấp khu bảo tồn của nghị định 65/2010/NĐ – CP hƣớng dẫn thi hành luật Đa dạng sinh học nhƣ sau:
1. Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học.
2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phƣơng, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phƣơng đó;
b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trƣờng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dƣỡng.
3. Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Là nơi sinh sống thƣờng xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cƣ;
b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trƣờng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dƣỡng.
4. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Có cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhƣng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;
b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trƣờng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dƣỡng.
Dựa vào sự phân loại trên có thể thấy đảo cò Chi Lăng Nam có đủ điều kiện đáp ứng để trở thành khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh vì:
- Đây là nơi cƣ trú thƣờng xuyên của một số loài chim nƣớc với số lƣợng quần thể rất lớn, chủ yếu là các loài cò, Vạc,...Theo nhiều nghiên cứu thì khu vực này có thành phần chim đa dạng và phong phú hơn nhiều so với các khu vực khác của đồng bằng sông Hồng. Hệ chim của khu vực đảo cò có khoảng 51 loài, thuộc 12 bộ, 31 họ và 42 giống. Trong đó có nhiều loài chim quý nhƣ: bồ nông, le le, mòng, két, cú mèo… (Trần Hải Miên, 2008).
Trong những năm gần đây, số lƣợng hệ chim của khu vực đảo cò có xu hƣớng gia tăng về số lƣợng, đặc biệt có sự xuất hiện của loài cò Ốc (Anastomus oscitans) một loài chim quý đƣợc ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
- Đảo cò Chi Lăng Nam cũng là nơi có giá trị đặc biệt cho du lịch, mỗi năm thu hút đƣợc lƣợng khách đến tham quan tƣơng đối đông và đây cũng đã bắt đầu đƣợc quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, đƣợc đầu tƣ bƣớc đầu của ngân sách bảo vệ môi trƣờng và ĐDSH của tỉnh.
c. Định hƣớng phát triển đảo cò Chi Lăng Nam theo khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh có điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của vùng
Theo quy luật sinh thái học thì mỗi một phạm vi không gian sống xác định chỉ có một sức tải (sức mang) của môi trƣờng nhất định [5]. Ngoài ra, theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008, Nhà nƣớc cấm không cho săn bắn trong các khu bảo tồn các cấp. Do đó, với điều kiện thực tế tại khu đảo cò Chi Lăng Nam, số lƣợng loài cò đã phát triển vƣợt bậc và đang gây sức ép tới môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ đối với các loài sinh vật khác. Khi đàn cò phát triển quá mạnh ngoài sức tải của môi trƣờng không tránh khỏi sẽ dẫn đến cạnh tranh giữa loài đặc hữu về nguồn thức ăn và không gian sống, một số loài đặc hữu số lƣợng ít sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt. Để có thể phát triển bền vững hệ sinh thái cũng nhƣ để bảo tồn một số loài cò đặc hữu nằm trong sách đỏ, cần có sự kiểm soát số lƣợng đàn cò, đặc biệt với một số loài ƣu thế trong quần xã.
Một trong những điều kiện cần thiết để định hƣớng phát triển bảo tồn đàn cò theo hƣớng khu bảo tồn loài – sinh cảnh là xác định đƣợc vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn. Vùng đệm và vùng lõi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đƣợc ranh giới giữa các vùng bảo tồn trọng tâm, từ đó có thể đƣa ra đƣợc các quyết sách và biện pháp bảo tồn chính xác.
Vùng lõi (core zone) là vùng không có tác động của con ngƣời, trừ một số hoạt động nghiên cứu giám sát mang tính khoa học, có thẻ duy trì một số hoạt động truyền thống phù hợp với ngƣời dân địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Đối với khu vực Đảo cò, chúng ta có thể coi vũng lõi bao gồm đảo cũ, đảo mới và khu vực mặt nƣớc tiếp giáp với các đảo.
* Vùng đệm (buffer zone)
Vùng đệm là vùng bao quanh tiếp giáp khu bảo tồn có tác dụng ngăn chặn giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn. Nhƣ vậy chức năng chính của vùng đệm là bảo vệ khu bảo tồn. Có thể cụ thể hóa vai trò của vùng đệm nhƣ sau:
- Góp phần vào việc bảo vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh (chỉ có khu bảo tồn là đƣợc bảo vệ chứ hiện nay vẫn chƣa đề cập đến vấn đề bảo tồn vùng đệm)
- Tạo điều kiện mang lại cho những ngƣời dân sinh sống trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn. Nâng cao thu nhập cho ngƣời dân bằng các hoạt động kinh tế mà không ảnh hƣởng đến khu bảo tồn. Không phát triển các ngành kinh tế nhƣ công nghiệp, các hoạt động sản xuất chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
- Ngăn chặn giảm nhẹ sự xâm hại của con ngƣời tới khu bảo tồn là sự xâm nhập của chính ngƣời dân vùng đêm.
Đối với vùng đệm, khu vực đảo cò có thể xác định là toàn bộ vùng mặt nƣớc hồ An Dƣơng và thôn An Dƣơng.
Hình 3.4. Cò Nhạn (Cò Ốc)Anastomus oscitans và đảo cò Chi Lăng Nam